Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ 2008
Chia sẻ bởi Cao Thống Suý |
Ngày 11/10/2018 |
74
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ 2008 thuộc Kĩ thuật 4
Nội dung tài liệu:
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008
ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN
I. Cơ sở xây dựng Luật Giao thông đường bộ
năm 2008.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ trình Quốc hội và được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XII (2007-2011). Ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật Giao thông đường bộ.
Phần 1.
Những vấn đề chung
Đảm bảo tính kế thừa nội dung Luật Giao thông đường bộ năm 2001.
Đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của ngành giao thông đường bộ
Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam
II. Quan điểm và nguyên tắc sửa đổi Luật
Nâng lên thành luật các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2001 đã ổn định và phù hợp với thực tế
Việc vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế hội nhập với thực tiễn của hoạt động giao thông vận tải đường bộ trong nước.
Luật gồm 8 chương 89 điều, so với Luật 2001 có 9 chương 77 điều; số chương giảm 01, số điều tăng 12; trong 89 điều, luật 2008 có 03 câu giữ nguyên cả nội dung và kết cấu chiếm 3,37%; có 68 điều bổ sung, sửa đổi chiếm 76,40% và 18 điều mới chiếm 20,23%, cụ thể như sau:
Phần 2.
Cấu trúc Luật giao thông đường bộ năm 2008 so với Luật giao thông đường bộ năm 2001
Chương 1. Những quy định chung
Gồm 8 điều (1-8) trong đó:
- Bổ sung mới 1 điều (điều 6);
- Sửa đổi 7 điều còn lại.
Chương 2. Quy tắc giao thông đường bộ
Gồm 30 điều (9-38) trong đó:
- Bổ sung mới 2 điều (điều 20,21);
- Sửa đổi 28 điều còn lại.
Chương 3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Gồm 14 điều (39-52) trong đó:
- Bổ sung mới 4 điều (điều 40,41,42,46);
- Sửa đổi 9 điều còn lại.
Chương 4. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Gồm 5 điều (53-57) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Sửa đổi 5 điều còn lại.
Chương 5. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Gồm 6 điều (58-63) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Sửa đổi 6 điều còn lại.
Chương 6. Vận tải đường bộ
Gồm 20 điều (64-83) trong đó:
- Bổ sung mới 11 điều (điều 66, 67, 69, 71, 73,74, 75, 77, 81, 82, 83);
- Giữ nguyên 2 điều (76,78)
- Sửa đổi 7 điều còn lại.
Chương 7. Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Gồm 4 điều (84-87) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Giữ nguyên 1 điều (85)
- Sửa đổi 3 điều còn lại.
Chương 8. Điều khoản thi hành
Gồm 2 điều (88-89) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Sửa đổi 2 điều còn lại.
Phần 3.
Những nội dung bổ sung mới, nội dung sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008
Chương I
Những quy định chung
Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ, nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ, chính sách phát triển giao thông đường bộ, quy hoạch giao thông đường bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi bị nghiêm cấm.
So với Luật Giao thông đường bộ năm 2001 (Luật năm 2001) Luật năm 2008 quy định rõ hơn về phạm vi điều chỉnh theo hướng liệt kê tên Chương, để thể hiện đầy đủ các lĩnh vực điều chỉnh của Luật (An toàn giao thông, quản lý vận tải, phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển...,đầu tư xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng...) đồng thời quy định rõ và bổ sung một số nguyên tắc trong hoạt động giao thông đường bộ cho phù hợp với phạm vi điều chỉnh toàn diện hoạt động giao thông vận tải đường bộ.
Điều 6 (mới). Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ.
Mục 5: Bộ GTVT lập quy hoạch các Quốc lộ trong phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quản lý, đường cao tốc trình Chính phủ phê duyệt....
Mục 6: UBND tỉnh lập quy hoạch đường do địa phương quản lý, có ý kiến của Bộ GTVT trước khi trình hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Một số sửa đổi cơ bản chương I:
Điều 3. giải thích rõ nhiều từ ngữ mới, đặc biệt khái niệm “đất của đường bộ” có sự thay đổi về cơ bản, không chỉ là “phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng” (Luật năm 2001) mà còn thêm phần đất dọc 2 bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
Khái niệm phương tiện được bổ sung đối tượng là rơmoóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; khái niệm xe thô sơ đường bộ được bổ sung đối tượng xe đạp máy (xe máy điện) và xe lăn dùng cho người khuyết tật.
