TIN HỌC 7 - CẢ NĂM

Chia sẻ bởi Cao Đa Rết | Ngày 25/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: TIN HỌC 7 - CẢ NĂM thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tiết: 18 Ngày Soạn:...../..../2011
Tuần: 30 - 31 Ngày dạy :....../...../2011

Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
Một số dạng biểu đồ thông thường.
2. Kĩ năng
Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ.
3. Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét.
Học sinh đọc SGK, quan sát và tổng kết
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử (nếu có).
Học sinh: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
Nội Dung

Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ

- Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?




? Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không?
- Suy nghĩ trả lời: Tại vì khi biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ dữ liệu được biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu.

- Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên


1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ.



Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng biểu đồ

- Với chương trình bảng tính ta có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu.
? Em hãy nêu một số dạng biểu đồ.




- Giáo viên giải thích tác dụng của từng dạng biểu đồ.

Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.

+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

+ Học sinh suy nghĩ và trả lời. Có ba dạng biểu đồ cơ bàn:
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường gấp khúc
- Biểu đồ hình tròn.



+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
2. Một số dạng biểu đồ:



Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.











Hoạt động 3: Củng Cố Và Dặn Dò

( Củng Cố:
? Em hãy nêu một số dạng biểu đồ cơ bản

( Dặn Dò:
- Học bài kết hợp SGK
- Đọc trước phần 3 và 4.

- 2 HS tra lời.



- Học sinh lắng nghe.

Có ba dạng biểu đồ cơ bàn:
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường gấp khúc
- Biểu đồ hình tròn.





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Đa Rết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)