TIN7_T1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tho | Ngày 25/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: TIN7_T1 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần:1 Tiết: 1-2
ND: 21/08/2013


1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Các kiến thức về bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng.
-HS hiểu: Giúp HS hiểu chương trình bảng tính
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
- HS thực hiện thành thạo: Nhập dữ liệu vào trang tính
1.3 Thái độ
- Thói quen: Nghiêm túc khi sử dụng phòng máy
- Tính cách: Tự giác, ham học hỏi.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
3. CHUẨN BỊ :
3.1- Giáo viên: phòng máy
3.2- Học Sinh: Chuẩn bị bài mới
4. CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Kiểm diện học sinh: Lớp 7a1: …… Lớp 7a2:…… Lớp 7a3:………
4.2. Kiểm tra miệng
4.3.trình bài học

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: 15’
Mục tiêu: Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
GV nêu mục đích của việc sử dụng bảng tính.
-GV giới thiệu sơ lược về Excel mà HS sẽ được học.
Ví dụ 1: GV nêu VD1 SGK
Ví dụ 2: GV nêu VD2 SGK
Em có thể lập bảng để theo dõi kết quả học tập của riêng em như ở hình 2 (SGK)
Ví dụ 3: GV nêu VD3 (SGK) và theo quan sát hình
-GV giới thiệu KN chương trình bảng tính
Hoạt động 2: 25’
Mục tiêu: Tìm hiểu chương trình bảng tính
-Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một số đặc trưng chung:
+Màn hình làm việc
+Dữ liệu
+Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
+Sắp xếp và lọc dữ liệu:
+Tạo biểu đồ
? Em hãy quan sát hình 4 SGK, giao diện của 3 chương trình bảng tính có gì giống nhau?=>HS: giống nhau: thanh bảng chọn, thanh công cụ, các cột, hang…

? Đặc trưng của của nó là gì?=>HS: dữ liệu số, văn bản, kết quả tính được trình bày dưới dạng bảng.


-GV: Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số ( ví dụ điểm kiểm tra), dữ liệu dạng văn bản ( ví dụ họ tên).



-GV: Với chương trình bảng tính, em có thể thực hiện một cách tự động nhiều công việc tính toán, từ đơn giản đến phức tạp. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán được cập nhật tự động mà không cần phải tính toán lại.

-GV: Quan sát hình 1 và hình 5. Em thấy dữ liệu ở cột nào đuợc sắp xếp lại ?=>HS: Cột: Điểm trung bình
-Nếu sử dụng chương trình bảng tính để lập bảng điểm của lớp, giáo viên có thể sắp xếp học sinh theo các tiêu chuẩn khác nhau (ví dụ Điểm theo từng môn học hay theo Điểm trung bình) một cách nhanh chóng. Giáo viên cũng có thể lọc riêng từng nhóm học sinh giỏi, học sinh khá…
-GV: Nêu lại VD3 phần 1: Biểu đồ về tình hình sử dụng đất ở xã Xuân Phương.

Hoạt động 3: 20’
Mục tiêu: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
Gv:Quan sát hình 6, em thấy màn hình làm việc của chương trình bảng tính có gì khác so với màn hình của chương trình soạn thảo văn bản mà em đã được học ở lớp 6?
HS: có bảng, thanh công thức, địa chỉ ô, bảng chọn Data, các trang tính.
Gv: trong một trang tính gồm có những thành phần nào?
HS: Thanh tiêu đề, công thức, bảng chọn data,…
! Các cột của các trang tính được đánh thứ tự liên tiếp từ trái sang phải bằng các chữ cái bắt đầu từ A,B,C,…Các kí tự này được gọi là tên cột.
! Các hàng của trang tính được đánh thứ tự liên tiếp từ trên xuống dưới bằng các số bắt đầu từ 1,2,3…Các số này được gọi là tên hàng.
-Địa chỉ của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. Ví dụ A1 là ô nằm ở cột A và hàng 1.
-Khối là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình chữ nhật. Địa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tho
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)