Điều 8. Đối với các hành vi bị nghiêm cấm như:
Mục 7. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc 0,25miligam/1 lít khí thở như vậy quy định nồng độ thấp hơn so với Luật năm 2001 đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (35 nước trên thế giới áp dụng mức này).
Mục 8. Nghiêm cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Mục 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
Mục 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Mục 15. Đe doạ, súc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
Mục 19. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và nguời gây tai nạn.
Mục 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Chương II
Quy tắc giao thông đường bộ
Chương này quy định về quy tắc giao thông đường bộ (gồm hệ thống báo hiệu đường bộ; chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe; sử dụng làn đường; vuợt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng; quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà, qua cầu phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; quy tắc đi qua đảo giao thông; đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
giao thông trên đường cao tốc, giao thông trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơmoóc; người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác; người đi bộ, người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ; sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố; tổ chức giao thông và điều khiển giao thông, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan , tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông).
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 bổ sung mới:
Điều 20: Xếp hàng hoá trên trên phương tiện gia thông đường bộ.
Điều 21: Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng.
Những nội dung sửa đổi
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ.
Mục 2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
Mục 3. Tín hiệu đèn giao thông;
Mục 4. Biển báo hiệu đường bộ (5 nhóm);
Mục 5. Vạch kẻ đường;
Mục 6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ;
Mục 7. Rào chắn;
Mục 8. Bộ Trưởng Bộ GTVT quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ.
Mục 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường , người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường để bảo đảm an toàn.(tuy nhiên người đi bộ phải quan sát các xe đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chụi trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường;mục 3 điều 32-Người đi bộ)
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe.
*Trong khu vực đông dân cư : Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau :
*Ngoài khu vực đông dân cư : Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau :
*Khoảng cách giữa các xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ: (Điều 9, 10, 11 quy định theo quyết định 05/2007 Bộ GTVT)
+ Khi điều khiển xe tham gia giao thông, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy trước liền mình; ở nới có biển báo " cự ly tối thiểu giữa 2 xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
+Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe luôn phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
+ Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu quy định tại điều 10 quy định này.
Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc
Mục 4: Quy định các đối tượng không được đi vào đường cao tốc ( gồm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và xe máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/giờ)
Điều 30,31. quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới 7 tuổi (Luật năm 2001 không quy định cụ thể).
Điều chú ý người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, Luật năm 2008 bổ sung quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy.
Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ.
Mục 2: Không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc các thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông.
- Sử dụng bàn trượt, patanh, các thiết bị tương tự trên đường xe chạy.
Chương III
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Chương này quy định về phân loại đường bộ; đặt tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của công trình đường bộ; công trình báo hiệu đường bộ; đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thi công công trình trên đường bộ đang khai thác; quản lý bảo trì đường bộ; nguồn tài chính cho quản lý bảo trì đường bộ; xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt; bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung mới các điều:
Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ;
Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ;
Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông quy định rõ tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16 – 26% để đáp ứng lâu dài của giao thông đô thị.
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông.
Một số điều sửa đổi.
Điều 39. Quy định phân loại đường bộ gồm 6 hệ thống: Quốc lộ, đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường đô thị; đường chuyên dùng. Đồng thời quy định rõ thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ của Bộ GTVT (đối với Quốc lộ) và của UBND (đối với đường địa phương)
Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và ATGT của công trình đường bộ, Luật bổ sung quy định về công tác thẩm định ATGT đối với công trình đường bộ.
Điều 47. Luật bổ sung quy định ràng buộc trách nhiệm của đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải chụi trách nhiệm, nếu để xảy ra TNGT, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ.
Luật đã làm rõ khái niệm bảo trì đường bộ là thực hiện sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất; trách nhiệm của Bộ GTVT Quản lý, bảo trì đường Quốc lộ, UBND tỉnh Quản lý, bảo trì đường tỉnh, huyện, xã.
Điều 49. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Luật hình thành quỹ bảo trì đường bộ từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; các nguồn thu có liên quan đến sử dụng đường bộ và nguồn từ tổ chức, cá nhân không thuộc ngân sách nhà nước;(BOT) Chính phủ quy định việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở Trung ương, địa phương.
Điều 52. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Mục 2: Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 3: Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an tàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ làm mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu qủa do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.
