Tìm hiểu về dư địa chí Việt Nam
Chia sẻ bởi Thân Thị Thanh |
Ngày 16/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về dư địa chí Việt Nam thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Dư địa chí Việt Nam: Tổng tập nửa vời
Thứ Bảy, ngày 10/3/2012 - 03:18
Bản để in
Gửi mail
Zini
Facebook
Twitter
Google Plus
Một công trình đồ sộ về lịch sử, địa chí đất nước được các nhà khoa học góp ý cần bổ túc, phát triển để làm căn cứ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Sáng 9-3, bộ sách Tổng tập Dư địa chí Việt Nam gồm 5.500 trang chuyên biệt về lịch sử, địa lý Việt Nam, chứa đựng tri thức bách khoa hàng ngàn năm của Việt Nam.
Bộ sách gồm 40 tác phẩm dư địa chí tiêu biểu từ thời Trần đến năm 1954. Trong đó có những tác phẩm do những danh nhân văn hóa-lịch sử biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…, Trương Vĩnh Ký, Đào Duy Anh… và các tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn…
Bìa sách
Tiêu điểm
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam gồm bốn tập. Tập 1 và tập 2 bao quát dư địa chí của toàn quốc gọi là Quốc chí. Tập 3 và tập 4 bao gồm dư địa chí các địa phương trong nước gọi là Phương chí. Mở đầu bộ sách, ở tập 1, có phần Tổng luận, giới thiệu bao quát về bộ sách; và ở tập cuối bộ sách có phần Niên biểu Việt Nam qua các triều đại và Tổng mục lục giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và sử dụng sách.
Loại sách dư địa chí này mô tả chuyên biệt về địa lý-lịch sử toàn quốc hay từng địa phương bao gồm rất nhiều chi tiết về bách khoa đời sống như phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, hệ tư tưởng, đời sống kinh tế-văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị… đương thời. Vì vậy, các sách dư địa chí trước nay không chỉ được xem là di sản văn hóa chữ viết của dân tộc, mà chúng còn là tài sản vật chất quý giá của nhiều thế hệ hàng ngàn năm xây dựng, truyền giữ của người Việt. Các sách dư địa chí đã từng phát huy tác dụng đặc biệt to lớn trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước ngàn năm của người Việt. Nó trao truyền cho các thế hệ đời sau những tri thức to lớn của cha ông, những giá trị văn hóa tinh thần ngàn đời của dân tộc để bảo tồn và phát huy.
Các sách dư địa chí trước năm 1954 trở về trước phần lớn được viết bằng chữ Hán - Nôm hay tiếng Pháp. Những tác phẩm này đã được nhiều dịch giả nổi tiếng chuyển dịch sang chữ quốc ngữ trước năm 1975. Tổng tập Dư địa chí Việt Nam lần này sử dụng lại phần lớn những bản dịch ấy. Bộ Tổng tập Dư địa chí Việt Nam đồ sộ nhất từ trước đến nay này là công trình sưu tầm, nghiên cứu tuyển chọn trong nhiều năm do ThS-nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Văn Vượng chủ biên cùng tập thể các nhà sử học.
Rất tiếc về tiêu chí thời gian tập hợp tài liệu, các tác giả chỉ dừng lại ở giai đoạn từ triều Trần đến năm 1954, ngay trong giai đoạn này cũng để sót những tài liệu rất quan trọng. Từ năm 1954 đến nay, mà nhất là trong giai đoạn gần đây, trong điều kiện đất nước hòa bình thống nhất, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có nhiều phát hiện quan trọng về địa lý, lịch sử, về chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia. Nhất là trong điều kiện tình hình biển Đông đang bị tranh chấp, chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang bị đe dọa, các nhà khoa học Việt Nam đang phải đấu tranh sửa đổi với các tổ chức nước ngoài từng dòng ký chú tên các đảo. Thiết nghĩ với cái tên Tổng tập Dư địa chí Việt Nam không thể để sót những tài liệu quan trọng này. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến góp ý của một số nhà khoa học trong buổi ra mắt bộ sách.
Ý kiến
Dư địa chí là căn cứ chứng minh, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
Tôi mong bộ sách còn được phát triển, bổ túc đầy đủ hơn nữa vì tôi còn thấy thiếu những tài liệu quan trọng như bộ Hồng Đức địa dư. Cũng còn rất nhiều tài liệu dư địa chí được những người sau này lưu truyền, cất giữ như bộ sưu tập bản đồ của tôi cần được đưa ra công chúng. Phải đưa ra đầy đủ tài liệu các thời kỳ về dư địa chí để người dân, thế hệ hiện nay biết được biên giới lãnh thổ nước ta từ thời phong kiến độc lập đến thời Pháp đô hộ đã thay đổi ra sao, hiện nay như thế nào. Chúng ta, các thế hệ con cháu mai sau thừa nhận biên giới lịch sử hiện tại nhưng cũng cần phải biết lịch sử biên giới lãnh thổ nước mình như thế nào để mà đấu tranh giữ gìn và phát triển. Như
Thứ Bảy, ngày 10/3/2012 - 03:18
Bản để in
Gửi mail
Zini
Google Plus
Một công trình đồ sộ về lịch sử, địa chí đất nước được các nhà khoa học góp ý cần bổ túc, phát triển để làm căn cứ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Sáng 9-3, bộ sách Tổng tập Dư địa chí Việt Nam gồm 5.500 trang chuyên biệt về lịch sử, địa lý Việt Nam, chứa đựng tri thức bách khoa hàng ngàn năm của Việt Nam.
