Tiểu luận KTKV: Trung Quốc mất dần vị trị công xưởng của thế giới
Chia sẻ bởi Phan Thi Trang Van |
Ngày 09/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tiểu luận KTKV: Trung Quốc mất dần vị trị công xưởng của thế giới thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Thực trạng: Doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc 4
2 Nguyên nhân 5
2.1 Mức lương trung bình của người lao động tăng 5
2.2 Dân số già hóa 7
2.3 Cung về lao động thay đổi 7
3 Kết luận 9
Tài liệu tham khảo: 10
Phụ lục: 11
LỜI MỞ ĐẦU
Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm liên tục từ năm 2008. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đứng trước nhiều khó khăn đe dọa sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Một trong những vấn đề nóng đang nổi cộm lên là việc mức lương trung bình của lao động Trung Quốc đang ngày càng tăng, làm cho Trung Quốc mất vị trí là công xưởng của thế giới. Nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đang tiến hành di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, những nước có mức lương trung bình thấp hơn.
Qua tham khảo một số tài liệu cùng với những hiểu biết cá nhân, tiểu luận này đề cập đến những lý do chính làm Trung Quốc mất dần vị trí là công xưởng của thế giới.
Thực trạng: Doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc
Mức lương trung bình của người lao động Trung Quốc ngày càng tăng và cao hơn so với các nước trong khu vực. Đây là lý do chính mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới có xí nghiệp ở Trung Quốc đang tiến hành di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, những nước có mức lương trung bình thấp hơn như Bangladesh, Việt Nam,...
Cho tới hết năm 2011, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI với tổng số vốn lên tới 108 tỷ USD. Các nước xếp sau Trung Quốc như Brazil, Ấn Độ và Mỹ cũng chỉ thu hút được khoảng 60 tỷ USD mỗi nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang mất dần vị trí thống lĩnh trong sự chọn của các nhà đầu tư quốc tế và phải nhường bớt thị phần cho các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, Bắc Phi hay các nước ngoại vi của EU.
Tính từ đầu năm 2012 tới nay, FDI vào Trung Quốc thực tế đã giảm 4% so với cùng kỳ năm 2011. Số dự án mới ở Trung Quốc trong quý đầu năm nay cũng chỉ dừng lại ở mức 8% trong tổng số dự án FDI thống kê được trên thị trường toàn cầu. Trong khi đó, dòng chảy FDI vào các nước mới nổi và đang phát triển khác lại tăng trưởng khá mạnh, chẳng hạn ở Ấn Độ là 40%, Indonesia là 30%, còn Tunisia là 45%.
Ngay cả một số công ty dệt may của Trung Quốc cũng đã tìm cách di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, tại các địa điểm mới như Bangladesh. Hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng Adidas cũng vừa đóng cửa nhà máy cuối cùng do hãng này nắm giữ trực tiếp ở Trung Quốc. Dệt may là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh mạnh nhất và các công ty đang có xu hướng chuyển sang các nước láng giềng của Trung Quốc, nơi chi phí lao động thấp hơn nhiều.
Nghiên cứu của Ngân hàng Natixis của Pháp cho biết chi phí nhân công tại Trung Quốc đã cao hơn ở Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và cả Algeria, Bulgaria, Tunisia hay Maroc. Nghiên cứu còn dự báo chi phí tiền công ở Trung Quốc thậm chí còn có thể ngang bằng với Mỹ trong 4 năm tới do tác động của kế hoạch tăng lương và điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ của nước này.
Nguyên nhân
Mức lương tăng, dân số già hóa và thiếu hụt lao động làm giảm dần sức cạnh tranh sản xuất toàn cầu.
Mức lương trung bình của người lao động tăng
Do luôn có số lượng thất nghiệp cao ở thành thị, năm 2004 là 14 triệu người, cộng với số người không có việc làm ở nông thôn đổ ra thành thị làm "dân công"(mingong) ngày càng tăng, lên đến 13 triệu năm 2005, nên giá tiền công lao động ở Trung Quốc rất rẻ. Tiền công lao động của một (17USD), và gấp 40 lần một người thợ Đức (24USD). Nhân công rẻ là một yếu tố quan trọng người thợ máy Trung Quốc (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu hoá và chính điều này đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên mức lương trung bình của người lao động ở Trung Quốc này càng tăng dần, sự chênh lệch mức lương giữa Trung Quốc và các nước phát triển ngày càng được thu hẹp.
Theo “Báo cáo phát triển tiền lương Trung Quốc” năm 2011 do viện nghiên cứu lao động và tiền lương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thi Trang Van
Dung lượng: 175,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)