Tiết 65 : Ôn tập văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng (lớp 8)

Chia sẻ bởi Lê Văn Siêng | Ngày 02/05/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Tiết 65 : Ôn tập văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng (lớp 8) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ôn tập văn học nước ngoài
và văn bản nhật dụng

Tiết 65 :
I.Văn bản nước ngoài:
Ôn tập văn học nước ngoài
và văn bản nhật dụng
Nêu tên tác giả và quốc gia của các văn bản nước ngoài đó ?
Củng cố bài cũ
An-đéc-xen
Xéc-van-téc
Ô. Hen-ri
Ai-ma-tốp
Đan Mạch
Tây ban nha
Mỹ
Cư-rơ-gư-xtan
Vào đêm giao thừa, đường phố lạnh giá một cô bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh.
Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi. Lần quẹt thứ nhất, em thấy ánh lò sưởi. Lần thứ hai, thấy bàn ăn có ngỗng quay. Lần thứ ba thấy cây thông Nô-en. Lần thứ tư thấy bà hiện về, những que diêm còn lại, hai bà cháu bay về chầu thượng đế.
Buổi sáng hôm sau, người ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm.
Hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió, chàng nghĩ là những gã khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan-chô Pan-xa can ngăn, Đôn-ki-hô-tê vẫn xông tới phóng giáo đâm vào cánh quạt. Vừa lúc đó, gió nổi lên, cánh quạt hất chàng ngã lộn cổ xuống đất. Ngọn giáo gãy tan tành.
Đôn-ki-hô-tê rất đau nhưng không kêu ca, cho mình bại trận là do pháp sư Phơ-re-xtôn gây ra. Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường tìm kiến cuộc phiêu lưu mới.
Giôn-xi mắc bệnh, cô chán chường buông xuôi sự sống. Cô đếm ngược và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, mình cũng lìa đời.
Sáng hôm sau Giôn-xi tỉnh dậy thấy cây thường xuân vẫn còn chiếc lá chưa rụng qua một ngày và một đêm mưa gió phũ phàng. Giôn-xi nhận thấy muốn chết là có tội, cô lấy lại được nghị lực sống và vượt qua cái chết.
Xiu kể lại cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh cụ Bơ-men bí mật vẽ trong đêm mưa gió. Cụ đã chết vì sưng phổi.
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, phía dưới là thung lũng Vàng. Trên làng, giữa ngọn đồi, hai cây phong to lớn như hai ngọn hải đăng, là biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng.
Nhân vật "tôi" cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong, những kí ức gắn liền ngôi trường và thầy giáo Đuy-sen.
Người thầy giáo với tâm hồn cao đẹp, không bằng cấp nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.
Mồ côi mẹ, bà nội mất, sống với người cha nghiện rượu lạnh lùng, tàn nhẫn. Sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà. Phải đi bán diêm để sống.
Nghèo khó, bất hạnh, thiếu thốn tình cảm, đói khát, sống cô độc, lạnh lẽo, thật đáng thương trong đêm giao thừa, thời tiết buốt giá.
? Qua phần đầu câu truyện, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm ?
Lần thứ nhất : tưởng đang ngồi trước lò sưởi  được sưởi ấm.
Lần thứ hai : một bàn ăn sạch sang trọng, có ngỗng quay.
Lần thứ ba : thấy cây thông Nô-en đẹp, nến sáng lấp lánh, nhiều màu sắc rực rỡ.
Lần thứ tư : hình ảnh người bà hiện về mỉm cười với em.
Lần thứ năm : em quẹt hết các que diêm còn lại  muốn giữ bà lại mãi mãi.
 Tất cả chỉ là ảo ảnh hiện thực là đói rét bát hạnh.
? Những lần quẹt que diêm của em bé và những mộng tượng của em bé ? Hiện thực phũ phàng khi que diêm bị tắt ?
- Quý tộc sa sút.
- Gầy gò, cao, cưỡi ngựa.
- Hiệp sĩ giệt ác, cứu người.
 khát vọng cao cả, tốt đẹp.
- Tưởng những tên không lồ.
 hoang tưởng, mê muội.
- Một mình xông vào đánh …
 dũng cảm, quyết tâm.
- Trọng thương không rên la.
- Không bận tâm đến ăn ngủ.
 quá máy móc, mù quáng.
- Nông dân nghèo.
- Béo, lùn, cưỡi lừa.
- Muốn cai trị một số đảo.
 ước muốn bình thường.
- Khẳng định là cối xay gió.
 thực tế, tỉnh táo.
- Hết lời can ngăn chủ.
 ứng xử sáng suốt.
- Đau một chút là rên.
- Ăn ngủ thoải mái.
 hèn nhát, thực dụng.
Một hoạ sĩ trẻ, nghèo, đang bị sưng phổi nặng  chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng.
Suy nghĩ : Khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ chết  tuyệt vọng, chờ đợi cái chết đến với mình.
Lần hai, thấy chiếc lá vẫn còn đó  cô cảm nhận được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc và nhu cầu sống trở lại trong cô.
 Thay đổi suy nghĩ, thái độ vượt qua được cái chết.
? Diễn biến tâm trạng và tình trạng bệnh tình của Giôn xi ?
Bác Bơ-men một hoạ sĩ già, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ, bác luôn mơ ước vẽ được một kiệt tác, yêu thương, lo lắng bệnh tình của Giôn-xi.
Lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió. Sau đó cụ đã chết vì viêm phổi.
 Một con người cao thượng quên mình vì người khác.
? Hình ảnh bác Bơ-men và kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của bác ?
Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ : chúng ghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời ... xào xạc dịu hiền.
Là nơi hội tụ bắt chim trong những ngày hè. Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái.
Là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới.
 Là người bạn thân thiết của những đứa trẻ trong làng.
? Hình ảnh “hai cây phong” trong sự cảm nhận của “chúng tôi” ?
Như những ngọn hải đăng trên đỉnh núi. Mỗi lần về làng, việc đầu tiên là tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
Có tiếng nói, tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu, rì rào theo những cung bậc khác nhau như làn sóng thuỷ triều, như tiếng thì thầm tha thiết ...
 Khắc họa hình ảnh tươi đẹp, kiên cường, gần gũi, gắn bó với con người  thể hiện tình yêu quê hương da diết.
? Hình ảnh hai cây phong đối trong cảm nhận của nhân vật “Tôi” – An-tư-nai ?
Thể hiện những bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên, về vẻ đẹp con người qua cái nhìn từ tấm lòng nhân hậu trân trọng cuộc sống của các nhà văn.
Những nhân vật được thể hiện qua cách nhìn khác nhau nhưng đều đẹp đẽ về tính cách, cách ứng xử đầy tình nhân cái.
Đem đến cho người đọc những bài học hay về cuộc sống.
Điểm giống nhau về nội dung của các VBNN ?

