Toan 7 sua xong

Chia sẻ bởi Hòang Phi Hồng | Ngày 25/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: toan 7 sua xong thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 18 tiết PPCT: 18
TG: 07/12-12/12/2009

BÀI 33,34: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

I. MỤC TIÊU:
Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết điện S của cuộn dây.
Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay .Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều,chỉ ra được Rôto và Stato của mỗi loại máy.
Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện liên tục.
Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
II. CHUẨN BỊ:
Nhóm học sinh
-Một cuộn dây dẫn Kín có hai bóng đèn LED mắc song song , ngược chiều vào mạch điện
-Một nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng
-Một mô hình cuộn dây quay trong từ truờng của NC
Giáo viên : 1 bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây Kín có mắc hai bóng đèn LED song song ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ.
+ Gọi HS lên trả bài.
+ Câu 1: Phát biểu về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
+ Nhận xét câu trả lời của các em học sinh.
Hoạt động 2: Tạo tình huống có vấn đề.
+ Tạo tình huống giống như trong sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiều của dòng điện cảm ứng.
+ Yêu cầu các em quan sát hình 33.1 SGK và tiến hành làm thí nghiệm cho các em quan sát.
+ Yêu cầu các em quan sát và rút ra kết luận giống như trong sách giáo khoa.
+ Giải thích cho các em nắm về dòng điện xoay chiều sau đó cho các em ghi chép kết luận vào trong vở bài học.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
+ Yêu cầu các em quan sát hình 33.2 và hình 33.3. Sau đó bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để các em quan sát.
+ Yêu cầu các em thảo luận nhóm và rút ra kết luận.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
+ Yêu cầu các em quan sát hình 34.1 và 34.2 sau đó các em thảo luận nhóm để hoàn thành các câu C1, C2.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận và rút ra kết luận.
Hoạt động 6: Tìm hiểu Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật.
+ Gọi 1 HS đọc phần thông tin trong sách giáo khoa và rút ra nhận xét.
+ Yêu cầu các em thảo luận nhóm để hoàn thành câu C3.
+ Nếu có thời gian thì làm các bài tập vận dụng của bài 33.
Hoạt động 7: Củng cố và dặn dò.
+ Hỏi HS những kiến thức có liên quan đến bài học.
+ Yêu cầu các em đọc phần ghi nhớ SGK và phần “ Có thể em chưa biết”.
+ Dặn dò các em về nhà học bài và xem trước bài tiếp theo.
+ Đối với HS yếu, trung bình thì học thuộc bài, và xem trước bài tiếp theo.
+ Đối với học sinh khá, giỏi thì ngoài những nhiệm vụ trên thì phải soạn bài trước ở nhà.


+ Chú ý lắng nghe câu hỏi của GV và sẵn sàng để trả lời.

+ Chú ý lắng nghe.



+ Lắng nghe.





+ Quan sát hình sách giáo khoa và quan sát GV làm thí nghiệm.

+ Cử đại diện nhóm rút ra kết luận.


+ Chú ý lắng nghe và rút ra kết luận và ghi chép vào trong vở bài học.





+ Quan sát giáo viên làm thí nghiệm.




+ Thảo luận nhóm và rút ra kết luận.





+ Quan sát hình ảnh sau đó thảo luận nhóm và hoàn thành các câu C1, C2.

+ Thảo luận nhóm và rút ra kết luận.




+ Cử đại diện nhóm đọc phần thông tin trong SGK và rút ra nhận xét.
+ Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C3.

+ Giải theo cầu của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hòang Phi Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)