TIN 6 - TUẦN 4 - TIẾT 7+8

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 25/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: TIN 6 - TUẦN 4 - TIẾT 7+8 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 09/09/2013
Ngày dạy : 11/09/2013

Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình
2. Kỹ năng:- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học và chuẩn xác.
3. Thái độ:- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học, nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Máy tính, giáo án, SGK, máy chiếu.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi chép, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: (1’)
( Sĩ số lớp:
+Lớp6A4.................................. Lớp 6A5................................... Lớp 6A6.........................
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi:
1. Trình bày cấu trúc chung của máy tính?
2. Có mấy loại bộ nhớ? Dữ liệu lưu ở bộ nhớ nào thì toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất khi tắt máy
*Trả lời:
1. Cấu trúc máy tính gồm ba khối chức năng chủ yếu:
- Bộ xửu lí trung tâm
.- Bộ nhớ.
- Thiết bị vào ra

 2. Có 2 loại bộ nhớ: Bộ nhớ trong (RAM), bộ nhớ ngoài.
Dữ liệu lưu ở bộ nhớ trong sẽ bị mất khi tắt máy.
3. Bài mới (37’): Em đã biết chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, vậy các chương trình của máy tính được gọi là gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức ghi bảng

Hoạt động 1: MÁY TÍNH LÀ MỘT CÔNG CỤ XỬ LÍ THÔNG TIN (17’)

- GV: Nhờ có các chức năng chính nên máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu.
- GV: yêu cầu HS quan sát mô hình hoạt động ba bước của máy tính
- GV: Yêu cầu học sinh mô tả lại mô hình
- GV: Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ đẫn của các chương trình.
- HS: lắng nghe



- HS: Quan sát


- HS: Mô tả

- HS: Lắng nghe

3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin:
- Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên nên máy tính đã trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu.
- Mô hình hoạt động ba bước của máy tính:

INPUT-> -> OUTPUT



Hoạt động 2: PHẦN MỀM VÀ PHÂN LOẠI PHẦN MỀM (20’)

- GV : Yêu câu HS đọc phần 4 SGK
- GV: Phần mềm là gì?

- GV: Không có phần mềm thì màn hình của em không hiển thị bất cứ thứ gì… nói cách khác là phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng
- GV: Phần mềm máy tính được chia làm máy loại chính?


- GV: Phần mềm hệ thống là gì?





- GV: Phần mềm ứng dụng là gì?

- GV: Lấy từng ví dụ đối với từng loại?
- HS: Đọc bài

- HS: Phần mềm là các chương trình máy tính
- HS: Lắng nghe




- HS: Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- HS: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhập nhàng và chính xác.
- HS: phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
- HS: Lắng nghe

4. Phần mềm và phân loại phần mềm:
- Khái niệm: Để phân biệt với phần cứng chính là MT cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi chương trình MT là phần mềm MT.
- Phân loại: Chia làm 2 loại chính:
- Phần mềm hệ thống: chứa các CT hệ thống
- Phần mềm ứng dụng: chứa các CT đáp ứng yêu cầu ứng dụng cụ thể



 4. Củng cố: (2’)
- Theo em để máy tính hoạt động được cần những gì?
- Theo các em Phần mềm có những loại nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)