Tiết 25 -vật lý 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tặng |
Ngày 17/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: tiết 25 -vật lý 7 thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn 26/2/2017.
TIẾT 25: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
HS mô tả được một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác
dụng từ của dòng điện. Mô tả được một thí nghiệm hoắc một ứng dụng trong
thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác
dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2.Kỹ năng: Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về t/d từ, hoá học, sinh lí.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
4.Hình thành và phát triển NLHS.
B. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS: Nam châm, mẫu sắt thép đinh nhỏ, đồng nhôm, chuông điện với HĐT 6V, nguồn
điện một chiều, công tắc, Bđèn 6V, Dây dẫn, dung dịch CuSO4.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
II. Bài cũ: - Nêu các tác dụng của dòng điện đã học? cho ví dụ.
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nam châm điện.
GV: Giới thiệu một số tác dụng từ của nam châm cho HS trên cơ sở làm thí nghiệm cho HS quan sát.
HS: Tiếp thu thông tin về tác dụng từ của nam châm.
HS: Làm thí nghiệm H23.1 (SGK)
- Quan sát hiện tượng khi K đóng, mở.
- Cho biết cực nào KNC bị hút?, đẩy?
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C1?
Liên môn: - Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi.
- Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.
I. Tác dụng từ:
1. Tính chất từ của nam châm:
- Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật sắt, thép.
- Nam châm có khả năng làm quay kim nam châm.
- Mỗi nam châm có 2 cực ( ở đó hút mạnh) : Bắc –Nam.
- Các cực tương tác lẫn nhau: cùng cực thì đẩy nhau ,khác cực thì hút nhau.
2. Nam châm điện:
Kết luận:
a. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua gọi là một nam châm điện.
b.nam châm có tác dụng từ vì nó hút các vật bằng sắt ,thép và làm quay kim nam châm.
* Ứng dụng :Chế tạo nam châm điện sử dụng trong kỹ thuật và đời sống.
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu chuông điện.
GV: giới thiệu chuông điện trên màn chiếu.
GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu C2, C3, C4 (SGK)
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
GV: Có thể giới thiệu thêm về tác dụng cơ của dòng điện cho HS biết.(thông tin SGK)
3. Tìm hiểu chuông điện:
(SGV)
Các động cơ điện như quạt điện, máy bơm nước... hoạt động dựa trên tác dụng cơ của dòng điện.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
GV: YC HS quan sát thí nghiệm H23.3 (SGK) trên màn hình.
GV chiếu hình ảnh bộ dụng cụ dùng để thử xem một vật là chất dẫn điện và chất cách điện. YCHS cho biết để thử xem một vật dẫn điện hay cách điện thì làm thế nào?
HS: Quan sát, nhận xét dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện?
GV: Yêu cầu HS quan sát màu của thỏi than nối với cực âm? ( lưu ý trước màu đen) sau màu gì?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời câu C5, C6?, bổ sung, hoàn chỉnh.
Liên môn: - Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tặng
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)