TO CHUC LOP HOC VNEN

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Lựu | Ngày 09/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: TO CHUC LOP HOC VNEN thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VẦ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐĂK TÔ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KON TUM
3.2.1. Hội đồng tự quản học sinh: HS bỏ phiếu bầu HĐTQ dưới sự tư vấn của GV, HS, PHHS cũng như các tổ chức khác. Đây là một biện pháp giáo dục đạo đức, tình cảm và xã hội của HS, giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; giúp các em hiểu được quyền ứng cử, quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ.
Đặc biệt là giáo dục ý thức trách nhiệm khi các em thực hiện những quyền và bổn phận của mình. HS tổ chức HĐTQ và thành lập các Ban thực thi các nhiệm vụ học tập, các hoạt động khác,… dưới sự hướng dẫn của GV.
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS
Bảng theo dõi sĩ số do HS tự điền để đánh dấu ngày đi học của mình. Giúp các em thấy được việc đi học là tự giác, vui vẻ, thoải mái. Đi học là cần thiết, phải đi học đúng giờ, có trách nhiệm trong việc học tập.,
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS
Nội quy lớp do các em đề ra, sau đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự viết, vẽ, trang trí và cam kết thực hiện
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS
Có nhiều cách thiết kế nội quy rất sinh động, thu hút sự chú ý HS, giúp các em nhớ và thực hiện nội quy một cách tự giác
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS



Hộp thư: “Điều em muốn nói” để HS bày tỏ ý kiến của mình, những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị, những thắc mắc cần giải đáp trong học tập, trong cuộc sống …mà các em không dám hoặc không thể nói trực tiếp.
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS



Hòm cam kết giúp HS tập trung vào các lĩnh vực mà các em muốn hoàn thiện. HS ghi những điều mà các em quyết tâm thực hiện để vượt qua chính mình, để vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS



Hộp thư vui chứa đựng những câu nói, mẩu chuyện, hình ảnh,… HS yêu thích, cảm thấy vui vẻ, thoải mái, những gì là tốt đẹp với các em. Khi thấy buồn rầu hay tức giận, các em tìm niềm vui ở những thứ trong đó.
Nội dung trong hộp thư vui thường xuyên được bổ sung, thay đổi.
Một số công cụ để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản HS
Hộp thư kết bạn giúp HS bày tỏ tình cảm bạn bè, nhờ giúp đỡ nhau, góp ý xây dựng cho nhau,…
3.2.2. Góc học tập :
Là nơi để các đồ dùng dạy - học được cấp, đồ dùng sưu tập và tự làm của GV và HS; đáp ứng tức thời nhu cầu dạy học; hỗ trợ hiệu quả cho dạy học theo nhóm, hình thành phương pháp tự học . Ngoài ra khuyến khích GV, HS sáng tạo trong làm ĐDDH. Ở lớp có HS DTTS, xây dựng môi trường Tiếng Việt thể hiện trong Góc học tập qua Góc môn Tiếng Việt
Góc môn Tiếng Việt
Cây từ vựng để các em HS ghi những âm, vần, từ ngữ mới, tục ngữ, thành ngữ,… và có sự thay đổi liên tục.
Góc môn Toán
để những đồ dùng phục vụ cho việc dạy học Toán
Góc môn Tự nhiên-Xã hội
Những đồ dùng để dạy học môn TN-XH đồng thời cũng là một góc thiên nhiên thu nhỏ làm cho lớp học xanh hơn, mát hơn, đẹp hơn.
Một số đồ dùng khác trong góc học tập
Một số đồ dùng trong góc học tập
Đầu CD, màn hình giúp các em tiếp cận kiến thức một cách cụ thể, sinh động, hữu ích
HS xem băng hình vẽ tranh chủ đề:
EM YÊU KHOA HỌC
Một số đồ dùng trong góc học tập
Một số đồ dùng trong góc học tập
Những câu tục ngữ, châm ngôn, lời hay ý đẹp,… được cô và trò cùng nhau viết, vẽ, trang trí nhằm giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.
3.2.3. Thư viện lớp học: mang đến cho HS cơ hội được tiếp cận nhiều thông tin một cách thuận tiện, phục vụ trực tiếp, tức thời cho dạy học, hỗ trợ PP tự học; xây dựng ý thức tự bảo quản, giữ gìn sách.
Một số thư viện lớp học
Một số thư viện lớp học
Một số thư viện lớp học
Một số thư viện lớp học
Thư viện xanh – TH Nguyễn Khuyến – ĐăkTô – Kon Tum
Thư viện xanh – TH Nguyễn Bỉnh Khiêm – DakTo – Kon Tum
3.2.4. Góc cộng đồng:
Mô tả đơn giản mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng địa phương. Cung cấp cho HS những kiến thức về đời sống sản xuất, sinh hoạt, về văn hóa ở địa phương… ; tạo không khí gần gũi, thân thiện cho HS ( nhất là HSDTTS); như là một biểu hiện của sự gắn kết giữa nhà trường và cộng đồng.

Sơ đồ cộng đồng là sự mô tả một cách đơn giản về cộng đồng địa phương, quan trọng nhất là ngôi nhà nơi các em sinh sống. Sơ đồ này do GV, HS và CMHS cùng xây dựng, nó giúp chúng ta:
- Hiểu được khoảng cách mà mỗi em HS phải đi từ nhà đến trường.
- Xác định xem vị trí trường học có thuận tiện so với nơi các em sinh sống hay không.
- Biết đường đi đến thăm các gia đình trong cộng đồng.
- Phục vụ du khách tham quan hay dân cư mới đến.
Ngoài ra sơ đồ là biểu hiện cụ thể về sự gắn kết giữa cộng đồng và nhà trường .
Một số sơ đồ cộng đồng
Một số sơ đồ cộng đồng
Một số sơ đồ cộng đồng
Mỗi lớp học có sự tổ chức, thiết kế, sắp xếp các điều kiện hỗ trợ dạy học tích cực theo sự sáng tạo của GV và HS
Khoảng không gian dưới gầm cầu thang cũng được tận dụng để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
Tượng đài chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh – huyện ĐăkTô – tỉnh kon Tum
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Lựu
Dung lượng: 39,53MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)