Tìm hiểu danh lam thắng cảnh
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Dung |
Ngày 03/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu danh lam thắng cảnh thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Dọc theo bãi trước về phía núi lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh.
Bạch Dinh tọa lạc tại số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu.
Bạch Dinh được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. Đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
Bạch Dinh xưa
Bạch Dinh ngày nay
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Giá Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp.
Lối lên Bạch Dinh
Rừng cây hai bên lối lên Bạch Dinh
Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu). Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm.
Một góc kiến trúc Bạch DInh
Rừng Giá Tỵ bao quanh có một thế quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của Bạch Dinh. Chính rừng cây đã tạo nên vẻ đẹp cho khu di tích này. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động.
Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá giá tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc... Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó.
Rừng giá tỵ và sứ nhìn từ trên xuống
Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn - Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa chữ Hán Việt của từ này là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800 người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Từ 1906 đến 1917, đây là nơi thực dân Pháp bắt nhà vua yêu nước thương nòi Thành Thái (Bửu Lân, 1889 - 1954) an trí trước khi đầy đi biệt xứ tại đảo Réunion cùng với con là Duy Tân. Vì có sự kiện này, dân địa phương còn gọi Bạch Dinh là dinh Ông Thượng. Trong vòng hơn 11 năm (1934 - 1945), vua Bảo Ðại và Nam Phương Hoàng hậu thường sử dụng Bạch Dinh làm nơi nghỉ dưỡng. Những năm tiếp sau những gương mặt xám của chế độ Việt Nam cộng hòa như Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu, Trần Lệ Xuân, Nguyễn Văn Thiệu... đều lấy đây làm nơi nghỉ mát.
Vua Duy Tân
Ngày 27/04/1975, ba xe tăng Quân giải phóng tấn công chiếm dinh và cắm cờ chiến thắng lên nóc dinh. Nay, phía trước sân dinh, hai khẩu đại bác và mười khẩu thần công (có xuất xứ từ Pháp và I-ta-li-a vào thế kỷ 10) vẫn còn đó, hiên ngang chĩa nòng ra biển, như một thông điệp không lời với khách du lịch trong và ngoài nước rằng, nơi đây xưa kia từng là trận địa pháo của cha ông đã chiến thắng quân ngoại bang xâm lược. Tháng 8/1922, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng Bạch Dinh là danh thắng nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày nay, vùng đất có tòa Bạch Dinh hiện hữu là Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục đường Xuyên Á với hệ thống cảng, biển, sân bay và mạng lưới giao thông thủy bộ, bờ biển đẹp, thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu khí... Vẻ đẹp về kiến trúc và cảnh quan của Bạch Dinh đã làm mê mẩn lòng người, là điểm sáng giá nhất của địa phương đặc biệt với ngành công nghiệp không khói. Sau hàng trăm năm ngủ yên, trong những ngày lễ hội Festival Biển 2006, những khẩu súng thần công lại có dịp được gầm lên trên nền âm thanh của sóng biển (được tổ chức hoành tráng, ấn tượng, tháng 4/2006). Mỗi năm, Vũng Tàu đón không dưới năm triệu lượt khách, trong đó có 4% là khách quốc tế. Nhiều dự án được đưa vào sử dụng có hiệu quả như các khu du lịch Thùy Vân, Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Thị Vải, Núi Dinh... đặc biệt Bạch Dinh, vốn xưa kia từng là trận địa pháo một thời vang bóng.
Trận địa pháo cổ
Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. Từ đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước lượn vòng từ núi nhỏ đến núi lớn. Nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và khách du lịch ngày nay.
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trưng bày và giới thiệu tại đây.
Mặt hướng ra biển
Cặp ngà voi châu Phi
Kiến trúc bên trong tòa nhà
Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng nơi lịch sử đã đi qua...
Bạch Dinh tọa lạc tại số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu.
Bạch Dinh được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. Đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
Bạch Dinh xưa
Bạch Dinh ngày nay
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Giá Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp.
Lối lên Bạch Dinh
Rừng cây hai bên lối lên Bạch Dinh
Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu). Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm.
Một góc kiến trúc Bạch DInh
Rừng Giá Tỵ bao quanh có một thế quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của Bạch Dinh. Chính rừng cây đã tạo nên vẻ đẹp cho khu di tích này. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động.
Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá giá tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc... Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó.
Rừng giá tỵ và sứ nhìn từ trên xuống
Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn - Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa chữ Hán Việt của từ này là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800 người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Từ 1906 đến 1917, đây là nơi thực dân Pháp bắt nhà vua yêu nước thương nòi Thành Thái (Bửu Lân, 1889 - 1954) an trí trước khi đầy đi biệt xứ tại đảo Réunion cùng với con là Duy Tân. Vì có sự kiện này, dân địa phương còn gọi Bạch Dinh là dinh Ông Thượng. Trong vòng hơn 11 năm (1934 - 1945), vua Bảo Ðại và Nam Phương Hoàng hậu thường sử dụng Bạch Dinh làm nơi nghỉ dưỡng. Những năm tiếp sau những gương mặt xám của chế độ Việt Nam cộng hòa như Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu, Trần Lệ Xuân, Nguyễn Văn Thiệu... đều lấy đây làm nơi nghỉ mát.
Vua Duy Tân
Ngày 27/04/1975, ba xe tăng Quân giải phóng tấn công chiếm dinh và cắm cờ chiến thắng lên nóc dinh. Nay, phía trước sân dinh, hai khẩu đại bác và mười khẩu thần công (có xuất xứ từ Pháp và I-ta-li-a vào thế kỷ 10) vẫn còn đó, hiên ngang chĩa nòng ra biển, như một thông điệp không lời với khách du lịch trong và ngoài nước rằng, nơi đây xưa kia từng là trận địa pháo của cha ông đã chiến thắng quân ngoại bang xâm lược. Tháng 8/1922, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng Bạch Dinh là danh thắng nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày nay, vùng đất có tòa Bạch Dinh hiện hữu là Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục đường Xuyên Á với hệ thống cảng, biển, sân bay và mạng lưới giao thông thủy bộ, bờ biển đẹp, thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu khí... Vẻ đẹp về kiến trúc và cảnh quan của Bạch Dinh đã làm mê mẩn lòng người, là điểm sáng giá nhất của địa phương đặc biệt với ngành công nghiệp không khói. Sau hàng trăm năm ngủ yên, trong những ngày lễ hội Festival Biển 2006, những khẩu súng thần công lại có dịp được gầm lên trên nền âm thanh của sóng biển (được tổ chức hoành tráng, ấn tượng, tháng 4/2006). Mỗi năm, Vũng Tàu đón không dưới năm triệu lượt khách, trong đó có 4% là khách quốc tế. Nhiều dự án được đưa vào sử dụng có hiệu quả như các khu du lịch Thùy Vân, Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Thị Vải, Núi Dinh... đặc biệt Bạch Dinh, vốn xưa kia từng là trận địa pháo một thời vang bóng.
Trận địa pháo cổ
Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. Từ đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước lượn vòng từ núi nhỏ đến núi lớn. Nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và khách du lịch ngày nay.
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trưng bày và giới thiệu tại đây.
Mặt hướng ra biển
Cặp ngà voi châu Phi
Kiến trúc bên trong tòa nhà
Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng nơi lịch sử đã đi qua...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)