TLV số 7
Chia sẻ bởi Phạm Giang |
Ngày 05/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: TLV số 7 thuộc Nhà trẻ
Nội dung tài liệu:
Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Tuy lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng nó lại chứa đựng, lời tâm tình ngọt ngào, tha thiết bao trùm lên cảm xúc của nhà thơ. Từ xưng hô “Con….Bác” là cách gọi thân thương của đồng bào miền Nam đối với Bác, nó thể hiện sự ngậm ngùi và lòng thành kính của tác giả . Đặc biệt, nó đã thể hiện tình cảm của người con ở xa với nỗi nhớ thương ấp ủ bấy lâu nay đang bắt đầu trào dâng, thổn thức khi ra thăm lăng Bác. Từ cảm xúc chủ đạo của câu thơ đầu, ta lại nhận thấy yếu tố thực và ảo trong những câu sau:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Tác giả đã khéo léo chọn hình ảnh cây tre làm cái nhìn đầu tiên khi thăm lăng Bác. Hình ảnh này đã quá thân thuộc và gần gũi với quê hương, đất nước, đã in sâu vào tiềm thức của tác giả. Đây là hình ảnh ẩn dụ gây ấn tượng mạnh, nó còn là biểu tượng của những phẩm chất cao quý hiện diện trong một dân tộc Việt Nam “mộc mạc, thanh cao, ngay thằng, bất khuất…” mà Thép mới đã viết. Không chỉ vậy, từ cảm thán “Ôi” còn biểu thị niềm xúc động tự hào, chất chứa bao nỗi niềm dâng trào trong tâm khảm nhà thơ lúc này, trào đang bao niềm hạnh phúc được nhìn hàng tre mờ trong sương bên lăng Bác. Như vậy, nhà thơ đã đến với Bác bằng cả tình cảm của người con trở về với người cha thân yêu của mình, tình cảm của người dân đối với lãnh tụ kính yêu, của một con người cùng chung lí tưởng, cùng chung một đội ngũ được trở về với Người đã thắp sáng lí tưởng ấy. Qua đó, ta thấy cả dân tộc Việt Nam như đang quây quần bên Bác, canh cho Bác giấc ngủ bình yên.
Không dừng lại ở đó, nét đặc sắc của bài thơ còn là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
“Mặt trời trên lăng” là hình ảnh thực – là mặt trời của trái đất , là nguồn sáng rực rỡ và vĩnh hằng nhất thế gian. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” làm ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, yêu nước thương dân của Bác. Tác giả đã so sánh cái trường tồn, vĩnh hằng của mặt trời với cái vĩ đại, sự bất diệt của Bác, đó quả là một sự so sánh độc đáo, giàu sáng tạo. Mặt trời trong lăng chính là hình ảnh ẩn dụ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thơ đã nâng hình ảnh mặt trời trong lăng lên tầm cao cả, lên tầm vũ thể hiện ý ngợi ca về sự vĩ đại, nguồn ánh sánh và sự vĩnh hàng. Cùng với hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” là hình ảnh của “tràng hoa” khiến người đọc phải hình dung là chính mình đang hòa vào dòng người thương nhớ Bác để tô thắm thêm những mùa xuân tuyệt vời Bác đã trọn hiến dâng cho đất nước:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Dường như không phải mọi người đến viếng một thi hài mà là đến thăm một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hoàn toàn hy sinh cho nước cho dân. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” là sự so sánh dòng người xếp hàng vào thăm lăng Bác, những tràng hoa dài bất tận. Đây thật sự là một so sánh hết sức sinh động , tự nhiên và thuần nhuyễn.Điều này còn được thể hiện qua điệp từ “ngày ngày” được lặp lại hai lần diễn tả một thời gian hầu như là vĩnh cửu, dài vô tận, nó cũng là tượng trưng cho nỗi long khôn nguôi nhớ Bác của đồng bào miền Nam.
Bước vào trong lăng
Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Tuy lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng nó lại chứa đựng, lời tâm tình ngọt ngào, tha thiết bao trùm lên cảm xúc của nhà thơ. Từ xưng hô “Con….Bác” là cách gọi thân thương của đồng bào miền Nam đối với Bác, nó thể hiện sự ngậm ngùi và lòng thành kính của tác giả . Đặc biệt, nó đã thể hiện tình cảm của người con ở xa với nỗi nhớ thương ấp ủ bấy lâu nay đang bắt đầu trào dâng, thổn thức khi ra thăm lăng Bác. Từ cảm xúc chủ đạo của câu thơ đầu, ta lại nhận thấy yếu tố thực và ảo trong những câu sau:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Tác giả đã khéo léo chọn hình ảnh cây tre làm cái nhìn đầu tiên khi thăm lăng Bác. Hình ảnh này đã quá thân thuộc và gần gũi với quê hương, đất nước, đã in sâu vào tiềm thức của tác giả. Đây là hình ảnh ẩn dụ gây ấn tượng mạnh, nó còn là biểu tượng của những phẩm chất cao quý hiện diện trong một dân tộc Việt Nam “mộc mạc, thanh cao, ngay thằng, bất khuất…” mà Thép mới đã viết. Không chỉ vậy, từ cảm thán “Ôi” còn biểu thị niềm xúc động tự hào, chất chứa bao nỗi niềm dâng trào trong tâm khảm nhà thơ lúc này, trào đang bao niềm hạnh phúc được nhìn hàng tre mờ trong sương bên lăng Bác. Như vậy, nhà thơ đã đến với Bác bằng cả tình cảm của người con trở về với người cha thân yêu của mình, tình cảm của người dân đối với lãnh tụ kính yêu, của một con người cùng chung lí tưởng, cùng chung một đội ngũ được trở về với Người đã thắp sáng lí tưởng ấy. Qua đó, ta thấy cả dân tộc Việt Nam như đang quây quần bên Bác, canh cho Bác giấc ngủ bình yên.
Không dừng lại ở đó, nét đặc sắc của bài thơ còn là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
“Mặt trời trên lăng” là hình ảnh thực – là mặt trời của trái đất , là nguồn sáng rực rỡ và vĩnh hằng nhất thế gian. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” làm ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, yêu nước thương dân của Bác. Tác giả đã so sánh cái trường tồn, vĩnh hằng của mặt trời với cái vĩ đại, sự bất diệt của Bác, đó quả là một sự so sánh độc đáo, giàu sáng tạo. Mặt trời trong lăng chính là hình ảnh ẩn dụ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thơ đã nâng hình ảnh mặt trời trong lăng lên tầm cao cả, lên tầm vũ thể hiện ý ngợi ca về sự vĩ đại, nguồn ánh sánh và sự vĩnh hàng. Cùng với hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” là hình ảnh của “tràng hoa” khiến người đọc phải hình dung là chính mình đang hòa vào dòng người thương nhớ Bác để tô thắm thêm những mùa xuân tuyệt vời Bác đã trọn hiến dâng cho đất nước:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Dường như không phải mọi người đến viếng một thi hài mà là đến thăm một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hoàn toàn hy sinh cho nước cho dân. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” là sự so sánh dòng người xếp hàng vào thăm lăng Bác, những tràng hoa dài bất tận. Đây thật sự là một so sánh hết sức sinh động , tự nhiên và thuần nhuyễn.Điều này còn được thể hiện qua điệp từ “ngày ngày” được lặp lại hai lần diễn tả một thời gian hầu như là vĩnh cửu, dài vô tận, nó cũng là tượng trưng cho nỗi long khôn nguôi nhớ Bác của đồng bào miền Nam.
Bước vào trong lăng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)