TIN 8 - TUẦN 4 - TIẾT 7+8

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 25/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: TIN 8 - TUẦN 4 - TIẾT 7+8 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 07/09 /2013
Ngày dạy: 09/09/2013

Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (t1)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm kiểu dữ liệu
- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu kiểu số
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được các kiểu dữ liệu
- Viết được các biểu thức toán học thành biểu thức trong Pascal.
3. Thái độ: Ý thức tự chủ trong học tập, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
2. Học sinh :- Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập, bảng phụ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định tổ chức lớp : (1’)
( Sĩ số lớp:
+ Lớp 8A1.................................. Lớp 8A2................................... Lớp 8A3.........................
Lớp 8A4...................................Lớp 8A5...................................
Kiểm tra bài cũ :(4’)
Câu hỏi: GV yêu cầu HS nhắc lại cách khởi động, thoát khỏi, dịch chương trình, chạy Turbo Pascal
Trả lời: HS lên máy thực hành
3. Bài mới: (37’)
Đặt vấn đề: Các em đã biết, chương trình chỉ dẫn máy tính cách thức xử lí thông tin, thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau. Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả quản lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia thành nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, trên mỗi kiểu dữ liệu sẽ có một phép toán áp dụng khác nhau … Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Kiến thức ghi bảng

Hoạt động 1: TÌM HIỂU DỮ LIỆU VÀ KIỂU DỮ LIỆU (17’)

-Gv: Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau.
Gv? Các kiểu dữ liệu thường được xử lí như thế nào.

-Gv Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản.
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
* Số nguyên.
* Số thực.
* Xâu kí tự
Em hãy cho ví dụ ứng với từng kiểu dữ liệu?




Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

+ Các kiểu dữ liệu thường được xử lí theo nhiều cách khác nhau.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.




- Học sinh cho ví :
- Số nguyên: Số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện…
- Số thực: Chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn toán.
- Xâu kí tự: “ chao cac ban”
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu:
- Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau.
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
* Số nguyên.
* Số thực.
* Xâu kí tự
Chú ý: Dữ liệu kiểu kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn.







Hoạt động 2: TÌM HỂU CÁC PHÉP TOÁN VỚI DỮ LIỆU KIỂU SỐ (20’)

- Giới thiệu một số phép toán số học trong Pascal như: cộng, trừ, nhân, chia.
* Phép DIV : Phép chia lấy phần nguyên.
Gv: VD: 16 div 3 = 5
* Phép MOD: Phép chia lấy phần dư.
Gv: Vd: 16 mod 3 = 1
Gv? - 24 mod 7 = ?
- 24 div 7 =?
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa => Quy tắt tính các biểu thức số học.




Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.




-Hs: 24 mod 7 = 3
- 24 div 7 = 3
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa => đưa ra quy tắt tính các biểu thức số học:
- Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước.
- Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước.
- Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thư tự từ trái sang phải.
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số:
Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal:
+: phép cộng.
- : Phép trừ
* : Phép nhân.
/ : Phép chia.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)