Tiết 12 - Ôn tập

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Cường | Ngày 29/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tiết 12 - Ôn tập thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
GIÁO VIÊN: Nguyễn Mạnh Cường
Môn Vật lí - Lớp 8A
Trường THCS Cẩm Chế
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
- Chuyển động cơ học là gì?
- Vì sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ mang tính tương đối?
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
- Chuyển động hay đứng yên chỉ mang tính tương đối,tùy thuộc vào việc chọn vật làm mốc.
Lấy ví dụ?
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?.
Công thức tính vận tốc?
- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
 
Trong đó:
v: là vận tốc.
s: là quãng đường
t: là thời gian
Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian.
Đơn vị vận tốc: m/s hoặc km/h
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
 
- Đơn vị vận tốc: m/s hoặc km/h
Bài tập: Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường với quãng đường dài 9km, trong quãng đường đầu dài 3km học sinh này đi hết 12phút = 0,2 giờ. Trong quãng đường còn lại đi với vận tốc 12km/h. Tính:
a, Vận tốc trung bình của học sinh trên quãng đường đầu.
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ra km/h và m/s?
 
Tóm tắt:
s = 9 km
s1 = 3 km
t1 = 0,2 h
v2 = 12 km/h
v1 = ?
b) vtb = ?
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
II. Lực – Biểu diễn lực:
- Lực được xác định bởi 3 yếu tố: điểm đặt, phương và chiều, cường độ.
- Một đại lượng véc tơ là đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều. Như vậy lực thỏa mãn là một đại lượng véc tơ
* Dùng hình ảnh một mũi tên có hướng để biểu diễn lực:
- Gốc mũi tên chỉ điểm đặt của lực.
Hướng của mũi tên chỉ hướng của lực.
- Độ dài mũi tên chỉ độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích chọn trước.
Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được được biểu diễn như ở hình vẽ bên.
Hai lực cân bằng là 2 lực cùng tác dụng vào một vật, cường độ bằng nhau, cùng phương, ngược chiều.
Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Thế nào là hai lực cân bằng?
- Hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật thì kết quả thế nào?
Có 3 loại lực ma sát:
- Ma sát trượt.
- Ma sát lăn.
- Ma sát nghỉ.
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
II. Lực – Biểu diễn lực:
III. Áp suất:
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
 
Công thức tính áp suất chất lỏng:
p = d.h
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h là độ sâu cột chất lỏng, là khoảng cách từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. (m)
- Bình thông nhau là bình có hai hay nhiều nhánh thông đáy với nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mực thoáng của chất lỏng ở các nhánh luôn bằng nhau
 
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
II. Lực – Biểu diễn lực:
III. Áp suất:
Bài tập:
Một thùng chứa nước cao 1,5m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tại một điểm ở thành cách đáy 0,8m. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Tóm tắt:
d = 10000N/m3
ht = 1,5m
h’= 0,8m
p = ?
Giải:
Điểm tính áp suất cách mặt thoáng là:
h = ht – h’ = 1,5 – 0,8 = 0,7 (m)
Áp suất tại điểm đó là:
p = d.h = 10000.0,7
= 7000 (N/m2)
Đáp số: 7000N/m2
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
II. Lực – Biểu diễn lực:
III. Áp suất:
ÔN TẬP
Vật lí- Tiết 12
I. Chuyển động cơ học:
II. Lực – Biểu diễn lực:
III. Áp suất:
Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập toàn bộ chương trình, xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị giờ sau kiểm tra một tiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)