TichhopTTHCMtrongNguvan-MC

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lai | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: TichhopTTHCMtrongNguvan-MC thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
- PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Đảng CSVN lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động:
- Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM.
- Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
- Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Vai trò của TTHCM
- Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là:
+ Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay.
- Một nội dung quan trọng được đặc biệt là tư tưởng về đạo đức
- “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
3. Nội dung TT HCM
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
II. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
- Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể hiện trên ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống cộng đồng Việt Nam.
- Nhiều truyền thống đạo đức: cần cù trong lao động, tình nghĩa thuỷ chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu, anh dũng bất khuất trước quân thù...
+ Chân lý bình thường: "đói cho sạch, rách cho thơm"...
+ Coi trọng đạo lý làm người: "chị ngã em nâng", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”;
+ Đề cao sức mạnh đoàn kết "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao";
+ Đề cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bất khuất trước quân thù, "thà chết vinh còn hơn sống nhục",
+ Những đền miếu được xây dựng để nhân dân thờ cúng, suy tôn các anh hùng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết.
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc trong Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây
“Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Cụ thể:
- Quan điểm Nho giáo “nhân chi sơ tính bản thiện”.
Nhận thức của Hồ Chí Minh: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
- Giê-su: những lời răn dạy của Giê-su là sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên đường.
Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên: ba nguyên lý:
- Dân tộc: giành lại chủ quyền quốc gia để xây dựng đất nước độc lập. Tôn Trung Sơn nhận thấy tinh thần nhân dân Trung Hoa quá suy đồi chỉ biết bám vào gia tộc và tông tộc cho nên tái xây dựng sức mạnh dân tộc.
- Dân quyền: nhân dân phải có bốn (4) `chánh quyền` căn bản: bầu cử, đề nghị dự luật, biểu quyết bãi nhiệm chính quyền hay công chức, và phúc phủ quyết luật pháp.
- Dân sinh: chính quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân bởi vì quốc gia không thể hùng cường nếu dân tộc không được ấm no.
Chính sách `bình quân địa quyền` (canh giả hữu kỳ điền hay người cày có ruộng).
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản
- Tiếp thu những tư tưởng đạo đức cộng sản do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin và những nhà cách mạng nêu ra.
- Lênin là người “đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”. “là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới của các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”
B. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC
1.Giai đoạn thứ nhất: từ thuở niên thiếu đến năm 1911.
- Do ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, đặc biệt là bố mẹ, thầy giáo và tác động của điều kiện xã hội ở quê hương
- Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện những phẩm chất đạo đức của một người con ngoan, trò giỏi.
- Lớn lên, tác động của xã hội làm phát triển mạnh mẽ hơn ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, nghĩa đồng bào.
2. Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941): đi tìm đường cứu nước, trở thành người cộng sản và rồi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc có ý chí quyết tâm đấu tranh chống ách áp bức bóc lột, yêu thương nhân loại, tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có những nguyên tắc đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, kể cả tư tưởng đạo đức tiến bộ của phương Tây nói chung, của giai cấp tư sản nói riêng.
- Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng đạo đức cách mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng này đã tôi luyện nhân dân, các chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh bất khuất chống kẻ thù, trong cảnh lao tù tàn khốc.
3. Giai đoạn thứ ba (1941 – 1969) trực tiếp về những lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Biểu hiện tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của HCM
- “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
- Đồng thời, Người còn phát triển và hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng với những quan điểm về Cần, kiệm, liêm, chính, chi công vô tư, về trung với nước, hiếu với dân.
C. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG

1. Trung với nước, hiếu với dân
- Trong chế độ phong kiến: "vua là nước, nước là vua". Hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là:
+ Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
+ Trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân;
+ Trung thành với dân tộc, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân;
+ Lời dạy đó của Người với bộ đội: “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
2. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình
- "Làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"
- Tình yêu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với tất cả mọi người trong quan hệ hàng ngày.
- Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa;
3. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng”.
- Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ...
- Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”
- Chính: “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn”.
- Cần, kiệm, liêm, chính, có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người: "Thiếu một đức, thì không thành người".
Chí công, vô tư: là “đem lòng chí công, vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ ”(tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).
Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

- Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào.
- Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, lúc Đảng giao việc thì bất kỳ to nhỏ, đều làm hết sức cẩn thận, thấy việc thì phải làm, thấy việc thì phải nói.
- Trí là đầu óc sáng suốt, biết xem người, biết xét việc.
- Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải cố gắng chịu đựng…
- Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”
“Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Sự đoàn kết quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh “Bốn phương vô sản đều là anh em”.
- Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống lại sự áp đặt, cầm quyền của thực dân, đế quốc.
- Đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại
- Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích
- Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
- Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người
- Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị và khiêm tốn
Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại
Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại
Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng
Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng
Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5.6.1911 (Ảnh chụp đầu thế kỉ XX)
Bến Nhà Rồng ngày nay là bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Miền Nam
Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng
Nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris: "Tại đây, từ năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức"
Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng
Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng
Bác Hồ ở chiến khu
Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
Tết năm 1956, hàng trăm đại biểu cho nhân dân Thủ đô tập trung tại UB hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Bỗng trời đổ mưa như trút, mọi người đang lo tìm phương tiện cho đoàn đi kẻo Bác phải chờ lâu. Bỗng một chiếc xe con đỗ xịch trước cửa. Bác Hồ từ trên xe cầm ô đi vào, bắt tay chúc tết mọi người trong nỗi bất ngờ và cảm động của các đại biểu. Bác đã thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động đến chúc tết các đại biểu trước.
Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
Hồ Chí Minh là tấm gương về lòng vị tha, nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
Hồ Chí Minh là tấm gương về lòng vị tha, nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
Bác Hồ đi chống hạn với nhân dân
Hồ Chí Minh là tấm gương về lòng vị tha, nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
Hồ Chí Minh là tấm gương về lòng vị tha, nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
Bác tắm cho trẻ em dân tộc ở Việc Bắc
Bác quạt cho thương binh
Bác quan tâm đến đồng bào, chiến sỹ
Bác làm ruộng, tát nước với nông dân
Bác thăm hỏi, động viên các cụ già
Bác phát kẹo cho thiếu nhi
Bác chăm sóc, bảo vệ cây xanh
Bác đắp chăn cho đội dân công

 


 Tiết kiệm là gì ?
 
- Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.
 
- Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.
 
- Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực” (1).
 



 


Vì sao phải tiết kiệm ? 
- Để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. 
- Để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng khi nước ta là nước dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân, vay nợ nước ngoài...
- Để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả của 80 năm đô hộ, vơ vét của đế quốc Pháp rồi đến phát xít Nhật.



 


  Nội dung của tiết kiệm
 
- Tiết kiệm sức lao động. Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”.
 
- Tiết kiệm thời giờ. Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một tấc bóng là một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại” (2). Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác.
 
- Tiết kiệm tiền của, phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ.
 


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ai mang vàng vứt đi là người điên rồ. Ai mang thời giờ vứt đi là người ngu dại”.
Đặc biệt đối với những người cán bộ, Đảng viên, Người nhấn mạnh “từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân... làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm... Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”. 


 


 Ai cần phải tiết kiệm ? 
- Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Trước hết là các cơ quan, bộ đội, các xí nghiệp. 

- Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình. Bộ đội, chiến sĩ thì tiết kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm...; cán bộ cơ quan hành chính thì tiết kiệm thời gian, giấy, mực...; cán bộ tư pháp tiết kiệm thời giờ cho dân khi triển khai nhanh công việc...




 


1. Câu chuyện que diêm (Bác Hồ kính yêu của chúng em)
2. Lịch sử 3 bộ quần áo của Bác (Kể chuyện Bác Hồ tập 2/130)
3. Các chú ở không quân ra đón Bác đấy à? (Kể chuyện Bác Hồ tập 5/124)
4. Từ đôi dép đến chiếc xe ô tô (Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức HCM)

 


Tấm gương kiên trì rèn luyện, tôn trọng kỷ luật của Bác
"Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lịch sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.

 


1. Gương mẫu tôn trọng luật lệ (Bác Hồ kính yêu của chúng em)
2. Bác có phải là vua đâu (Kể chuyện Bác Hồ tập 2/130)
3. Kiên trì chông lại tuổi già và bệnh tật (Kể chuyện Bác Hồ tập 5/124)
4. Câu chuyện Bác đi thăm rừng Cúc Phương (Bác Hồ kính yêu của chúng em)
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
- Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
- Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế
PHẦN HAI