Mục 4: Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như sau:
a. Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp lụât về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b. Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
c. Ủy Ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật;
đ. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương IV
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Chương này quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện, cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, chương này được sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Bên cạnh đó, để phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và một số hiệp định Việt nam đã ký kết cho phép xe tay lái bên phải của một số nước vào Việt Nam, mặt khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của phát triển du lịch.
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
Mục c: Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thụât và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
Mục 1: Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô khách.
Mục 3: Xe ô tô và rơmoóc, sơ mi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
Mục 1: (điểm e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
Mục 6: Quy định thẩm quyền và tổ chức việc thu hồi đăng ký, cấp biển số các loại xe cơ giới cho Bộ Công an; thu hồi đăng ký, biển số các loại xe máy chuyên dùng cho Bộ Giao thông vận tải, bảo đảm nguyên tắc cơ quan nào cấp thì cơ quan đó thu hồi.
Chương V
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Chương này quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, giấy phép lái xe, tuổi và sức khoẻ của người lái xe, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung quy định về các loại giấy tờ mà nguời lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện..
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Mục 1: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Mục 2: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang các giấy tờ sau:
a. Đăng ký xe;
b. Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại điều 59 của Luật này;
c. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại điều 55 của Luật này;
d. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 59. Giấy phép lái xe
Mục 3: Người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Điểm g, Mục 4: Giấy phép lái xe hạng FC, cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơmoóc, đầu kéo kéo sơmi rơmoóc.
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
Mục 1: Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c. Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơmoóc (FB2);
d. Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơmoóc, sơ mi rơmoóc (FC);
đ. Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơmoóc, sơ mi rơmoóc (FD).
e. Tuổi tối đa của người lái xe khách chở trên 30 chỗ ngồi: 50 tuổi đối với nữ, 55tuổi đối với nam.
Mục 2: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ Y-tế chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khoẻ, định kỳ khám sức khỏe cho người lái xe và quy định cơ sở Y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Chương VI
Vận tải đường bộ
Chương này quy định về hoạt động vận tải đường bộ, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, người lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận chuyển hành khách, người thuê vận chuyển hàng hoá; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển động vật sống; vận chuyển hàng nguy hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị; vận tải đa phương thức; dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; tổ chức, hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã phân biệt, làm rõ hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, do đó chia chương này thành hai Mục: Hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Quy định như vậy tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hai loại hình dịch vụ này.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung mới các điều:
Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách (cố định, buýt, taxi, hợp đồng, du lịch..);
- Kinh doanh vận tải hàng hoá (thông thường, siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm...);
- Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải ô tô, phải có đủ điều kiện của Luật mới được kinh doanh.
2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải tuyến cố định, xe buýt, taxi; phải có đủ điều kiện của Luật mới được kinh doanh.
3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe công ten nơ; phải có đủ điều kiện của Luật mới được kinh doanh.
4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách.
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền sau đây:
- Thu cước, phí vận tải;
- Từ chối vận chuyển......nếu không đúng trong hợp đồng hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau:
- Đảm bảo chất lượng vận tải;
- Mua bảo hiểm hành khách;
- Giao vé cho khách;
- Bồi thường thiệt hại do ngừoi nhà xe gây ra;
- Chịu trách nhiệm về hậu quả do nhà xe gây ra.
Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hành khách.
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá.
Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của thuê vận tải hàng hoá.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng.
Điều 77. Vận chuyển động vật sống.
Điều 81. Vận tải đa phương thức.
Điều 82. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đuờng bộ.
Điều 83. Tổ chức hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
Luật cũng đã bổ sung quy định về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt quy định “phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ”. Đây là quy định mang tính đột phá trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải. căn cứ điều này Chính phủ sẽ có quy định cụ thể phạm vi, đối tượng, lộ trình thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Chương VII
Quản lý Nhà nước
về giao thông đường bộ
Chương này quy định nội dung quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ; thanh tra đường bộ, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung một số nội dung quản lý Nhà nước về vận tải đường bộ như việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ, đồng thời phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về vận tải đường bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.
Luật cũng quy định bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra đường bộ để nâng cao vai trò, hiệu qủa của lực lượng thanh tra.
Điều 86. Thanh tra giao thông đường bộ
Mục 2:
- Điểm a. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu qủa có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và chụi trách nhiệm về quyết định đó;
- Điểm b. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;
- Điểm c. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
Mục 3: Chính phủ Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ.
Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
Mục 1: Cảnh sát giao thông đường bộ, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Mục 3: Chính phủ quy định vịệc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Với quan điểm đổi mới trong việc xây dựng luật, Luật năm 2008 đã bỏ chương khen thưởng, xử lý vi phạm, đồng thời bỏ một số điều đã có trong Luật thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo...
Chương VIII.
Điều khoản thi hành
Chương này quy định hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 và thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2001.
Phần 4.
Tổ chức thực hiện
1. Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ năm 2008 là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trước mắt năm 2009 cần tập trung tuyên truyền các nội dung có nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông ở mức độ cao như:
- Đi không đúng phần đường, làn đường; chạy qúa tốc độ cho phép; quay xe, chuyển hướng, đỗ xe, dừng xe không đúng quy định;
- Uống rượu, bia say khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; không chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ;
- Không thực hiện đội mũ bảo hiểm (kể cả trẻ em) hoặc đội mũ không cài quai đúng quy định khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giai đọan tiếp theo, quyết định 1856 của Chính phủ về giải toả hành lang an toàn đường bộ.
2. Ban An toàn giao thông các địa phương, các ngành, các đoàn thể căn cứ đối tượng quản lý, xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện có hiệu qủa Luật giao thông đường bộ, góp phần kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông theo nghị quyết 32/2007 ngày 29/6/2007 của Chính phủ.
3. Ban An toàn giao thông các địa phương, các ngành, các đoàn thể báo cáo kết quả thực hiện về Ban An toàn giao thông tỉnh trước ngày 10/7/2009; khi triển khai đến cơ sở có gì vướng mắc liên hệ Văn phòng thường trực Ban, điện thoại 3.830.409.
Phụ lục 1.
Danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Tổng số 48 văn bản, trong đó:
- 10 Nghị định của Chính phủ;
- 19 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- 06 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an;
- 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y-tế;
- 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- 06 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Phụ lục 2.
TNGTquý I/2009 so với quý I/2008.
* TNGT 5 tháng/2009: Xảy ra 105 vụ; chết 118 người; bị thương 68 người. So với 5 tháng đầu năm 2008: Số vụ giảm 28 (105/133 = -21,05%); chết giảm 14 người (118/132 = -10,61%); bị thương giảm 10 người (68/78 = - 12,82%).
* TNGT đặc biệt nghiêm trọng có 03 vụ: Ngày 03/02 tại H.T.Nam, làm chết 02 người, bị thương nặng 04 người; ngày 13/3 tại đường Đại Ninh B.Bình, làm chết 10 người (trong đó có 09 người Nga), bị thương 14 người; 0giờ 15 phút ngày 19/6 QL1 Tuy Phong mô tô chở 4 tung vào ô tô, chết 04 người.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÁNH LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự
LớP BồI Dưỡng hè năm 2009
Báo cáo viên: Nguyễn Văn Dũng
Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo
BÀI GIẢNG
LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
NĂM 2008
Mục đích :
Đề cương này là cơ sở để các nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể để tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho học sinh, sinh viên
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về việc tuân thủ quy tắc giao thông trong học sinh, sinh viên
Yêu cầu :
1. Hướng dẫn học sinh, sinh viên hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ, trọng tâm là các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học, quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy
2. Phổ biến cho học sinh, sinh viên các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải và hậu quả pháp lý phải gắn chịu khi vi phạm.
3. Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ.
III. Nội dung tuyên truyền phổ biến
1. Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở
Chủ đề tuyên truyền : đi bộ an toàn, đi xe đạp an toàn, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Nội dung :
- Hướng dẫn học sinh đi bộ trên vĩa hè, lề đường, không đi bộ dưới lòng đường, không vượt qua dải phân cách, qua đường tại những nơi có đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường.
- Hướng dẫn học sinh qua đường tại những nơi không có đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
- Hướng dẫn học sinh khi đi xe đạp không đi dàn hàng ngang, đi đúng phần đường, làn đường dành cho xe đạp, không đi ngược chiều; không mang vác, chở cồng kềnh, sử dụng ô khi đi xe đạp, VV…
- Phổ biến các quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với mọi người ngồi trên xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; cài quay mũ đúng qui cách để phòng tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết các quy định về làn đường, phần đường dành cho người đi bộ hoặc xe thô sơ, tín hiệu đèn giao thông.
trân trọng cảm ơn các thầy , cô giáo
Về THAM Dự LớP BồI DƯỡNG Hè 2009
BàI học đến đây là kết thúc, xin kính chúc quỳ thầy cô sức khỏe, dạy tốt -học tốt
ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN
I. Cơ sở xây dựng Luật Giao thông đường bộ
năm 2008.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ trình Quốc hội và được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XII (2007-2011). Ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật Giao thông đường bộ.
