Tiếng việt 5
Chia sẻ bởi Trần Thị Minh Thi |
Ngày 09/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: tiếng việt 5 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
* Đọc hiểu:
Đọc bài văn sau:
Những hạt thóc giống
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vuavua.Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu:
Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ cậu bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc không. Không ai trả lời. Lúc đó nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khơ- me
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái và điền vào chỗ chấm ý trả lời đúng:
Tại sao thóc của chú bé Chôm không nảy mầm được?
Vì chú bé không chăm sóc chu đáo.
Vì thóc giống đã bị nhà vua luộc kĩ.
Vì mảnh ruộng của chú không tốt.
Trong chuyện, chú bé Chôm có hành động nào đáng khen?
Chú bé Chôm đối đáp thông minh.
Chú bé Chôm nộp cho vua nhiều thóc nhất.
Chú bé Chôm nói: “Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”.
Dòng nào đánh giá đúng nhất về những người nộp thóc cho nhà vua?
Thích quyền lực, tiền tài, địa vị.
Hèn nhát, sợ bị trừng phạt
Thiều trung thực và thiếu lòng dũng cảm.
Vì sao nhà vua chọn chú bé Chôm để truyền ngôi?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Luyện từ và câu:
1. Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” là từ nào?
a. Bất khuất b. Hiên ngang c. Hèn nhát
2. Thành ngữ nào nói lên tính trung thực?
a. Đồng sức đồng lòng.
b. Cây ngay không sợ chết đứng.
c. Tay đứt ruột xót.
3. Câu hỏi: “ Lẽ nào thóc ấy còn mọc được?” có mục đích gì?
a. Nêu ý cần hỏi tại sao thóc lại mọc được.
b. Khẳng định thóc không thể mọc được.
c. Nêu cảm xúc ngạc nhiên khi thấy thóc mọc được.
4. Những câu văn : “Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” liên kết với nhau bằng cách nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................
5.Câu: “Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” Là:
a. Câu kể b.Câu cảm c.Câu khiến
6.Điền vào dấu câu thích hợp(dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than dấu gạch ngang ):
Sói có một ngôi nhà cũ nát bẩn thỉu. Một hôm Voi đi qua nhà chạm vào mái nhà của Sói, mái chà đổ ụp. Voi xin lỗi Sói rồi lập tức sửa lại mái nhà. Sói lấy làm lạ “Voi to lớn thế mà lại sợ mình. Bây giờ mình bắt nó làm cho mình một cái nhà mới, chắc nó phải làm ngay.” Nghĩ vậy, Sói hét:
Voi kia, mi tưởng chỉ xin lỗi ta và sửa lại mái nhà là xong à Phải đền một cái nhà mới, không thì ta sẽ ăn thịt mi!
Đọc bài văn sau:
Những hạt thóc giống
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vuavua.Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu:
Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ cậu bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc không. Không ai trả lời. Lúc đó nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khơ- me
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái và điền vào chỗ chấm ý trả lời đúng:
Tại sao thóc của chú bé Chôm không nảy mầm được?
Vì chú bé không chăm sóc chu đáo.
Vì thóc giống đã bị nhà vua luộc kĩ.
Vì mảnh ruộng của chú không tốt.
Trong chuyện, chú bé Chôm có hành động nào đáng khen?
Chú bé Chôm đối đáp thông minh.
Chú bé Chôm nộp cho vua nhiều thóc nhất.
Chú bé Chôm nói: “Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”.
Dòng nào đánh giá đúng nhất về những người nộp thóc cho nhà vua?
Thích quyền lực, tiền tài, địa vị.
Hèn nhát, sợ bị trừng phạt
Thiều trung thực và thiếu lòng dũng cảm.
Vì sao nhà vua chọn chú bé Chôm để truyền ngôi?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Luyện từ và câu:
1. Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” là từ nào?
a. Bất khuất b. Hiên ngang c. Hèn nhát
2. Thành ngữ nào nói lên tính trung thực?
a. Đồng sức đồng lòng.
b. Cây ngay không sợ chết đứng.
c. Tay đứt ruột xót.
3. Câu hỏi: “ Lẽ nào thóc ấy còn mọc được?” có mục đích gì?
a. Nêu ý cần hỏi tại sao thóc lại mọc được.
b. Khẳng định thóc không thể mọc được.
c. Nêu cảm xúc ngạc nhiên khi thấy thóc mọc được.
4. Những câu văn : “Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” liên kết với nhau bằng cách nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................
5.Câu: “Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” Là:
a. Câu kể b.Câu cảm c.Câu khiến
6.Điền vào dấu câu thích hợp(dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than dấu gạch ngang ):
Sói có một ngôi nhà cũ nát bẩn thỉu. Một hôm Voi đi qua nhà chạm vào mái nhà của Sói, mái chà đổ ụp. Voi xin lỗi Sói rồi lập tức sửa lại mái nhà. Sói lấy làm lạ “Voi to lớn thế mà lại sợ mình. Bây giờ mình bắt nó làm cho mình một cái nhà mới, chắc nó phải làm ngay.” Nghĩ vậy, Sói hét:
Voi kia, mi tưởng chỉ xin lỗi ta và sửa lại mái nhà là xong à Phải đền một cái nhà mới, không thì ta sẽ ăn thịt mi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Minh Thi
Dung lượng: 18,28KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)