a.Nhân vật cô bé bán diêm:
- Đứa trẻ đói rét, bất hạnh đáng thương.
b.Nhân vật Đôn-ki-hô-tê:
- Sống có lý tưởng nhưng kỳ quặt.
c.Nhân vật Gion-xi , Xiu và Bơ-men:
- Những nghệ sĩ nghèo yêu thương đùm bọc nhau trong cuộc sống.
d.Nhân vật “tôi” trong “Hai cây phong”:
- Hai cây phong là biểu tượng tình cảm đẹp đẽ của “tôi’ và “chúng tôi”
Điểm khác nhau về các nhân vật qua các VBNN ?

Tiết 65 :
I.Văn bản nước ngoài:
II.Văn bản nhận dụng:
Ôn tập văn học nước ngoài
và văn bản nhật dụng
(Ni lông lẫn vào đất) làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, dẫn tới xói mòn.
Làm tắc các đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt, làm muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh.
Đặc biệt làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não gây ung thư phổi.
Khí độc do đốt bao bì ni lông gây ngộ độc...
 Làm cho thế giới mất an toàn, gây hại cho sức khoẻ.
? Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, cho chúng ta biết về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông như thế nào ?
Hạn chế tối đa việc dùng bao bì ni lông.
Tuyên truyền về sự tác hại của bao bì ni lông.
Vận động mọi người tìm giải pháp thay thế bao bì khác ít tác hại đến môi trường.
 Đề xuất hợp lí, có tính khả thi nhưng chưa triệt để tận gốc vấn đề.
? Hãy nêu một số giải pháp hạn chế dùng bao bì ni lông ?
Về sức khoẻ : làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản, nang phổi, gây viêm phế quản, ung thư ...
Làm co thắt các động mạch, gây huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, có thể gây tử vong. Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh.
Về đạo đức : tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta cao.
Để có tiền hút, thiếu niên có thể sinh ra trộm cắp. Từ nghiện thuốc lá có thể dẫn tới nghiện thuốc phiện làm huỷ hoại lối sống, nhân cách con người.
? Hãy nêu tác hại của thuốc lá qua văn bản “Ôn dich, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện ?
Các nước phát triển tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt  đang đạt được hiệu quả cao.
Chúng ta cần phải quyết tâm chống lại nạn dịch thuốc lá.
Hãy trở thành tuyên truyên viên về chống tác hại thuốc lá vì sức khỏe con người.
? Những kiến nghị của tác giả Nguyễn Khắc Viện về việc chống thuốc lá ?
Lúc đầu trái đất chỉ có hai người. Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 dân là 5,63 tỉ người, tương đương ô thứ 30 của bàn cờ.
Dự tính năm 2015 dân số thế giới sẽ là hơn 7 tỉ người.
 Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế - văn hoá ...
? Thực trạng bài toán dân số được tính toán từ câu chuyện trong Kinh thánh và dự báo đến hiện nay như thế nào ?
Nếu con người sinh sôi theo cấp số nhân thì đến lúc sẽ không còn đất để sinh sống.
Muốn tồn tại con người phải hạn chế sự gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt về kế hoạch hóa gia đình.
 Là lời kêu gọi khẩn thiết, vô cùng cấp bách.
? Những kiến nghị của tác giả Thái An về vấn đề dân số ?
Đều sử dụng phương thức nghị luận, cách lập luận chặt chẽ, nêu ra những luận cứ xác đáng, thuyết phục.
Đề cập đến vấn đề thường nhật bức thiết gắn với vấn đề lâu dài trong đời sống xã hội.
Đặt ra vấn đề xã hội, con người cần quan tâm, tuyên truyền giáo dục mọi người cần có trách nhiệm vì lợi ích cộng đồng.
Điểm chung giống nhau :
So sánh 3 văn bản nhật dụng đã học ?

a.Thông tin về ngày trái đất năm 2000:
Lời kêu gọi hạn chế dùng bao bì ny-lon để bảo vệ môi trường.
b.Ôn dịch, thuốc lá:
Giống như ôn dịch, thuộc lá gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
c.Bài toán dân số:
Đất đai không sinh thêm, con người mỗi ngày càng nhiều hơn. Đó là bài toán đáng lo ngại của thế giới.
Điểm riêng khác nhau :
So sánh 3 văn bản nhật dụng đã học ?
1. Bài cũ :
- Ôn tập nắm vững kiến thức về văn bản.
- Hệ thống lại văn bản đã học.
- Đối chiếu so sánh các văn bản.
2. Bài mới :
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật, văn bản
- Soạn văn bản "Hai chữ nước nhà".
Chaò tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Siêng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)