Phần 1.
Những vấn đề chung
Đảm bảo tính kế thừa nội dung Luật Giao thông đường bộ năm 2001.
Đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của ngành giao thông đường bộ
Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam
II. Quan điểm và nguyên tắc sửa đổi Luật
Nâng lên thành luật các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2001 đã ổn định và phù hợp với thực tế
Việc vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế hội nhập với thực tiễn của hoạt động giao thông vận tải đường bộ trong nước.
Luật gồm 8 chương 89 điều, so với Luật 2001 có 9 chương 77 điều; số chương giảm 01, số điều tăng 12; trong 89 điều, luật 2008 có 03 câu giữ nguyên cả nội dung và kết cấu chiếm 3,37%; có 68 điều bổ sung, sửa đổi chiếm 76,40% và 18 điều mới chiếm 20,23%, cụ thể như sau:
Phần 2.
Cấu trúc Luật giao thông đường bộ năm 2008 so với Luật giao thông đường bộ năm 2001
Chương 1. Những quy định chung
Gồm 8 điều (1-8) trong đó:
- Bổ sung mới 1 điều (điều 6);
- Sửa đổi 7 điều còn lại.
Chương 2. Quy tắc giao thông đường bộ
Gồm 30 điều (9-38) trong đó:
- Bổ sung mới 2 điều (điều 20,21);
- Sửa đổi 28 điều còn lại.
Chương 3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Gồm 14 điều (39-52) trong đó:
- Bổ sung mới 4 điều (điều 40,41,42,46);
- Sửa đổi 9 điều còn lại.
Chương 4. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Gồm 5 điều (53-57) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Sửa đổi 5 điều còn lại.
Chương 5. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Gồm 6 điều (58-63) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Sửa đổi 6 điều còn lại.
Chương 6. Vận tải đường bộ
Gồm 20 điều (64-83) trong đó:
- Bổ sung mới 11 điều (điều 66, 67, 69, 71, 73,74, 75, 77, 81, 82, 83);
- Giữ nguyên 2 điều (76,78)
- Sửa đổi 7 điều còn lại.
Chương 7. Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Gồm 4 điều (84-87) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Giữ nguyên 1 điều (85)
- Sửa đổi 3 điều còn lại.
Chương 8. Điều khoản thi hành
Gồm 2 điều (88-89) trong đó:
- Bổ sung mới 0;
- Sửa đổi 2 điều còn lại.
Phần 3.
Những nội dung bổ sung mới, nội dung sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008
Chương I
Những quy định chung
Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ, nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ, chính sách phát triển giao thông đường bộ, quy hoạch giao thông đường bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi bị nghiêm cấm.
So với Luật Giao thông đường bộ năm 2001 (Luật năm 2001) Luật năm 2008 quy định rõ hơn về phạm vi điều chỉnh theo hướng liệt kê tên Chương, để thể hiện đầy đủ các lĩnh vực điều chỉnh của Luật (An toàn giao thông, quản lý vận tải, phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển...,đầu tư xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng...) đồng thời quy định rõ và bổ sung một số nguyên tắc trong hoạt động giao thông đường bộ cho phù hợp với phạm vi điều chỉnh toàn diện hoạt động giao thông vận tải đường bộ.
Điều 6 (mới). Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ.
Mục 5: Bộ GTVT lập quy hoạch các Quốc lộ trong phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quản lý, đường cao tốc trình Chính phủ phê duyệt....
Mục 6: UBND tỉnh lập quy hoạch đường do địa phương quản lý, có ý kiến của Bộ GTVT trước khi trình hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Một số sửa đổi cơ bản chương I:
Điều 3. giải thích rõ nhiều từ ngữ mới, đặc biệt khái niệm “đất của đường bộ” có sự thay đổi về cơ bản, không chỉ là “phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng” (Luật năm 2001) mà còn thêm phần đất dọc 2 bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
Khái niệm phương tiện được bổ sung đối tượng là rơmoóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; khái niệm xe thô sơ đường bộ được bổ sung đối tượng xe đạp máy (xe máy điện) và xe lăn dùng cho người khuyết tật.
