TICH HOP NDGDSDNLTK&HQ VAO MON THU CONG &KI THUAT

Chia sẻ bởi Phan Thanh Hung | Ngày 09/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: TICH HOP NDGDSDNLTK&HQ VAO MON THU CONG &KI THUAT thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:


TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
VÀO MÔN THỦ CÔNG , KĨ THUẬT

Tháng 02, năm 2011


Muùc tieõu lo�ng gheựp Giaựo duùc sửỷ duùng naờng lửụùng tieỏt kieọm vaứ hieọu quaỷ (GDSDNLTK&HQ) vaứo moõn Thuỷ coõng, Kú thuaọt tieồu hoùc.

Mục tiêu tích hợp
Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học và mục tiêu tích hợp GDSDNLTK&HQ ở cấp Tiểu học, anh (chị) hãy xác định : Mục tiêu tích hợp GDSDNLTK&HQ vào môn học Thủ công, Kĩ thuật.

Thông tin phản hồi hoạt động 1

- Về kiến thức:
Giúp cho học sinh bước đầu biết được:
+ Thế nào là năng lượng ; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua giờ học và hoạt động thủ công, kĩ thuật.
+ Mối quan hệ giữa con người và năng lượng. Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả với cuộc sống của con người.
+ Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các hoạt động dạy học Thủ công, Kĩ thuật và ngoại khoá v?i các chủ đề môn học.
Thông tin phản hồi hoạt động 1

Về kĩ năng- hành vi:
+ Tham gia hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm , hiệu quả phù hợp với lứa tuổi.
+ Thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với mọi người.
Thông tin phản hồi hoạt động 1

Về thái độ - tình cảm:
+ Biết quý trọng, tiết kiệm năng lượng của bản thân, gia đình và quê hương, đất nước.
+ Có thái độ tích cực sử dụng tiết kiệm năng lượng, phê phán các hành vi lãng phí năng lượng ; thân thiện với môi trường sống.
+ Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Phương thức tích hợp
Hoạt động 2
Anh (chị ) hãy trao đổi các vấn đề sau:
1. Tích hợp GDSDNLTK&HQ vào môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học như thế nào?
2. Nêu một số phương pháp tích hợp GDSDNLTK&HQ vào môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học.
1. Tích hợp như thế nào?
1.1. Tích hợp vào các bài học trên lớp
Căn cứ vào nội dung các bài học môn Thủ công, môn Kĩ thuật, có thể tích hợpGDSDNLTK&HQ vào các bài học có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hoặc liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các bài học có nội dung gần gũi có thể tiết kiệm năng lượng.
Có 2 mức độ tích hợp GDSDNLTK&HQ vào các bài học Thủ công, Kĩ thuật như sau:
- Mức độ bộ phận: Là mức độ tích hợp cho các bài học có một hoặc một số phần của bài học có nội dung GDSDNLTK&HQ.
- Mức độ liên hệ: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung gần gũi để liên hệ GDSDNLTK&HQ.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Lựa chọn bài học tích hợp; xác định mức độ, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào bài học ; đảm bảo mục tiêu bài học của môn Thủ công, Kĩ thuật, đồng thời đảm bảo mục tiêu tích hợp GDSDNLTK&HQ.
Luụn có ý thức tích hợp GDSDNLTK&HQ và chuẩn bị những cõu hỏi, n?i dung gợi mở, liên hệ.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, GV có thể tích hợp GDSDNLTK&HQ tự nhiên, phù hợp với đặc trưng bộ môn, tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh.
Lưu ý khi tích hợp GDSDNLTK&HQ vào các bài học
1.2. Tổ chức các hoạt động tích hợp GDSDNLTK&HQ theo chủ đề môn học
Mỗi chủ đề có thể tổ chức một số hoạt động GDSDNLTK&HQ. Những hoạt động này có thể tổ chức vào các buổi học thứ hai đối với học sinh các trường học 2 buổi/ngày hoặc vào các buổi học ngoại khóa.





Ví dụ
Có thể tổ chức một số hoạt động sau:
- Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi.
- Tiết kiệm chất đốt trong nấu ăn.
- Trò chơi " Lái xe an toàn, tiết kiệm nhiên liệu".
- Trò chơi " Đóng vai tuyên truyền viên với một số đề tài về GDSDNLTK&HQ ".
2. Một số phương pháp dạy học lồng ghép GDSDNLTK&HQ
Phương pháp thảo luận
Phương pháp quan sát
Phuong phỏp th?c h�nh
Phuong phỏp nờu guong
.
Nội dung tích hợp

Hoạt động 3
- Xác định các bài học tích hợp GDSDNLTKvà HQ.
- Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó.
Thông tin phản hồi hoạt động 3
Các bài học tích hợp và mức độ tích hợp:
- Bài học môn Thủ công lớp 1:
+ Giới thiệu một số loại giấy, bìa - liên hệ.
+ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà - bộ phận.
Bài học môn Thủ công lớp 2:
+ Các bài học Gấp, cắt dán BB giao thông - Liên hệ.
+ Các bài học Gấp thuyền - liên hệ.

