Tin 7 hoc ky 1(chuân KT - KN)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tịnh | Ngày 25/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tin 7 hoc ky 1(chuân KT - KN) thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 15/08/2011
PHẦN I: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Tuần 1: Tiết 1 + 2: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và học tập
- Biết được chức năng chung của chương trình bảng tính
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính.
- Hiểu khái niệm hàng, cột, địa chỉ ô tính.
- Biết nhập, sửa, xoá dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính.
II. Phương tiện dạy học:
* GV: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính, phòng máy
* HS: Sgk, vở ghi
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược chương trình tin học lớp 7. ( 3 phút)

- Vấn đề chính của tin học 7 là giúp HS làm quen với:
+ Bảng tính, thao tác trên bảng tính
+ Các phần mềm học tập
- Lắng nghe

Hoạt động 2: Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng. ( 15 phút)

- ? Nêu một số hình thức trình bày dữ liệu?
Gợi ý: Quan sát hình thức trình bày trong trong sgk, báo chí…
- Ở lớp 6 chúng ta đã được học về cách biểu diễn thông tin dưới dạng bảng.
- ? Em hãy cho một số ví về thông tin được trình bày dưới dạng bảng?
- Giới thiệu một số mẫu bảng tính:
Ví dụ 1:

- ? Nhìn vào bảng điểm trên, em có nhận xét gì? (Cách trình bày như trên giúp chúng ta điều gì?)


- ? Theo em cách trình bày bằng bảng như thế có thuận tiện cho việc tính điểm trung bình cho từng học sinh không?
Ví dụ 2: Bảng nhiệt độ trung bình theo tháng

- Từ số liệu ở bảng trên người ta có thể vẽ biểu đồ để minh hoạ nhằm trực quan và sinh động hơn cho số liệu ấy

- ? Vậy đối với một số thông tin, theo em vì sao phải biểu diễn dưới dạng bảng?
( Như vậy chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng nhằm:
+ Cô đọng, dễ hiểu, dễ so sánh
+ Thực hiện các nhu cầu về tính toán bằng các hàm có sẵn (tính tổng, trung bình cộng, xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất…)
+ Xây dựng biểu đồ từ dữ liệu dạng bảng để đánh giá một cách trực quan, sinh động.
- Bằng văn xuôi, thơ, con số…




- Danh bạ điện thoại, bảng điểm học tập cá nhân, lịch khởi hành của các tuyến xe…



- Quan sát các mẫu









- Thầy cô dễ dàng theo dõi, phân loại kết quả học tập của từng học sinh, học sinh biết ngay được kết quả học tập của mình và các bạn trong lớp.
- Dễ dàng trong việc tính toán điểm trung bình và so sánh kết quả giữa các học sinh với nhau.















- Biểu diễn thông tin dưới dạng bảng giúp cho việc theo dõi, so sánh, đối chiếu, sắp xếp, tính toán … dễ dàng hơn.

Hoạt động 3: Chương trình bảng tính. ( 20 phút)

- Hiện nay có rất nhiều chương trình bảng tính khác nhau.
- Giới thiệu một số màn hình bảng tính (Cụ thể là màn hình bảng tính Excel)

- Nhưng nhìn chung các chương trình bảng tính đều có những đặc điểm chung
a. Màn hình làm việc:
- ? Màn hình bảng tính có gì giống và khác so với màn hình soạn thảo văn bản? (Trình bày ở dạng nào…)


( Màn hình làm việc của bảng tính bao gồm: bảng chọn, thanh công cụ, trang tính được trình bày dưới dạng bảng bao gồm các hàng và các cột, miền giao nhau giữa hàng và cột gọi là ô; đặc biệt là có thanh công thức
b. Dữ liệu:
- Yêu cầu HS quan sát lại mẫu bảng tính “Bảng điểm lớp 7A” và nhận xét:
+ ? Những dữ liệu nào thường được trình bày dưới dạng bảng tính?
( Những dữ liệu có thể được trình bày trên bảng tính: Dữ liệu dạng số, dạng văn bản.
- Giới thiệu một số khả năng khác của chương trình bảng tính:
c. Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
- Minh hoạ ví dụ ở bảng tính sau đây để HS thấy được cách tính tổng cộng chi phí thức ăn mỗi ngày.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)