Điều 8. Đối với các hành vi bị nghiêm cấm như:
Mục 7. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc 0,25miligam/1 lít khí thở như vậy quy định nồng độ thấp hơn so với Luật năm 2001 đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (35 nước trên thế giới áp dụng mức này).
Mục 8. Nghiêm cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Mục 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
Mục 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Mục 15. Đe doạ, súc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
Mục 19. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và nguời gây tai nạn.
Mục 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Chương II
Quy tắc giao thông đường bộ
Chương này quy định về quy tắc giao thông đường bộ (gồm hệ thống báo hiệu đường bộ; chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe; sử dụng làn đường; vuợt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng; quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà, qua cầu phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; quy tắc đi qua đảo giao thông; đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
giao thông trên đường cao tốc, giao thông trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơmoóc; người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác; người đi bộ, người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ; sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố; tổ chức giao thông và điều khiển giao thông, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan , tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông).
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 bổ sung mới:
Điều 20: Xếp hàng hoá trên trên phương tiện gia thông đường bộ.
Điều 21: Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng.
Những nội dung sửa đổi
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ.
Mục 2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
Mục 3. Tín hiệu đèn giao thông;
Mục 4. Biển báo hiệu đường bộ (5 nhóm);
Mục 5. Vạch kẻ đường;
Mục 6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ;
Mục 7. Rào chắn;
Mục 8. Bộ Trưởng Bộ GTVT quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ.
Mục 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường , người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường để bảo đảm an toàn.(tuy nhiên người đi bộ phải quan sát các xe đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chụi trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường;mục 3 điều 32-Người đi bộ)
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe.
*Trong khu vực đông dân cư : Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau :
*Ngoài khu vực đông dân cư : Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau :
*Khoảng cách giữa các xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ: (Điều 9, 10, 11 quy định theo quyết định 05/2007 Bộ GTVT)
+ Khi điều khiển xe tham gia giao thông, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy trước liền mình; ở nới có biển báo " cự ly tối thiểu giữa 2 xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
+Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe luôn phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
+ Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu quy định tại điều 10 quy định này.
Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc
Mục 4: Quy định các đối tượng không được đi vào đường cao tốc ( gồm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và xe máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/giờ)
Điều 30,31. quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới 7 tuổi (Luật năm 2001 không quy định cụ thể).
Điều chú ý người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, Luật năm 2008 bổ sung quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy.
Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ.
Mục 2: Không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc các thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông.
- Sử dụng bàn trượt, patanh, các thiết bị tương tự trên đường xe chạy.
Chương III
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Chương này quy định về phân loại đường bộ; đặt tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của công trình đường bộ; công trình báo hiệu đường bộ; đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thi công công trình trên đường bộ đang khai thác; quản lý bảo trì đường bộ; nguồn tài chính cho quản lý bảo trì đường bộ; xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt; bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung mới các điều:
Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ;
Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ;
Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông quy định rõ tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16 – 26% để đáp ứng lâu dài của giao thông đô thị.
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông.
Một số điều sửa đổi.
Điều 39. Quy định phân loại đường bộ gồm 6 hệ thống: Quốc lộ, đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường đô thị; đường chuyên dùng. Đồng thời quy định rõ thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ của Bộ GTVT (đối với Quốc lộ) và của UBND (đối với đường địa phương)
Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và ATGT của công trình đường bộ, Luật bổ sung quy định về công tác thẩm định ATGT đối với công trình đường bộ.
Điều 47. Luật bổ sung quy định ràng buộc trách nhiệm của đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải chụi trách nhiệm, nếu để xảy ra TNGT, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ.
Luật đã làm rõ khái niệm bảo trì đường bộ là thực hiện sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất; trách nhiệm của Bộ GTVT Quản lý, bảo trì đường Quốc lộ, UBND tỉnh Quản lý, bảo trì đường tỉnh, huyện, xã.
Điều 49. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Luật hình thành quỹ bảo trì đường bộ từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; các nguồn thu có liên quan đến sử dụng đường bộ và nguồn từ tổ chức, cá nhân không thuộc ngân sách nhà nước;(BOT) Chính phủ quy định việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở Trung ương, địa phương.
Điều 52. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Mục 2: Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 3: Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an tàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ làm mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu qủa do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.
Mục 4: Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như sau:
a. Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp lụât về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b. Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
c. Ủy Ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật;
đ. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương IV
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Chương này quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện, cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, chương này được sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Bên cạnh đó, để phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và một số hiệp định Việt nam đã ký kết cho phép xe tay lái bên phải của một số nước vào Việt Nam, mặt khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của phát triển du lịch.
