TIM VE NGUON COI

Chia sẻ bởi Hoàng Tám | Ngày 22/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: TIM VE NGUON COI thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Hội thi:
C/h
Chào
T/n
kq
Trường thcs cảnh dương
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
1
C/h Phụ
Câu1
-Nguồn gốc tổ tiên người Cảnh Dương ở đâu?
-Năm thành lập làng?
-Và có bao nhiêu thất hiền khai khẩn,
nhị thục hiền khai khẩn, em hãy kể tên các vị tổ của làng?

Đáp án:
Nguồn gốc người Cảnh Dương thuộc huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang- Nghệ An
Theo Cảnh Dương chí lược).
Theo sách văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Quảng Ngãi (Do hội văn nghệ dân gian
Việt Nam biên soạn).Ngày 18-11-1643 (Thời vua Lê Chân Tông) tổ tiên người Cảnh Dương đã
vào khai phá vùng đất này (xã cảnh Dương ngày nay) chủ yếu người Quỳnh Lưu, Diễn Châu
và có cả người Thanh Hóa.
Năm thành lập làng: Năm Quý Mùi 1643.
Có 7 vị tiên hiền khai khẩn và có 12 vị tiên hiền tục khai khẩn (Theo Cảnh Dương chí lược)
các vị đó là:
* 7 vị tiên hiền khai khẩn: * 12 vị tục hiền khai khẩn:
1. Nguyễn Văn An 1. Nguyễn Văn Yên 7. Nguyễn Văn Lẫm
2. Ngô Cảnh Xuân 2. Phạm Văn ánh 8. Phạm Văn Hảo
3. Nguyễn Văn Đức 3. Trương Văn Pháo 9. Ngô Văn Hào
4. Đỗ Phú Thanh 4. Phạm Văn Hữu 10. Phạm Văn Sào
5. Vũ Văn Nhiên 5. Đỗ Văn La 11. Ngô Phúc Lai
6. Phạm Khắc Hoành 6. Vũ Văn Vượng 12. Vũ Văn Lan
7. Trương Văn Trác
Câu2
Có bao nhiêu công trình văn hoá vật thể làng như
đình, đền, chùa đã đi vào tiềm thức của người dân
Cảnh Dương? Nêu tên các công trình đó
2
Đáp án
Các công trình đã đi vào tiềm thức của người dân
Cảnh Dương: Đình làng:
Có đình lớn thờ thần hoàng, đình
Tổ thờ các vị khai khẩn làng xã,
đình thánh thờ Khổng Tử, đình Đụn, chùa làng.
Câu3
Cảnh Dương là gì trong Bát danh hương
của Quảng Bình.
Em hãy kể tên các địa danh đó?
Đáp án
Cảnh Dương là một trong những địa danh bát
danh Hương của châu bố chính ngày xưa nay là
tỉnh Quảng Bình bao gồm (sơn, hà, cảnh, thổ,
văn, võ, cổ, kim): Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương,
Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
3
Câu4
Là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới
thiệu cho du khách biết về vị trí địa lý, quan
cảnh của xã Cảnh Dương?
Đáp án
Nằm giữa 2 địa danh sông ôm choàng lấy biển, có cửa lạch
Roòn, Cảnh Dương như một bán đảo nổi giữa 3 bề sông nước,
có sông Loan bên kia núi Phượng hữu tình, có bảng vàng ấn
ngọc phân minh chầu về, có bãi cát dài, có hàng dương xanh
vi vu đón gió. Từng ngày từng đoàn tàu rẽ sóng ra khơi, sóng
vỗ bờ như trăm sợi chỉ màu lấp lánh ngày đêm. Cảnh Dương
như một nhụy hoa của bông hoa vũ trụ, ai đến Cảnh Dương
dẫu chỉ có một lần nhưng cũng khó quên về mảnh đất và con
người nơi đây.
4
Câu5
Danh hiệu cao quý mà Đảng, nhà nước
trao tặng cho Đảng bộ và nhân dân
Cảnh Dương trong hai thời kỳ chống
Pháp và chống Mỹ là những danh hiệu nào?
Nội dung cụ thể của các danh hiệu cao quý đó?
Đáp án
Nằm giữa 2 địa danh sông ôm choàng lấy biển, có cửa lạch
Roòn, Cảnh Dương như một bán đảo nổi giữa 3 bề sông nước,
có sông Loan bên kia núi Phượng hữu tình, có bảng vàng ấn
ngọc phân minh chầu về, có bãi cát dài, có hàng dương xanh
vi vu đón gió. Từng ngày từng đoàn tàu rẽ sóng ra khơi, sóng
vỗ bờ như trăm sợi chỉ màu lấp lánh ngày đêm. Cảnh Dương
như một nhụy hoa của bông hoa vũ trụ, ai đến Cảnh Dương
dẫu chỉ có một lần nhưng cũng khó quên về mảnh đất và con
người nơi đây.
5
Câu6
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và
trong sự nghiệp đổi mới Cảnh Dương có bao
nhiêu người được Đảng và nhà nước phong tặng
Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, chiến sĩ thi đua toàn quốc?
6
Đáp án
Trong chống Pháp, chống Mỹ xã cảnh Dương
có 2 anh hùng LLVTND đó là Anh hùng
Đỗ Ngọc Thạnh và anh hùng Phạm Bá Hạt.
Thời kỳ đổi mới Anh hùng lao động
Nguyễn Đăng Sâm.Hai chiến sĩ thi đua toàn
quốc là Phạm Xỳ tên thật là Phạm Lâu và
bà Phạm Thị Tuyết.
Câu7
Cảnh Dương có bao nhiêu điểm Di tích
lịch sử được Bộ văn hoá thông tin và Du
lịch xếp hạng? Em hãy kể tên và nêu giá
trị, ý nghĩa lịch sử của các di tích đó.
7



