Tiết 49 -ôn tập vật lý 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Hoà | Ngày 27/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: tiết 49 -ôn tập vật lý 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP
ĐIỆN TỪ HỌC
QUANG HỌC
A. Lý thuyết
ĐIỆN
TỪ
HỌC
DÒNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU
Cách tạo?
MÁY PHÁT ĐIỆN
Phân loại?
2 loại
Các tác dụng?
4 tác dụng
TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG
Tăng hiệu
điệ thế
Máy biến thế
u1 n1
u2 n2
A. Lý thuyết
QUANG HỌC
HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG?
THẤU KÍNH HỘI TỤ
Cách nhận biết?
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
THẤU KÍNH PHÂN KỲ
Cách nhận biết?
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ?
B. Bài tập
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng :
A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin.
B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy.
C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.
D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
Câu 2: Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng quang. D. Tác dụng sinh lý.
Câu 3: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ
Giảm đi một nửa. C. Giảm đi bốn lần
B. Tăng lên gấp đôi. D. Tăng lên gấp bốn.
Câu 4: Máy biến thế là thiết bị biến đổi
Hiệu điện thế xoay chiều.
B. Cường độ dòng điện không đổi.
C. Công suất điện.
D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 5: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Câu 6: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ. B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác.
Câu 7: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 8: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì
chùm tia ló là chùm sáng song song.
B. chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
C. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
D. không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ hoàn toàn.
Câu 9: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Câu 10: Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220V phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là
Sơ cấp 3458 vòng, thứ cấp 380 vòng.
B. Sơ cấp 380 vòng, thứ cấp 3458 vòng.
C. Sơ cấp 360 vòng, thứ cấp 3300 vòng.
D. Sơ cấp 3300 vòng, thứ cấp 360 vòng.
II. Tự luận
Câu 1: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp?
Câu 2: Một vật AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính và cách quang tâm 6cm của một thấu kính có tiêu cự 8cm A nằm trên trục chính.
a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính trong hai trường hợp: a1. Thấu kính là hội tụ.
a2 .thấu kính là phân kỳ
.


b.Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp trên?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Hoà
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)