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
Mục c: Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thụât và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
Mục 1: Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô khách.
Mục 3: Xe ô tô và rơmoóc, sơ mi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
Mục 1: (điểm e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
Mục 6: Quy định thẩm quyền và tổ chức việc thu hồi đăng ký, cấp biển số các loại xe cơ giới cho Bộ Công an; thu hồi đăng ký, biển số các loại xe máy chuyên dùng cho Bộ Giao thông vận tải, bảo đảm nguyên tắc cơ quan nào cấp thì cơ quan đó thu hồi.
Chương V
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Chương này quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, giấy phép lái xe, tuổi và sức khoẻ của người lái xe, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung quy định về các loại giấy tờ mà nguời lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện..
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Mục 1: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Mục 2: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang các giấy tờ sau:
a. Đăng ký xe;
b. Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại điều 59 của Luật này;
c. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại điều 55 của Luật này;
d. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 59. Giấy phép lái xe
Mục 3: Người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Điểm g, Mục 4: Giấy phép lái xe hạng FC, cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơmoóc, đầu kéo kéo sơmi rơmoóc.
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
Mục 1: Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c. Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơmoóc (FB2);
d. Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơmoóc, sơ mi rơmoóc (FC);
đ. Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơmoóc, sơ mi rơmoóc (FD).
e. Tuổi tối đa của người lái xe khách chở trên 30 chỗ ngồi: 50 tuổi đối với nữ, 55tuổi đối với nam.
Mục 2: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ Y-tế chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khoẻ, định kỳ khám sức khỏe cho người lái xe và quy định cơ sở Y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Chương VI
Vận tải đường bộ
Chương này quy định về hoạt động vận tải đường bộ, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, người lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận chuyển hành khách, người thuê vận chuyển hàng hoá; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển động vật sống; vận chuyển hàng nguy hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị; vận tải đa phương thức; dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; tổ chức, hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã phân biệt, làm rõ hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, do đó chia chương này thành hai Mục: Hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Quy định như vậy tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hai loại hình dịch vụ này.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung mới các điều:
Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách (cố định, buýt, taxi, hợp đồng, du lịch..);
- Kinh doanh vận tải hàng hoá (thông thường, siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm...);
- Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải ô tô, phải có đủ điều kiện của Luật mới được kinh doanh.
2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải tuyến cố định, xe buýt, taxi; phải có đủ điều kiện của Luật mới được kinh doanh.
3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe công ten nơ; phải có đủ điều kiện của Luật mới được kinh doanh.
4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách.
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền sau đây:
- Thu cước, phí vận tải;
- Từ chối vận chuyển......nếu không đúng trong hợp đồng hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau:
- Đảm bảo chất lượng vận tải;
- Mua bảo hiểm hành khách;
- Giao vé cho khách;
- Bồi thường thiệt hại do ngừoi nhà xe gây ra;
- Chịu trách nhiệm về hậu quả do nhà xe gây ra.
Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hành khách.
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá.
Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của thuê vận tải hàng hoá.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng.
Điều 77. Vận chuyển động vật sống.
Điều 81. Vận tải đa phương thức.
Điều 82. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đuờng bộ.
Điều 83. Tổ chức hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
Luật cũng đã bổ sung quy định về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt quy định “phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ”. Đây là quy định mang tính đột phá trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải. căn cứ điều này Chính phủ sẽ có quy định cụ thể phạm vi, đối tượng, lộ trình thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Chương VII
Quản lý Nhà nước
về giao thông đường bộ
Chương này quy định nội dung quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ; thanh tra đường bộ, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bổ sung một số nội dung quản lý Nhà nước về vận tải đường bộ như việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ, đồng thời phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về vận tải đường bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.
Luật cũng quy định bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra đường bộ để nâng cao vai trò, hiệu qủa của lực lượng thanh tra.
Điều 86. Thanh tra giao thông đường bộ
Mục 2:
- Điểm a. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu qủa có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và chụi trách nhiệm về quyết định đó;
- Điểm b. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;
- Điểm c. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
Mục 3: Chính phủ Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ.
Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
Mục 1: Cảnh sát giao thông đường bộ, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Mục 3: Chính phủ quy định vịệc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Với quan điểm đổi mới trong việc xây dựng luật, Luật năm 2008 đã bỏ chương khen thưởng, xử lý vi phạm, đồng thời bỏ một số điều đã có trong Luật thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo...