Thông tin phản hồi hoạt động 3
- Bài học môn Thủ công lớp 3:
+ Gấp tàu thủy hai ống khói - liên hệ.
+Làm quạt giấy tròn - liên hệ.
Bài học môn Kĩ thuật lớp 4:
+ ích lợi của việc trồng rau, hoa - liên hệ.
+ Lắp ô tô tải - liên hệ.
Bài học môn Kĩ thuật lớp 5:
+ Các bài học chủ đề nấu ăn - bộ phận.
+ Các bài học lắp ghép mô hình kĩ thuật- liên hệ.


Thực hành soạn, trình bàymột số hoạt động

Hoạt động 5
Chia lớp thành 5 tổ.
Mỗi tổ soạn và trình bày 1 giáo án tích hợp GDSDNLTKvà HQ vào 1 bài học và tổ chức 1 hoạt động giáo dục tích hợp GDSDNLTK và HQ.
Giới thiệu một vài giáo án

Bài Cắt dán và trang trí ngôi nhà.
Bài Cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
Giới thiệu cách tổ chức một vài hoạt động

- Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi.
- Sử dụng chất đốt tiết kiệm trong nấu ăn.
Tuyên truyền tiết kiệm năng lượng ở địa phương
..

Thiết kế tổ chức một hoạt động


- Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, tên hoạt động thường thể hiện mục tiêu hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được.
- Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được.
- Thời gian dự kiến: cần xác định và phân bố thời gian thích hợp.
- Chuẩn bị:
+ Địa điểm hoạt động.
+ Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết.
- Các bước tiến hành.
- Củng cố, đánh giá.




MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý


Không có thời gian học riêng, phải tích hợp vào môn học.
Đối tượng là HS tiểu học.
Nội dung đơn giản, thiết thực.
Thực hiện được dễ dàng, vì:
- Kiến thức không nhiều, không khó;
- Một GV dạy nhiều môn;
- Dạy cho học sinh kĩ năng sống.
Ý nghĩa
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - ngày một cạn kiệt.
Bảo vệ môi trường - ngày một ô nhiễm.
Đảm bảo kinh tế, sử dụng hiệu quả.
Giáo dục ý thức tiết kiệm cho HS và cộng đồng.
Yêu cầu
Giới thiệu nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với HS tiểu học:
- Nói kĩ, liên hệ năng lượng gần gũi với HS
- Không nói nhiều về năng lượng nguyên tử, năng lượng sạch, …
Tăng cường liên hệ thực tiễn:
- Bóng đèn com pác tiết kiệm điện năng ; sử dụng xe máy ít tốn xăng,…
- Nhà làm có nhiều cửa sổ,…
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Đi bộ nhiều, đi xe đạp nhiều.
Phương pháp dạy học
Nên bắt đầu từ nhu cầu cần năng lượng từ thực tiễn:
- Cần ánh sáng để đọc;
- Cần mát khi trời nóng;
- Cần ấm khi trời lạnh;
- Cần nấu ăn khi đói;
- Cần chạy máy móc để làm ra quần áo, sách vở, …
 Cần năng lượng
Bài học
Tài nguyên thiên nhiên hàng triệu năm tích luỹ mới được, đang bị sử dụng lãng phí, ngày một cạn kiệt. TNTN là có hạn.
Khả năng sáng tạo, tái tạo năng lượng của con người là vô tận.
HS phải học giỏi, có tri thức để góp phần tái tạo năng lượng, làm giàu cho đất nước.
( Sigapore làm mũi khoan dầu, Nhật Bản chế tạo ô tô, thiết bị điện tử, Mĩ dự trữ dầu mỏ)
Mục tiêu cuối cùng
Cần đọng lại gì sau bài học?
GIÁO DỤC TIẾT KIỆM
Tiết kiệm năng lượng như thế nào?
- Tiết kiệm mọi thứ, mọi nơi, mọi lúc
- Tiết kiệm trong sinh hoạt (ăn, uống, đi lại, giải trí)
- Tiết kiệm chi tiêu.
( Thói quen tắt điện khi xong công việc; sử dụng bóng đèn, máy lạnh, các thiết bị điện hợp lí; đi bộ, đi xe đạp).

HS biết quý trọng của cải vật chất;
Biết trân trọng sản phẩm lao động, biết ơn người lao động;biết lao động làm ra của cải;
HS phải tiết kiệm, chăm học, chịu khó.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, là đảm bảo phát triển bền vững.
TIẾT KIỆM;

TIẾT KIỆM;

TIẾT KIỆM.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Hung
Dung lượng: 551,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)