Tin học 7: Mô tả giải pháp

Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Khoa | Ngày 26/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Tin học 7: Mô tả giải pháp thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

Mã số (........................)

1. Tên giải pháp: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn tin học lớp 7.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục (Tin học lớp 7)
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Môn học Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (học sinh khá - giỏi). Từ đó dẫn đến các thoái quen xấu như chán và không muốn thực hành. Đây cũng là một nguyên nhân làm tiết thực hành ồn ào, nói chuyện riêng nhiều vì các em không có ý thức tự giác thực hành. Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với máy tính, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều, giúp các em có thể tự khám phá và tự học.
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng.
Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện các kĩ năng vì sợ mình gõ chậm và sai.
Số lượng máy tính hiện có quá ít so với số lượng học sinh trong một lớp học. Phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài giảng... ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập và một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy giờ thực hành học sinh rất ngại thực hành trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh khá giỏi thực hành, số còn lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực hành thì không thực hành được. Vì thế, qua kết quả khảo sát đầu năm học còn thấp.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2018-2019
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả kiểm tra




Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém




SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

1
7E
37
8
22
12
32
10
27
7
19



2
7F
32
5
16
8
25
11
34
8
25



Tổng cộng
69
13
38
20
57
21
61
15
44



3.2.1 Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp nam nữ riêng tối đa 2 em/ máy và lựa chọn các em hiểu ý và hợp tác tốt trong giờ thực hành là ưu tiên ngồi chung.
* Các bước tiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)