MÔN NGỮ VĂN
VỚI VIỆC GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM VỚI VIỆC DẠY HỌC NGỮ VĂN

Tư tưởng và đạo đức CM của HCM là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của NDLĐ từ xưa đến nay, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc VN, là một Nhà văn hóa lớn. Tác phong đạo đức hun đúc nên những giá trị mới của đời sống và hình thành những chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ cho dân tộc.
3. Trong nhà trường, với đặc trưng môn học và KHXH & nhân văn và với tính chất GD thẩm mỹ môn NV giúp HS bồi dưỡng năng lục tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thành nhân cách.
* NỘI DUNG SGK NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG HCM
- Tiểu học, hình ảnh kính yêu, gần gũi của Bác Hồ đã in đậm dấu ấn trong các em.
Ở Trung học cơ sở : có những bài, những nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm, nhân cách của Bác:
“Đêm nay Bác không ngủ”, “Cảnh khuya”, Rằm tháng giêng”, “Tức cảnh Pắc bó”, Ngắm trăng”…
Ở THPT tư tưởng đạo đức của Người thể hiện rất rõ qua nhiều TP của Người và của nhiều TG khác viết về Người “Mộ”, “Lai tân” “Vi hành” “Tuyên ngôn độc lập”, “Đức tính giản dị…”, “ Bác ơi!”, “Việt Bắc” “Người đi tìm hình của nước…” v.v…
II. Thực trạng hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh HSPT

- 95% học sinh từ TH đến THPT đều có những hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội.
- Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em.
- Khoảng 40% học sinh trung học phổ thông hiểu biết cuộc đời, hoạt động, TTHCM chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện.
- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
Nguồn tư liệu và phương tiện để học sinh tiếp cận với TTHCM

- Sử dụng sách giáo khoa có đề cập đến Hồ Chí Minh (100% học sinh)
- Sách báo, ti vi, (có 40% học sinh thành phố, thị xã mới theo dõi thường xuyên, còn 60% không có điều kiện để theo dõi, hoặc không quan tâm. hay ít quan tâm)
- Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (qua tranh. ảnh hay văn viết) được học sinh các lớp tiểu học và đầu cấp trung học cơ sở quan tâm nhiều hơn học sinh trung học phổ thông.
- Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử được thực hiện ở nhiều trường, chủ yếu dưới hình thức tập thể
Nhưng hiệu quả chưa cao vì:
+ Số ít học sinh chỉ xem hơn tìm hiểu trao đổi, chép bài của nhau để có thành tích là đơn vị tham gia đông đảo cuộc thi.
+ Sách báo đến các vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn là sóng truyền hình và phát thanh;
+ Học sinh e ngại nhất là những quyển sách viết về lý luận cao xa, dài dòng, họ thích những lời diễn đạt đơn giản, sâu sắc, ngấm dần mà thấm thía.
Nhận xét:
- Sự hiểu biết về Bác Hồ và TTHCM ở phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của TTHCM đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.
- Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác.
III. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
với việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông
- Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về văn hóa, đạo đức, tư tưởng cho VN và thế giới
Hồ Chí Minh là người luôn chú ý việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ, để họ trở nên những người có phẩm chất “vừa hồng vừa chuyên”
Tiếp nhận giá trị của những tác phẩm viết về HCM và do HCM sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước và nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
- Sáng tác của Hồ Chí Minh đã thể hiện sự thống nhất cao của những giá trị đạo đức, tư tưởng và giá trị thẩm mỹ.
IV. Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng
Hồ Chí Minh trong dạy & học Ngữ văn

1. Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn Ngữ văn, không phải dạy về thân thế sự nghiệp Hồ Chí Minh
Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn.
Không thể lấy việc giảng giải nội dung bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn, mà là được tiến hành tích hợp nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
2. Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học Ngữ văn, gây ra gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, thực hiện mục tiêu của bài học.
3. Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học.
- Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
4. Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung
- Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh.
- Thực hiện nguyên tắc nói và làm; nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu.
- Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả.
5. Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học để có hiệu quả giáo dục được nâng cao.
THẢO LUẬN:
1/ Theo thầy cô, khả năng tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn như thế nào? Có thể tích hợp cả 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn không ?
2/ Thầy cô hãy nghiên cứu nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh từ trang 25 đến trang 30.
+ Làm việc theo nhóm. Các nhóm nhận xét về ma trận nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn.
Thầy cô tìm hiểu các bài soạn giảng Ngữ văn có lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ lớp 6 đến lớp 9 .
+ Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một bài soạn có khả năng tích hợp cao nhất rồi nhận xét về phương pháp tích hợp tư tưởng HCM trong một bài giảng văn cụ thể, về nội dung của bài dạy có ảnh hưởng gì đến chuẩn kiến thức kĩ năng không?
KẾT LUẬN:
Giảng dạy tác phẩm văn chương là một quá trình đồng sáng tạo. Việc lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong bài dạy là tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên.
Trong giai đoạn hiện nay, việc lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết nhưng tránh máy móc, làm thay đổi bản chất của một giờ day văn ảnh hưởng đến giá trị văn chương của tác phẩm và gây nên sự quá tải. Vì vậy dù tích hợp như thế nào cũng phải luôn chú ý lấy chuẩn kiến thức kĩ năng làm cơ sở.


Xin cảm ơn quý thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)