Tiet 27 ktKII L7 11-12

Chia sẻ bởi Thcs Cao Bá Quát | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tiet 27 ktKII L7 11-12 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Tuần:28 Ngày soạn:12//032012
Tiết: 27 Ngày dạy : 13/03/2012
ĐỀ KIỂM TRA 45’

I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào bài kiểm tra, tạo được thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh, đánh giá được kết quả của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh có những kỹ năng trình bài một bài kiểm tra dưới dạng tự luận, kỹ năng tái hiện kiến thức theo logíc của học sinh, tö duy, lập luận.
- Tạo hứng thú cho học sinh, tính trung thực, nghiêm túc, cẩn thận, độc lập, cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
* Đối với GV:
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 45’(HỌC KỲ II) MÔN VẬT LÝ 7
* MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện).
2. Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
3. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay…
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
* Kĩ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
* Thái độ:
- Trung thực trong kiểm tra.
- Có ý thức cao trong khi làm kiểm tra.

. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HK II, MÔN VẬT LÍ LỚP 7.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng


TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao







TNKQ
TL
TNKQ
TL


Chương3
Điện học
8 ttết
1. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
2.Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
3.Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện..
4. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
5. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
6. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Cao Bá Quát
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)