Tieng Viet Lop2 Tuan14 CKTKN

Chia sẻ bởi Trương Thị Thu Hiền | Ngày 09/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tieng Viet Lop2 Tuan14 CKTKN thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:


Ngày soạn: 21.11.2010 Ngày dạy: 22.11.2010
Tiết 2 + 3: Tập đọc
Câu chuyện bó đũa
I.Mục tiêu:
-Biết ngắt nghĩ hơi đúng chổ, biết đọc ro lời nhân vật trong bài
-Hiểu ND: Đoàn kết se tạo nên sức mạnh. Anh chi em phải đoàn kết yêu thương nhau(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bó đũa thật.
III. Các hoạt động dạy – học:
HĐ của GV
HĐ HS
HTĐB

Bài cũ: Nhận xét, đánh giá.


Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc: HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Anh em”, tranh minh hoạ bài đọc “Câu chuyện bó đũa”. GV giới thiệu: Trong tuần 14, 15 các em sẽ học những bài gắn với chủ điểm nói về tình cảm anh em. Truyện ngụ ngôn mở đầu chủ điểm sẽ cho các em một lời khuyên rất bổ ích về quan hệ anh em. Các em hãy đọc truyện để biềt lời khuyên đó như thế nào.
2/ Luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài: Giọng chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn tồn, nhấn giọng các từ ngữ: chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh, có đoàn kết, mới có sức mạnh.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
Đọc từng câu. Chú ý các từ ngữ: lúc nhỏ, lớn lên, lần lượt, buồn phiền, đặt bó đũa, túi tiền, bẻ gãy, va chạm, thong thả, đoàn kết, ….
Đọc từng đoạn trước lớp – kết hợp rèn đọc các câu:
- Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, / rồi gọi các con, / cả trai, / gái, / dâu, / rể lại và bảo: //
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. //
- Người cha bèn cởi bó đũa ra, / rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. //
- Giải nghĩa từ : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết, ….
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( Tiết 2)
+ Câu hỏi 1: Câu chuyện này có những nhân vật nào?
- Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì?




+ Câu hỏi 2: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

+ Câu hỏi 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

+ Câu hỏi 4: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì?
- Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?

+ Câu hỏi 5: Người cha muốn khuyên các con điều gì?

Bình luận: Người cha đã dùng câu chuyện rất dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con, giúp các con thấm thía tác hại của sự chia rẽ, sức mạnh của đoàn kết.
4/ Luyện đọc lại:
- Nhận xét , bình chọn người đọc đúng và hay.

5/ Củng cố – dặn dò:
+ Yêu cầu HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa truyện.
+ Nhận xét tiết học.

Vài HS đọc bài “Há miệng chờ sung” và trả lời câu hỏi ngắn về nội dung bài đọc.
















- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.



- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.









- Cá nhân đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả nhóm cùng đọc từng đoạn.

- HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời: Có 5 nhân vật: Ông cụ và 4 người con.
- HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời: Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: ông đặt một túi tiền, một bó đũa lên bàn, gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa.
- HS đọc thầm lại đoạn 2 để trả lời: Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

- HS đọc thầm lại đoạn 2 để trả lời: Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một.
- Với từng người con./ Với sự mất đoàn kết./
- Với từng người con./ Với sự đoàn kết./
- Anh em phải đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu.





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thu Hiền
Dung lượng: 86,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)