Tiếng việt 2. Tuần 35

Chia sẻ bởi Hoàng Kim Quý | Ngày 09/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: Tiếng việt 2. Tuần 35 thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP.
1/ Bài văn tả cái gì?
a. Tuổi thơ của tác giả
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.
2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
a. Lúa vàng gợn sóng.
b. Đàn trâu ra về.
c. Cả hai ý trên.
3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:
a. Lững thững - nặng nề
b. Yên lặng - ồn ào
c. Cổ kính - chót vót
1/ Bài văn tả cái gì?
c. Tả cây đa.
2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
c. Cả hai ý trên.
3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:
b. Yên lặng - ồn ào

4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? ............................................................................................................................
5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Ngọn chót vót giữa trời xanh.
6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì?
.............................................................................................................
7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (M3 - 1)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
............................................................................................................................ 9/Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được.
Từ ngữ đó là:................................................................................................. - Đặt câu: ..................................................................................................
4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống
6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát.
Một hôm  □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
.
.
8/Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được.
yêu nước, hiền từ, nhân từ, nhân hậu,
Bác hồ có tấm lòng rất nhân hậu .
Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thấy lúa vàng, đàn trâu.
chót vót
9. Từ trái nghĩa với từ "Vui " là từ:
A. Vẻ              B. Nhộn              C. Thương                 D. Buồn
D. Buồn
10.  Từ "chăm chỉ" ghép được với từ nào sau:
A. trốn học             B. học bài                   C. nghỉ học
B. học bài
11.Bộ phận in đậm trong câu: "Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa"
Trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao?             B. Như thế nào?          C. Khi nào?
B. Như thế nào?
12: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
1. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) nói về một loài cây mà em thích.
Bài tập về nhà
2. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) 1.Tả về mùa hè.
3. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) Tả ảnh Bác Hồ .
4. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) Tả mùa xuân .
5. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) Tả cảnh biển.
6. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) Tả về trường, lớp.
7. viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) Tả về người thân của em.
CHÀO CÁC EM !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Kim Quý
Dung lượng: 1,13MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)