Theo QĐ774/QĐBVH (Bộ VHTT) ngày 21/6/1993 công nhận:
Di tích lịch sử làng chiến đấu Cảnh Dương (trong quần thể đó có 13 điểm
di tích được khoanh vùng cắm mốc):
1. Trận địa 57 8. Ràng
2. Trận địa 12,7 9. Cổng làng cũ
3. Trụ sở thôn đội 10. Chùa làng
4. Bức tường cổ (nhà ông Bơn) 11. Giếng làng
5. Miếu bà (Ngư linh miếu) 12. Điểm xuất phát đoàn vận tải 5
6. Cây đa làng 13. Hầm bí mật nhà Ông Bơn
7. Đình làng


Câu 8
Căn cứ vào đâu để nói:
*Cảnh Dương là đất có truyền thống hiếu học và học giỏi *.
Bằng hiểu biết em hãy làm sáng tỏ câu nói trên.zz
8
Ngay từ khi dân ta còn sống dưới thời phong kiến, người Cảnh Dương
đã chú trọng việc học hành. Năm 1756 ông Đỗ Đức Huy (đậu sinh đồ)
và mở trường dạy học trước Văn Miếu của xã thu hút nhiều người đến
học và đỗ đạt .Theo thống kê việc học hành thi cử dưới thời phong kiến
có 47 vị đỗ đạt trong đó có 2 tiến sĩ . Năm 1918 trườngTiểu học Pháp
Việt Roòn thành lập, là 1 trong 4 trường của Quảng Bình thời đóvà đãư
có nhiều người thành danh. Trải qua 26 năm (1918- 1945) đã có 12
người tốt nghiệp trung học, 1 tú tài toàn phần, 1 tú tài bán phần, 1 cao
đẳng sư phạm và hàng trăm người đỗ tiểu học.Ngày nay các thế hệ
người Cảnh Dương đang và đã tiếp bước các thế hệ đi trướcchăm chú
việc học hành, nhiều người đỗ đạt cao và giữ những chức vụ quan trọng.
(Vì vậy Cảnh Dương được mệnh danh là làng có truyền thống hiếu học
và học giỏi) mặc dù thờiphong kiến việc học hành rất khó khăn, đời
sống nghèo nàn, lạc hậu.
Phần thi: Hái hoa dân chủ
Thông minh
Câu1:
Năm 2008 trường Tiểu học Roòn (nay là trường Tiểu học
Cảnh Dương)tròn bao nhiêu năm? Em hãy cho biết năm
thành lập trường?Ai là hiệu trưởng lúc đó?
Năm 2008 trường tiểu học Roòn tròn 90 năm
(năm thành lập trường 1918). Trường tồn tại
26 năm (1918 - 1945) hiệu trưởng đầu tiên là
thầy Nguyễn Văn Cầm (còn gọi là Đốc Cầm).
Hiện nay mang tên là trường Tiểu học Cảnh Dương.
1
Câu2:
Tấm bia lưu danh các danh nhân đổ đạt có tên là gì?
Hiện nay tấm bia đó nằm tại đâu?
Tấm bia lưu danh các danh nhân đỗ đạt có tên là
*Cảnh Dương xã từ vũ bi ký* hiện nay đang lưu
giữ tại đình thờ tổ trước nhà truyền thống xã.
2
Câu3:
Lịch sử gọi tên * Chòm* của làng Cảnh Dương có từ năm nào?
Và đến năm nào thì đổi tên * Thôn* ?
Trước đây Cảnh Dương có 11 xóm, sau cải cách ruộng đất
(năm 1957) chỉ còn 9 xóm và cũng từ năm 1957 đổi tên xóm
thành chòm. Đến năm 1990 có thêm chòm Tân Cảnh.năm
2002 nhập Đông Yên và Yên Hải thành Yên Hải. Tên thôn
đổi thành tên chòm từ năm 1998.
3
Câu4:
Trong kháng chiến chống Pháp Cảnh Dương
đã làm gì để giữ làng?
Trong kháng chiến chống Pháp Cảnh Dương
đã rào làng để chiến đấu.
4
Câu5:
Em hãy kể một vài loại vũ khí mà dân quân du kích
Cảnh Dương dùng trong kháng chiến chống Pháp?
