Tiết 7 Ôn Tập - Bài Tập

Chia sẻ bởi Phan Đình Trung | Ngày 22/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tiết 7 Ôn Tập - Bài Tập thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Phan Đình Trung - Trường THCS Bạch Liêu - Yên Thành - Nghệ An
Trang bìa
Trang bìa:
Ôn Tập
Kiến thức: A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - VẬN TỐC

1. Chuyển động và đứng yên

- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc. Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật mốc thì được gọi là đứng yên.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật chọn làm mốc.

2. Chuyển động đều

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

3. Vận tốc

Vận tốc của một vật chuyển động đều được xác định bằng quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

II. CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU - VẬN TỐC TRUNG BÌNH

1. Chuyển động không đều

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

III. LỰC - SỰ CÂN BẰNG LỰC - LỰC MA SÁT

1. Lực

- Lực có thể làm thay đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.

- Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên

Gốc là điểm đặt của lực.

Phương chiều trùng với phương chiều của lực.

Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tĩ xích cho trước.

2. Hai lực cân bằng

- Cùng tác dụng lên một vật, cùng nằm trên một đường thẳng, cùng độ lớn và ngược chiều.

- Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật được gọi là quán tính.

3. Lực ma sát

- Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghĩ.

- Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

Bài tập
Tệp 1: B. BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG VÀ BIỂU DIỄN LỰC

Bài 1: Một ôtô chuyển động từ A đến B dài 180 km. trong nữa đoạn đường đầu xe đi với vận tốc V1 = 30km/h, nữa đoạn đường còn lại xe đi với vận tốc V2 = 45km/h.

a/ Sau bao lâu xe đến B.

b/ Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

c/ Nếu xe đi trong nửa đoạn đường đầu với vận tốc V1 = 30km/h. nửa đoạn đường sau xe chuyển động theo hai giai đoạn, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc V3 = 20km/h, nửa thời gian sau đi với vận tốc V4 = 10km/h. Tính vận tốc trung bình trên quảng đường AB.

Bài 2: Một vật đứng yên trên mặt đất. Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên vật, biết khối lượng của nó là 20kg. Nhận xét về các lực đó.

Tệp 2: B. BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG VÀ BIỂU DIỄN LỰC

Bài 1: Lúc 6 giờ một xe khởi hành từ A đến B ( AB = 45km) với vận tốc không đổi 15km/h. Lúc 6 giờ 30 phút xe thứ hai khởi hành từ A nhưng lại đến B sớm hơn xe thứ nhất 30 phút.

a/ Tìm vận tốc xe thứ hai.

b/ Tính thời điểm và vị trí xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất.

Bài 2: Hãy mô tả bằng lời các yếu tố của cấc lực sau:

B.T Định tính
Tệp 1: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH

Câu 1: Xe khách chở nhiều người thường chạy êm hơn xe khách chở ít người. Hãy giải thích tại sao?

Câu 2: Khi đi xe xuống dốc người ta thường dùng phanh giảm vận tốc của xe để tránh tai nạn. Vậy nếu chỉ được dùng một phanh thì nên dùng phanh nào? tại sao?

Câu 3: Nêu một số ứng dụng của quán tính trong đời sống và kĩ thuật.

Câu 4: Một ôtô chuyển động đều với lực ma sát không đổi 800N. Hỏi lực kéo của động cơ là bao nhiêu? Nếu lực kéo của ôtô là 1000N thì chuyển động của xe sẽ như thế nào?

Câu 5: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại, lực ma sát có lợi trong cuộc sống?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Đình Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)