Tiểu sử Y Phương
Chia sẻ bởi Đoàn Minh Thiện |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Tiểu sử Y Phương thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Y Phương - Hứa Vĩnh Sước
THURSDAY, 20. MARCH 2008, 09:15:09
GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGữ VĂN.
Làng thơ Việt Nam, bên cạnh những “nhà thơ đồng bằng”, những “nhà thơ vùng cao” đã góp phần không nhỏ mang vào bản hợp xướng thơ ca những âm điệu mới. Nó “là lạ”, “ngồ ngộ”, với những ngôn từ mộc mạc, với cách nghĩ và lối diễn đạt “thẳng ruột ngựa” của người vùng cao, kiểu như “Nhớ vợ” của nhà thơ Cầm Vĩnh Ui; “Em tắm” của Bạc Văn Ùi… Nhưng tựu trung, đó là những tiết tấu buồn, nỗi buồn bảng lảng như sương trắng phủ kín thung sâu, và nó bị phong toả, trầm tích như một thứ cổ vật. Nó là “đặc sản” của vùng cao, là một nỗi buồn cố hữu không bao giờ bị hoà tan, không bao giờ biến mất… Di Linh (Vietimes)
Làng thơ Việt Nam, bên cạnh những “nhà thơ đồng bằng”, những “nhà thơ vùng cao” đã góp phần không nhỏ mang vào bản hợp xướng thơ ca những âm điệu mới. Nó “là lạ”, “ngồ ngộ”, với những ngôn từ mộc mạc, với cách nghĩ và lối diễn đạt “thẳng ruột ngựa” của người vùng cao, kiểu như “Nhớ vợ” của nhà thơ Cầm Vĩnh Ui; “Em tắm” của Bạc Văn Ùi… Nhưng tựu trung, đó là những tiết tấu buồn, nỗi buồn bảng lảng như sương trắng phủ kín thung sâu, và nó bị phong toả, trầm tích như một thứ cổ vật. Nó là “đặc sản” của vùng cao, là một nỗi buồn cố hữu không bao giờ bị hoà tan, không bao giờ biến mất… Những ngày cuối năm 2007. Sự ra đi của những cây đa, cây đề trong làng thơ, làng văn để lại những nhớ tiếc về nhân cách, về sự nghiệp của những nhà thơ quá cố… Trong sự rơi rụng của “lá rụng về cội”, có cả những nhà thơ dân tộc. Chiếc lá vàng nhất của cây thơ vùng cao, nhà thơ Bàn Tài Đoàn, một nhà thơ dân tộc Dao, Cao Bằng, cũng đã ra đi… Nói những điều ấy, để thấy một điều, những nhà thơ dân tộc có đóng góp, cống hiến cho thơ ca Việt Nam, ngày càng trở nên hiếm hoi, ngày càng thưa thớt dần. Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ V (năm 1994), khi ấy nước ta có 22 nhà văn, nhà thơ là người các dân tộc thiểu số. Đến bây giờ, con số 22 nhà thơ ấy, còn lại bao nhiêu? Có thêm những gương mặt nào mới?... Có lẽ, chưa có ai một lần ngồi nhẩm tính con số ấy. Y Phương là một trong số những nhà thơ hiếm hoi như thế! Sinh năm 1948, “người trai làng Hiếu Lễ” may mắn chào đời đúng ở cái nôi của xứ Tày: đất Trùng Khánh, Cao Bằng. Cuộc đời của cậu bé Hứa Vĩnh Sước, dù không cay đắng nhưng cũng nhiều nỗi muộn phiền. Và, những nỗi buồn như ám khói ấy, ám ảnh anh cả cuộc đời, ám ảnh cả trong thơ anh. Thân sinh của cậu bé Vĩnh Sước là một thầy tào, chữa bệnh cho nhiều người. Đối với một bản làng dân tộc ít người, thầy tào có vị trí cực kỳ quan trọng! Đó không chỉ là hiện thân của một người có khả năng xua giải đi những đau khổ muộn phiền trong cuộc sống vật chất, xua đuổi những tà ma, bệnh tật… mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả những phút giây yếu mềm nhất của con người. Ông cụ có tài sáng tác được các bài văn than (bài khóc người chết), có khả năng vẽ bùa lên cái nón lá (kiểu nón tu lờ của các nhà sư), niệm chú vượt sông như các vị la hán mà không cần thuyền… Ước mơ của cậu bé Sước khi ấy là học được những phép thuật của cha, học được những bài thuốc của cha… để mai này lớn lên, theo nghiệp cha làm thầy mo, chữa bệnh... Nhưng ông cụ xem lá số, biết Sước không hợp nên cũng chẳng mấy mặn mà trong việc “truyền nghề” cho con mình nối nghiệp… Tuổi thơ của Vĩnh Sước được bao bọc trong những câu chuyện tưởng như huyền thoại, về một người cha đầy bí ẩn của chính mình. Nhưng, cũng chính cái “lý lịch” ấy đã trở thành một “tỳ vết” ám khói tạo nên những trắc trở sau này cho một người thanh niên muốn lập thân với xã hội. Suốt tuổi thơ ròng rã, người cha cũng chính là người thầy đã dạy Y Phương học tất cả những gì mà ông có được: những bài cúng, những bài than, học chữ. 10 tuổi, Vĩnh Sước bắt đầu học và… tập nói tiếng Kinh… Khi ấy, đi học cũng chưa biết để làm
THURSDAY, 20. MARCH 2008, 09:15:09
GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGữ VĂN.
