Tiet 52
Chia sẻ bởi Bùi Văn Khánh |
Ngày 27/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: tiet 52 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì góc khúc xạ r < góc tới i
Ngược lại khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì r > i
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
Khi góc tới i = 0 thì góc khúc xạ r = 0
II. Thấu kính hội tụ - Thấu kính phân kì
1. Thấu kính hội tụ:
TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa
2. Thấu kính phân kì:
TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa
Mỗi TKHT có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về 2 phía của thấu kính và cách đều quang tâm
Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự
III. QUAN SÁT ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA THẤU KÍNH:
IV. CÁCH VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA THẤU KÍNH:
1) Vật là điểm sáng nằm ngoài trục chính :
Vẽ 2 trong 3 tia sau :
a) Tia sáng qua quang tâm O, truyền thẳng
b) Tia tới song song trục chính, tia ló ( hoặc đường kéo dài ) qua tiêu điểm ảnh chính F’ .
c) Tia tới ( hoặc đường kéo dài ) qua tiêu điểm vật chính F, tia ló song song trục chính .
B’
B’
Chùm tia ló ( hoặc đường kéo dài ) cắt nhau tại ảnh B’ của B.
S
O
F
F’
S
O
F’
F
S’
F’p
F’P
S’
Nếu vật là một điểm sáng nằm trên trục chính. Tia tới song song với trục phụ.
Tia ló ( hay đường kéo dài ) qua tiêu điểm ảnh phụ F’P
2) Vật có dạng một đọan thẳng nhỏ với trục chính :
Vẽ ảnh B’ của B, hạ B’A’ trục chính ảnh A’B’ của AB.
A’
A’
B’
A
A’
V. CÔNG THỨC TÍNH KHOẢNG CÁCH TỪ ẢNH ĐẾN THẤU KÍNH VÀ ĐỘ CAO CỦA ẢNH:
OA’B’ đồng dạng OAB (g-g) có
FA’B’ đồng dạng F’OI (g-g) có
Từ đó => OA’ Và A’B’
CỦNG CỐ:
Câu 1 : Vật thật qua thấu kính phân kỳ sẽ cho :
a) ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
b) ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
c) ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
d) ba câu trên đều sai.
Hãy chọn phương án đúng.
CỦNG CỐ:
Câu 2 : Tia tới ( hoặc đường kéo dài ) qua ......., tia ló ra khỏi thấu kính sẽ đi song song với trục chính.
a) Quang tâm O
b) Tiêu điểm vật chính F.
c) Tiêu điểm ảnh chính F’.
d) Một điểm bất kỳ nằm trên trục chính.
Hãy chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống
CỦNG CỐ:
Câu 3 : Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính và cách thấu kính 60 cm. Xác định vị trí , tính chất của ảnh A’B’ cho bởi thấu kính trên :
a) Ảnh A’B’ thật, cách thấu kính 30 cm.
b) Ảnh A’B’ ảo, cách thấu kính 30 cm.
c) Ảnh A’B’ thật, cách thấu kính 60 cm .
d) Ảnh A’B’ ở vô cực.
Hãy chọn phương án đúng.
CỦNG CỐ:
Câu 4: Ảnh của một vật sáng đặt vuông góc với trục chính và ở trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là:
a) ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
b) ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
c) ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
d) ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
Hãy chọn phương án đúng.
CỦNG CỐ:
Câu 5: Ảnh của một vật sáng đặt trước một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng bằng hai lần tiêu cự của thấu kính là:
a) ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật
b) ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
c) ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn bằng vật
d) ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
Hãy chọn phương án đúng.
CỦNG CỐ:
Câu 6: Ảnh của một vật sáng trên phim của máy ảnh là:
a) ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật
b) ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
c) ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật
d) ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
Hãy chọn phương án đúng.
Hướng dẫn về nhà
Ôn tập tốt lý thuyết và bài tập:
+ phần điện từ học (từ bài 33 đến bài 38)
+ phần quang học đã học (từ bài 40 đến bài 47)
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Văn Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)