Tiết 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Huong | Ngày 14/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: tiết 1 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:



Ngày soạn: 18/8/08 Ngày giảng: 8A: 21/8/2009
8B:19/8/2009
Chương I. Cơ học
Tiết1- Bài1: Chuyển động cơ học
A - Mục tiêu:
1/Kiến thức:
-HS biết sơ lược các nội dung cơ bản cuả chương cơ học bằng cách đọc mục tiêu đầu
chương.
-Nêu được VD về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, chỉ rõ đươc vật làm mốc.
-Nêu được VD về tính tương đối cuả chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
-Nêu được các VD về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
2/Kỹ năng:
- XĐ được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
3/Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B- Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
-Tranh vẽ 1.2; 1.4; 1.5 phóng to để Hs xác định quỹ đạo chuyển động của một số vật
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền từ cho C6 và thí nghiệm.
*Học sinh: Dụng cụ gồm có :
 +1 xe lăn + 1 con vật bằng nhựa nhỏ +1 khúc gỗ +1 quả bóng bàn
C . Tổ chức dạy học:
HĐ của Thầy (1)
HĐ của Trò (2)

*Khởi động : (3 P).
1.Hát đầu giờ .


2. Giới thiệu chương trình vật lí 8 :
Chương trình gồm hai chương cơ học và nhiệt học => Yêu cầu HS trả lời.
? Trong chương I, ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề. Đó là những vấn đề gì?

HĐ 1:Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (12 P)
*Mục tiêu: Biết được vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật so với vật làm mốc.
*Dụng cụ: 1 xe lăn, 1 khúc gỗ...
*Tiến hành: - Gọi HS lấy ví dụ: chuyển động (CĐ), đứng yên.
- Gọi HS trả lời câu C1.
Hỏi: Thế nào là chuyển động cơ học?


Hỏi: Vậy khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên?
-GV khắc sâu kết luận:
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật CĐ so với vật mốc. Chuyển động đó gọi là CĐ cơ học hay gọi tắt là CĐ.

Hỏi: Những vật nào thường được chọn làm mốc?

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C2.
-> Lấy ví dụ.

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C3. Hỏi: Hãy chỉ ra người và thuyền đứng yên khi nào? Chỉ rõ vật mốc?

*Kết luận:
- Sự rơi của chiéc lá. Trong đó: Chiếc lá rơi so với cành ( mốc là cành cây).



HĐ 2:Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. (10 P).
*Mục tiêu: Hiểu được vật CĐ có tính tương đối.
*Tiến hành:
- Đọc phần thông tin và quan sát (H 1.2).
-> Yêu cầu trả lời câu hỏi C4 đến C6 vào vở.
*Chú ý:
+ Đối tượng vật nào là CĐ, vật nào là đứng yên, chỉ ra vật mốc...



+ Cần chọn lấy vật mốc cụ thể, thì mới đánh giá được trạng thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Huong
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)