Làng thơ Việt Nam, bên cạnh những “nhà thơ đồng bằng”, những “nhà thơ vùng cao” đã góp phần không nhỏ mang vào bản hợp xướng thơ ca những âm điệu mới. Nó “là lạ”, “ngồ ngộ”, với những ngôn từ mộc mạc, với cách nghĩ và lối diễn đạt “thẳng ruột ngựa” của người vùng cao, kiểu như “Nhớ vợ” của nhà thơ Cầm Vĩnh Ui; “Em tắm” của Bạc Văn Ùi… Nhưng tựu trung, đó là những tiết tấu buồn, nỗi buồn bảng lảng như sương trắng phủ kín thung sâu, và nó bị phong toả, trầm tích như một thứ cổ vật. Nó là “đặc sản” của vùng cao, là một nỗi buồn cố hữu không bao giờ bị hoà tan, không bao giờ biến mất… Di Linh (Vietimes)
Làng thơ Việt Nam, bên cạnh những “nhà thơ đồng bằng”, những “nhà thơ vùng cao” đã góp phần không nhỏ mang vào bản hợp xướng thơ ca những âm điệu mới. Nó “là lạ”, “ngồ ngộ”, với những ngôn từ mộc mạc, với cách nghĩ và lối diễn đạt “thẳng ruột ngựa” của người vùng cao, kiểu như “Nhớ vợ” của nhà thơ Cầm Vĩnh Ui; “Em tắm” của Bạc Văn Ùi… Nhưng tựu trung, đó là những tiết tấu buồn, nỗi buồn bảng lảng như sương trắng phủ kín thung sâu, và nó bị phong toả, trầm tích như một thứ cổ vật. Nó là “đặc sản” của vùng cao, là một nỗi buồn cố hữu không bao giờ bị hoà tan, không bao giờ biến mất… Những ngày cuối năm 2007. Sự ra đi của những cây đa, cây đề trong làng thơ, làng văn để lại những nhớ tiếc về nhân cách, về sự nghiệp của những nhà thơ quá cố… Trong sự rơi rụng của “lá rụng về cội”, có cả những nhà thơ dân tộc. Chiếc lá vàng nhất của cây thơ vùng cao, nhà thơ Bàn Tài Đoàn, một nhà thơ dân tộc Dao, Cao Bằng, cũng đã ra đi… Nói những điều ấy, để thấy một điều, những nhà thơ dân tộc có đóng góp, cống hiến cho thơ ca Việt Nam, ngày càng trở nên hiếm hoi, ngày càng thưa thớt dần. Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ V (năm 1994), khi ấy nước ta có 22 nhà văn, nhà thơ là người các dân tộc thiểu số. Đến bây giờ, con số 22 nhà thơ ấy, còn lại bao nhiêu? Có thêm những gương mặt nào mới?... Có lẽ, chưa có ai một lần ngồi nhẩm tính con số ấy. Y Phương là một trong số những nhà thơ hiếm hoi như thế! Sinh năm 1948, “người trai làng Hiếu Lễ” may mắn chào đời đúng ở cái nôi của xứ Tày: đất Trùng Khánh, Cao Bằng. Cuộc đời của cậu bé Hứa Vĩnh Sước, dù không cay đắng nhưng cũng nhiều nỗi muộn phiền. Và, những nỗi buồn như ám khói ấy, ám ảnh anh cả cuộc đời, ám ảnh cả trong thơ anh. Thân sinh của cậu bé Vĩnh Sước là một thầy tào, chữa bệnh cho nhiều người. Đối với một bản làng dân tộc ít người, thầy tào có vị trí cực kỳ quan trọng! Đó không chỉ là hiện thân của một người có khả năng xua giải đi những đau khổ muộn phiền trong cuộc sống vật chất, xua đuổi những tà ma, bệnh tật… mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả những phút giây yếu mềm nhất của con người. Ông cụ có tài sáng tác được các bài văn than (bài khóc người chết), có khả năng vẽ bùa lên cái nón lá (kiểu nón tu lờ của các nhà sư), niệm chú vượt sông như các vị la hán mà không cần thuyền… Ước mơ của cậu bé Sước khi ấy là học được những phép thuật của cha, học được những bài thuốc của cha… để mai này lớn lên, theo nghiệp cha làm thầy mo, chữa bệnh... Nhưng ông cụ xem lá số, biết Sước không hợp nên cũng chẳng mấy mặn mà trong việc “truyền nghề” cho con mình nối nghiệp… Tuổi thơ của Vĩnh Sước được bao bọc trong những câu chuyện tưởng như huyền thoại, về một người cha đầy bí ẩn của chính mình. Nhưng, cũng chính cái “lý lịch” ấy đã trở thành một “tỳ vết” ám khói tạo nên những trắc trở sau này cho một người thanh niên muốn lập thân với xã hội. Suốt tuổi thơ ròng rã, người cha cũng chính là người thầy đã dạy Y Phương học tất cả những gì mà ông có được: những bài cúng, những bài than, học chữ. 10 tuổi, Vĩnh Sước bắt đầu học và… tập nói tiếng Kinh… Khi ấy, đi học cũng chưa biết để làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Minh Thiện
Dung lượng: 59,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)