Chương VIII.
Điều khoản thi hành
Chương này quy định hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 và thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2001.
Phần 4.
Tổ chức thực hiện
1. Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ năm 2008 là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trước mắt năm 2009 cần tập trung tuyên truyền các nội dung có nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông ở mức độ cao như:
- Đi không đúng phần đường, làn đường; chạy qúa tốc độ cho phép; quay xe, chuyển hướng, đỗ xe, dừng xe không đúng quy định;
- Uống rượu, bia say khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; không chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ;
- Không thực hiện đội mũ bảo hiểm (kể cả trẻ em) hoặc đội mũ không cài quai đúng quy định khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giai đọan tiếp theo, quyết định 1856 của Chính phủ về giải toả hành lang an toàn đường bộ.
2. Ban An toàn giao thông các địa phương, các ngành, các đoàn thể căn cứ đối tượng quản lý, xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện có hiệu qủa Luật giao thông đường bộ, góp phần kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông theo nghị quyết 32/2007 ngày 29/6/2007 của Chính phủ.
3. Ban An toàn giao thông các địa phương, các ngành, các đoàn thể báo cáo kết quả thực hiện về Ban An toàn giao thông tỉnh trước ngày 10/7/2009; khi triển khai đến cơ sở có gì vướng mắc liên hệ Văn phòng thường trực Ban, điện thoại 3.830.409.
Phụ lục 1.
Danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Tổng số 48 văn bản, trong đó:
- 10 Nghị định của Chính phủ;
- 19 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- 06 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an;
- 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y-tế;
- 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- 06 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Phụ lục 2.
TNGTquý I/2009 so với quý I/2008.
* TNGT 5 tháng/2009: Xảy ra 105 vụ; chết 118 người; bị thương 68 người. So với 5 tháng đầu năm 2008: Số vụ giảm 28 (105/133 = -21,05%); chết giảm 14 người (118/132 = -10,61%); bị thương giảm 10 người (68/78 = - 12,82%).
* TNGT đặc biệt nghiêm trọng có 03 vụ: Ngày 03/02 tại H.T.Nam, làm chết 02 người, bị thương nặng 04 người; ngày 13/3 tại đường Đại Ninh B.Bình, làm chết 10 người (trong đó có 09 người Nga), bị thương 14 người; 0giờ 15 phút ngày 19/6 QL1 Tuy Phong mô tô chở 4 tung vào ô tô, chết 04 người.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÁNH LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự
LớP BồI Dưỡng hè năm 2009
Báo cáo viên: Nguyễn Văn Dũng
Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo
BÀI GIẢNG
LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
NĂM 2008
Mục đích :
Đề cương này là cơ sở để các nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể để tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho học sinh, sinh viên
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về việc tuân thủ quy tắc giao thông trong học sinh, sinh viên
Yêu cầu :
1. Hướng dẫn học sinh, sinh viên hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ, trọng tâm là các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học, quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy
2. Phổ biến cho học sinh, sinh viên các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải và hậu quả pháp lý phải gắn chịu khi vi phạm.
3. Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ.
III. Nội dung tuyên truyền phổ biến
1. Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở
Chủ đề tuyên truyền : đi bộ an toàn, đi xe đạp an toàn, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Nội dung :
- Hướng dẫn học sinh đi bộ trên vĩa hè, lề đường, không đi bộ dưới lòng đường, không vượt qua dải phân cách, qua đường tại những nơi có đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường.
- Hướng dẫn học sinh qua đường tại những nơi không có đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
- Hướng dẫn học sinh khi đi xe đạp không đi dàn hàng ngang, đi đúng phần đường, làn đường dành cho xe đạp, không đi ngược chiều; không mang vác, chở cồng kềnh, sử dụng ô khi đi xe đạp, VV…
- Phổ biến các quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với mọi người ngồi trên xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; cài quay mũ đúng qui cách để phòng tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết các quy định về làn đường, phần đường dành cho người đi bộ hoặc xe thô sơ, tín hiệu đèn giao thông.
trân trọng cảm ơn các thầy , cô giáo
Về THAM Dự LớP BồI DƯỡNG Hè 2009
BàI học đến đây là kết thúc, xin kính chúc quỳ thầy cô sức khỏe, dạy tốt -học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Thống Suý
Dung lượng: 1,34MB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)