Bộ sách gồm 40 tác phẩm dư địa chí tiêu biểu từ thời Trần đến năm 1954. Trong đó có những tác phẩm do những danh nhân văn hóa-lịch sử biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…, Trương Vĩnh Ký, Đào Duy Anh… và các tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn…
Bìa sách
Tiêu điểm
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam gồm bốn tập. Tập 1 và tập 2 bao quát dư địa chí của toàn quốc gọi là Quốc chí. Tập 3 và tập 4 bao gồm dư địa chí các địa phương trong nước gọi là Phương chí. Mở đầu bộ sách, ở tập 1, có phần Tổng luận, giới thiệu bao quát về bộ sách; và ở tập cuối bộ sách có phần Niên biểu Việt Nam qua các triều đại và Tổng mục lục giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và sử dụng sách.
Loại sách dư địa chí này mô tả chuyên biệt về địa lý-lịch sử toàn quốc hay từng địa phương bao gồm rất nhiều chi tiết về bách khoa đời sống như phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, hệ tư tưởng, đời sống kinh tế-văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị… đương thời. Vì vậy, các sách dư địa chí trước nay không chỉ được xem là di sản văn hóa chữ viết của dân tộc, mà chúng còn là tài sản vật chất quý giá của nhiều thế hệ hàng ngàn năm xây dựng, truyền giữ của người Việt. Các sách dư địa chí đã từng phát huy tác dụng đặc biệt to lớn trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước ngàn năm của người Việt. Nó trao truyền cho các thế hệ đời sau những tri thức to lớn của cha ông, những giá trị văn hóa tinh thần ngàn đời của dân tộc để bảo tồn và phát huy.
Các sách dư địa chí trước năm 1954 trở về trước phần lớn được viết bằng chữ Hán - Nôm hay tiếng Pháp. Những tác phẩm này đã được nhiều dịch giả nổi tiếng chuyển dịch sang chữ quốc ngữ trước năm 1975. Tổng tập Dư địa chí Việt Nam lần này sử dụng lại phần lớn những bản dịch ấy. Bộ Tổng tập Dư địa chí Việt Nam đồ sộ nhất từ trước đến nay này là công trình sưu tầm, nghiên cứu tuyển chọn trong nhiều năm do ThS-nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Văn Vượng chủ biên cùng tập thể các nhà sử học.
Rất tiếc về tiêu chí thời gian tập hợp tài liệu, các tác giả chỉ dừng lại ở giai đoạn từ triều Trần đến năm 1954, ngay trong giai đoạn này cũng để sót những tài liệu rất quan trọng. Từ năm 1954 đến nay, mà nhất là trong giai đoạn gần đây, trong điều kiện đất nước hòa bình thống nhất, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có nhiều phát hiện quan trọng về địa lý, lịch sử, về chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia. Nhất là trong điều kiện tình hình biển Đông đang bị tranh chấp, chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang bị đe dọa, các nhà khoa học Việt Nam đang phải đấu tranh sửa đổi với các tổ chức nước ngoài từng dòng ký chú tên các đảo. Thiết nghĩ với cái tên Tổng tập Dư địa chí Việt Nam không thể để sót những tài liệu quan trọng này. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến góp ý của một số nhà khoa học trong buổi ra mắt bộ sách.
Ý kiến
Dư địa chí là căn cứ chứng minh, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
Tôi mong bộ sách còn được phát triển, bổ túc đầy đủ hơn nữa vì tôi còn thấy thiếu những tài liệu quan trọng như bộ Hồng Đức địa dư. Cũng còn rất nhiều tài liệu dư địa chí được những người sau này lưu truyền, cất giữ như bộ sưu tập bản đồ của tôi cần được đưa ra công chúng. Phải đưa ra đầy đủ tài liệu các thời kỳ về dư địa chí để người dân, thế hệ hiện nay biết được biên giới lãnh thổ nước ta từ thời phong kiến độc lập đến thời Pháp đô hộ đã thay đổi ra sao, hiện nay như thế nào. Chúng ta, các thế hệ con cháu mai sau thừa nhận biên giới lịch sử hiện tại nhưng cũng cần phải biết lịch sử biên giới lãnh thổ nước mình như thế nào để mà đấu tranh giữ gìn và phát triển. Như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thân Thị Thanh
Dung lượng: 143,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)