TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Chia sẻ bởi Võ Thành Quang |
Ngày 16/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA”
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
Họ và tên: Võ Thành Quang
Sinh năm : 1977
Giới tính : Nam
Dân tộc : Kinh
Sinh quán : Xã Hòa Thắng - Huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên
Thường trú : Xã Hòa Thắng - Huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS HOÀ QUANG Huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định cụ thể như thế nào?
Trả lời
*Biên giới quốc gia:
Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định phạm vi chủ quyền quốc gia của một nước đối với lãnh thổ quốc gia (vùng đất và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không trên vùng đất và vùng biển đó).
*Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 LBGQG).
*Quy định cụ thể về khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển:
Khoản 1; 2 Điều 6 LBGQG:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
Câu 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời
*Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước CHXHCNVN:
1. Nội thủy:
Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thuỷ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977). Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
2. Lãnh hải:
- Điều 9 Luật BGQG: Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
- Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải:
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. (tìm hiểu thêm Công ước 1982, Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977)
4. Vùng đặc quyền kinh tế:
- Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA”
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
Họ và tên: Võ Thành Quang
Sinh năm : 1977
Giới tính : Nam
Dân tộc : Kinh
Sinh quán : Xã Hòa Thắng - Huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên
Thường trú : Xã Hòa Thắng - Huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS HOÀ QUANG Huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định cụ thể như thế nào?
Trả lời
*Biên giới quốc gia:
Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định phạm vi chủ quyền quốc gia của một nước đối với lãnh thổ quốc gia (vùng đất và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không trên vùng đất và vùng biển đó).
*Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 LBGQG).
*Quy định cụ thể về khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển:
Khoản 1; 2 Điều 6 LBGQG:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
Câu 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời
*Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước CHXHCNVN:
1. Nội thủy:
Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thuỷ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977). Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
2. Lãnh hải:
- Điều 9 Luật BGQG: Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
- Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải:
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. (tìm hiểu thêm Công ước 1982, Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977)
4. Vùng đặc quyền kinh tế:
- Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thành Quang
Dung lượng: 137,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)