Tieu luan xu ly tinh huong trong quan ly

Chia sẻ bởi Trưong Thị Quốc Nga | Ngày 12/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: tieu luan xu ly tinh huong trong quan ly thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

A.LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay giáo dục đang tập trung thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đó là: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đát nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.
Phát triển Giáo dục vào Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quang trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò hết sức quan trọng, việc nâng cao nguồn tri thức con người là yếu tố cơ bản có tính chất tiên quyết. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí Thư TW Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ “Nhà giáo và cán cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Theo Nghị quyết 29 kỳ họp thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới công tác kiểm tra đánh giá.
Đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung, đánh giá kết quả của việc quản lý, dạy và học nói riêng là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giao dục, giáo viên, học sinh cũng như của toàn xã hội.
Thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo, trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo Kiên Giang đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Điều đó được thể hiện cụ thể từ quy mô trường lớp đến chất lượng giáo dục cũng như công tác xã hội hóa giáo dục có những thay đổi theo hướng tích cực.
Tuy vậy một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục chưa coi trọng đằu tư đúng mức cho công tác này, còn chủ quan thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều đến hiệu quả việc đánh giá đặc biệt là đánh giá xếp loai học sinh đôi lúc dẫn đến bức xúc trong dư luận.
Để giải quyết thành công những phản ứng, khiếu nạy này là điều không thể đon giản, đòi hỏi chúng ta phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy sinh và từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý, kịp thời.
Chính vì lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại về đánh giá, xếp loại học sinh của trường THCS B”.
B.NỘI DUNG
1.Mô tả tình huống
Đầu học kỳ II, năm học 2014-2015, Hiệu trưởng trường THCS A tiếp nhận đơn đề nghị của phụ huynh em Nguyễn Tú Trinh , học sinh lớp 7/4 về việc xét cho em hưởng chế độ người khuyết tật được giáo dục hòa nhập tại trường (do em bị rối loạn thần kinh tạm thời theo giám định y khoa của bệnh viện tỉnh). Nhà trường hướng dẫn cho phụ huynh tiến hành làm hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ căn cứ theo Luật người khuyết tật năm 2010 và nộp cho Hiệu trưởng ký xác nhận, lưu hồ sơ nhà trường. Tiếp đến, Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn lớp dạy theo chương trình và đánh giá học sinh khuyết tật theo Điều 14, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế đánh giá học sinh THCS và THPT. Ngày 16 tháng 5 năm 2015 trường nhận đơn phản ánh của cô Nguyễn Mỹ Hạnh là giáo viên trong trường có con là Lâm Mỹ Hằng học cùng lớp với em Nguyễn Tú Trinh phản ánh việc hai em có học lực tương đương nhau, nhiều điểm kiểm tra của em Trinh thấp hơn nhưng khi phát sổ liên lạc thì một số điểm kiểm tra ở môn Ngữ văn của em Trinh cao hơn em Hằng. Kết quả cuối năm của em Hằng đạt loại trung bình, nhưng em Trinh thì đạt loại yếu phải thi lại 02 môn, đề nghị Hiệu trưởng xem xét và tạo điều kiện cho em Trinh được lên lớp như em Hằng.
2.Mục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trưong Thị Quốc Nga
Dung lượng: 122,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)