Tin hoc 7 (Tuan 9 den 12)

Chia sẻ bởi vothuy2013 | Ngày 25/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tin hoc 7 (Tuan 9 den 12) thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 10 Ngày soạn: 25/10/2008
Tiết: 19 Ngày dạy:
BÀI 4:
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
(tt)
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh:
Nắm được cú pháp của một số hàm thông dụng
Biết cách sử dụng hàm để giải quyết các bài tập

II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo, tivi.

III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Khi sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp ích gì cho chúng ta?
Đáp án:
Sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Câu 2: Nêu các bước nhập hàm vào ô tính?
Đáp án:
- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.
- Bước 2: Gõ dấu “=”
- Bước 3: Gõ hàm theo đúng cú pháp
- Bước 4: Nhấn Enter.
Câu 3: Nêu cú pháp của hàm tính tổng? Ví dụ?
Đáp án:
Cú pháp: =SUM(a,b,c,…)
Trong đó: a,b,c có thể là các số hoặc địa chỉ ô tính
Ví dụ: =SUM(10,29,105)
=SUM(A1,B1,C1)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Trong tiết học trước chúng ta đã nắm được lợi ích của việc sử dụng hàm trong chương trình bảng tính, các bước nhập hàm vào ô tính.
Ngoài ra, chúng ta cũng đã được làm quen với hàm tính tổng.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 3 hàm còn lại:


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu một số hàm trong chương trình bảng tính

Gv: Giới thiệu hàm tính trung bình cộng:
Hàm tính trung bình cộng được kí hiệu là AVERAGE
Cú pháp của hàm là =AVERAGE(a,b,c,…)
Trong đó: a,b,c có thể là các số hoặc địa chỉ ô tính
Hs: Lắng nghe
? Nêu các bước nhập hàm vào ô tính
Hs: Trả lời
Gv: Lấy ví dụ nhập hàm tính trung bình cộng trên máy
Tính trung bình cộng 3 số 5, 4, 9
=AVERAGE(5,4,9)
Cho kết quả là: (5+4+9)/3 = 6
Hs: Quan sát và lên thực hành lại trên máy.
Gv: Giả sử trong ô A1 chứa số 5, ô B1 chứa số 4,
ô C1 chứa số 9. Khi đó ta có thể nhập hàm như sau:
=AVERAGE(A1,B1,C1)
Hs: Quan sát và lên thực hành lại trên máy.
Gv: Đặc biệt, trong hàm AVERAGE ta còn có thể sử dụng địa chỉ các khối trong công thức
Hs: Lắng nghe.
Gv: Lấy ví dụ như trên, ta có thể nhập hàm như sau:
=AVERAGE(A1:C1)
Hs: Quan sát và lên thực hành lại trên máy.

Gv: Hàm xác định giá trị lớn nhất được kí hiệu là MAX
Cú pháp của hàm là =MAX(a,b,c,…)
Trong đó: a,b,c có thể là các số hoặc địa chỉ ô tính
Hs: Lắng nghe
Gv: Lấy ví dụ nhập hàm xác định giá trị lớn nhất trên máy
Tìm số lớn nhất trong 3 số 45, 98, 23
=MAX(45,98,23)
Cho kết quả là: 98
Hs: Quan sát và lên thực hành lại trên máy.
Gv: Giả sử trong ô A1 chứa số 45, ô B1 chứa số 98, ô C1 chứa số 23. Khi đó ta có thể nhập hàm như sau:
=MAX(A1,B1,C1)
Hs: Quan sát và lên thực hành lại trên máy.
Gv: Hàm MAX ta cũng có thể sử dụng địa chỉ các khối trong công thức
Hs: Lắng nghe
Gv: Lấy ví dụ như trên, ta có thể nhập hàm như sau:
=MAX(A1:C1)
Hs: Quan sát

Gv: Hàm xác định giá trị nhỏ nhất được kí hiệu là MIN
Cú pháp của hàm là =MIN(a,b,c,…)
Trong đó: a,b,c có thể là các số hoặc địa chỉ ô tính
Hs: Lắng nghe
Gv: Lấy ví dụ nhập hàm xác định giá trị nhỏ nhất trên máy
Tìm số nhỏ nhất trong 3số 100,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vothuy2013
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)