TIN HOC 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái Thuỳ | Ngày 25/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: TIN HOC 7 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 7 Ngày soạn:..../..../..
Tiết 13-14 Ngày dạy:..../..../...
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
I – Mục tiêu:
- Biết cách nhập công thức vào ô tính.
- Biết chuyển từ biểu thức toán học thành công thức trên ô tính theo ký hiệu phép toán của bảng tính.
- Biết sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
II – Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn các ký hiệu, những bảng tính mẫu, bài tập cho HS.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (7 phút)
- Hãy nhắc lại các thành phần chính của trang tính?
- Ở chế độ mặc định, các kiểu dữ liệu số và kiểu dữ liệu ký tự được phân biệt bằng cách nào?
2. Sử dụng công thức để tính toán: ( 17 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

( GV treo bảng phụ các ký hiệu phép toán trong Toán học và trong Tin học:
Ký hiệu
Tên gọi ký hiệu
Cách viết trong Toán học
Cách viết trong Tin học

+
phép cộng
5+3
5+3

–
phép trừ
21–7
21–7

*
phép nhân
3x5 hay 3.5
3*5

/
phép chia
18:2
18/2

^
phép lấy lũy thừa
62
6^2

%
phép lấy phần trăm
6%
6%

( và )
gộp các phép toán
(5+7):2
(5+7)/2

( GV giới thiệu cách sử dụng các ký hiệu trong chương trình bảng tính và lưu ý: Công thức dùng ở bảng tính phải có dấu = ở phía trước ( treo hình minh họa:
 
? GV cho ví dụ để HS vận dụng vào phép toán của Tin học:
1) 20.2
2) 37
3) 21:7
4) (10–3):20
( Quan sát bảng phụ và lắng nghe.













( Quan sát hình minh họa.

















( HS vận dụng:
1) =20*2
2) =3^7
3) =21/7
4) =(10–3)/20


3. Nhập công thức: ( 20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

( GV giao cho từng HS hình 22 và 23 cho HS quan sát và hướng dẫn các bước nhập công thức trong bảng tính:
1) Nháy vào ô cần nhập công thức.
2) Gõ dấu =.
3) Nhập công thức.
4) Nhấn ENTER hoặc nháy vào nút  trên thanh công thức.
 H.22
 H.23
? Nếu chọn ô có công thức, em thấy công thức xuất hiện ở đâu?
? Nếu chọn ô không có công thức, em thấy nội dung trên thanh công thức hiển thị như thế nào?
? Nếu không có dấu = bắt đầu công thức thì ta thấy kết quả trong ô và trên thanh công thức là gì?

( Quan sát bảng tính và lắng nghe GV trình bày cách nhập công thức trong bảng tính.












( Trên thanh công thức.
( Giống với dữ liệu của ô.

( Nội dung hiển thị giống nhau.





4. Sử dụng địa chỉ trong công thức: ( 22 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

? Thế nào là địa chỉ của một ô?
( Ta có thể tính toán với dữ liệu có trong ô thông qua địa chỉ của ô (hàng, cột hay khối).
( GV sử dụng bảng phụ vẽ hình 24 để HS thấy rõ địa chỉ.
( GV trình bày ví dụ của hình 24.
( GV treo bảng phụ vẽ hình minh họa sử dụng địa chỉ ô và sử dụng số trực tiếp:


( GV tiếp tục cho HS quan sát hình vẽ khi thay đổi giá trị của ô A1:


? Em có nhận xét gì về kết quả từ hình trên?
( GV rút ra nhận xét: nếu các phép tính ta không dùng địa chỉ ô thì mỗi lần tính toán, ta cần sửa lại công thức. Còn ngược lại, khi giá trị của ô bị thay đổi thì kết quả sẽ tự thay đổi theo.
( Là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.


( Quan sát hình vẽ.



( Quan sát và nhận dạng sự khác nhau của 2 cách nhập trong thanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái Thuỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)