Vũ khí mà nhân dân Cảnh Dương dùng trong
kháng chiến chống Pháp chủ yếu là vũ khí tự
tạo như hầm chông, mác lào, đại đao, đá san
hô, cung nỏ.
5
Câu 6:
Chuông làng Cảnh Dương có tên là gì?
Ai là chủ biên nội dung khắc trên chuông?
Chuông làng Cảnh Dương được đúc từ thời Tây Sơn
có tên gọi *Cảnh viện hồng chung*
Do ông Nguyễn Đức Quýnh giám sinh QuốcTử Giám
làm chủ biên nội dung khắc trên chuông.
6
Câu7:
Bác Hồ về thăm Quảng Bình vào ngày tháng năm nào?
Em biết gì về những kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm
Quảng Bình? Bài hát * Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn
thiếu niên nhi đồng* do ai sáng tác? em hãy thể hiện
bài hát đó?
Bác Hồ về thăm Quảng Bình ngày 16/06/1957 tại sân vận động
Quảng Bình Bác khen Quảng Bình chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi
và từ đó Quảng Bình được mệnh danh là *Quảng Bình hai giỏi*.
Bài hát * Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng *
Do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác
7
Câu 8:
Chùa làng Cảnh Dương có tên là gì ?
Chùa làng Cảnh Dương xây dựng năm 1667 có tên
là chùa Cảnh Phúc Tự
(Do thầy địa lí Nguyễn Quang Diệu lấy đất).
8
Phần thi:Câu hỏi phụ
Nền
Phần thi: Thông minh
Câu 1:
Làng Cảnh Dương thành lập vào năm nào?
A:1640 B:1642 C:1643
C:1643
1
Câu2
Trong chống Pháp, chống Mỹ, trong sự nghiệp
đổi mới Cảnh Dương có bao nhiêu người được
phong tặng anh hùng?
A: 1 B:2 C:3
C:3
2
Câu3
Trường Tiểu học Pháp Việt Roòn (Tiền thân của
trường Tiểu học Cảnh Dương ngày nay) thành lập
vào năm nào?
A:1916 B:1917 C:1918
C:1918
3

Câu 4:
Danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng cho
Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương trong kháng chiến
chống Pháp là gì?
a. Làng chiến đấu kiểu mẫu
b. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
c. Anh hùng lao động



a. Làng chiến đấu kiểu mẫu

4


Câu5
Tính đến tháng 11/2008 xã Cảnh Dương có
bao nhiêu mẹ được phong tặng danh hiệu
bà mẹ Việt Nam anh hùng?
C. 21 B. 22 C. 23



C:23
5
6

Câu6
Trong kháng chiến Cảnh Dương có bao
nhiêu người là chiến sĩ thi đua toàn quốc?
A. 2 B. 3 C. 4

A:2
7
Câu7
Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Cảnh Dương
lần thứ 24 vẫn tiếp tục lấy nghề gì làm trục
xoay cho sự phát triển?
a. Dịch vụ b. Ngư nghiệp
c. Tiểu thủ công nghiệp
b. Ngư nghiệp
8
Câu 8
Chuông làng Cảnh Dương được đúc từ thời Tây
Sơn có tên là gì?
a. Hồng chung cảnh viện
b. Cảnh hồng chung viện
c. Cảnh viện hồng chung
c. Cảnh viện hồng chung
Giải Nhất :
Giải Nhì :
Giải Ba :
Nền
Màn Chào Hỏi
Hoa nắng
Lướt sóng
Cánh én
Hải âu
Nền
Phần thi:
Nền
anh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Tám
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)