Tích hợp môi trường vào môn ngữ văn THCS
Chia sẻ bởi Chu Van Lan |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: Tích hợp môi trường vào môn ngữ văn THCS thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề:
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN
THCS
PHẦN MỘT:
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường là gì?
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
Môi trường sống của con người được phân thành:
+ Môi trường tự nhiên.
+ Môi trường xã hội.
2. Chức năng cơ bản của môi trường
Môi trường có 4 chức năng cơ bản:
a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất.
d. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
3. Thành phần của môi trường
Môi trường có những thành phần chủ yếu sau:
a. Thạch quyển: Là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất và phần trên cùng của lớp Mauti ( độ sâu khoảng 100 km2) dưới đáy đại dương được cấu tạo bởi vật chất ở trạng thái rắn.
b. Thủy quyển: Khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất là nước, tương đương với 361 triệu km2 .
c. Khí quyển: Là lớp vỏ không khí bao bọc quanh Trái Đất.
d. Sinh quyển: Là một hệ thống tự nhiên rất phức tạp. Nó bao gồm động, thực vật, các hệ sinh thái.
II.Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay
1. Môi trường đất.
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 331.314 km2. Phần đất liền là 31,2 triệu ha ( chiếm 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới.
Chất lượng đất không ngừng bị giảm do xói mòn, rửa trôi.
2. Môi trường rừng.
- Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm...
- Độ che phủ rừng của Việt Nam trong thời gian dài có xu hướng giảm.
3. Môi trường nước.
Việt Nam có lượng mưa lớn, hệ thống sông hồ dày đặc nên tài nguyên nước khá phong phú. Tổng lượng nước TB hàng năm là 880 tỉ m3.
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam xảy ra tình trạng khan hiếm nước.
Nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường nước là do nước thải CN, nước thải sinh hoạt chưa xử lí đã xả trực tiếp vào mặt nước.
Hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm bụi. Nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động, vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần.
4. Môi trường không khí.
5. Suy giảm đa dạng sinh học.
Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh vật học trên thế giới.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị suy giảm nhiều: số lượng cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng ...
6. Ô nhiễm môi trường do việc xử lí chất thải chưa đảm bảo.
Lượng chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, tăng TB hàng năm là 15%.
Hiệu quả thu gom chất thải thấp, ở các thành phố thu gom đạt khoảng từ 70 đến 75% nhưng ở nông thôn thu gom chỉ đạt 20%.
7. Điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn thấp.
Hiện nay mới có 60 – 70% dân cư đô thị, dưới 40% dân ở nông thôn được cung cấp nước sạch.
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, vấn đề an toàn thực phẩm đang cần được quan tâm của toàn xã hội.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIỮ GÌN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CẢI THIỆN VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP.
1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền cho mọi người dân về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường. Giáo dục cho mỗi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai.
Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường đã được thông qua.
2. Tăng cường công tác quản lí nhà nước, tạo cơ chế pháp lí
và chính sách.
- Quản lí môi trường bằng pháp luật.
Kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cơ sở thải chất gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Thực hiện Chương trình quốc gia của Việt Nam về “Biến đổi khí hậu” và “Bảo vệ tầng ozn”; góp phần cùng các quốc gia khác thực hiện Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
Tạo cơ sở pháp lí và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc trồng rừng bảo vệ và quản lí môi trường.
Mỗi người phải ý thức được rằng bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, vì môi trường liên quan đến mọi người, đến tất cả các quốc gia.
Khuyến khích, động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường.
Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải.
Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường.
Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của nghành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học.
- Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
- Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững.
- Nước ta có khoảng 23 triệu HS, SV các cấp và gần 1 triệu GV, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy.
- Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho HS, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
b. Chủ trương của Đảng và nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo
Về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Luật BVMT năm 2005 quy định:
+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết về ý thức BVMT.
+ Giáo dục môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông.
2. Mục tiêu giáo dục BVMT trong các trường THCS.
a. Kiến thức:
+ Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng.
+ Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững
+ Dân số - môi trường.
+ Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường.
+ Các biện pháp BVMT
b. Thái độ - tình cảm:
+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
+ Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường .
2. Mục tiêu giáo dục BVMT trong các trường THPT.
c. Có ý thức:
Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí.
Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
d. Kĩ năng – hành vi:
Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh.
Có hành động cụ thể BVMT.
Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT.
Nguyên tắc.
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động.
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt chú trọng vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
- Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia và quá trình học tập, HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học.
b. Phương pháp giáo dục.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học như:
+ Câu lạc bộ môi trường:
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề:
+ Điều tra khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lí.
+ Hoạt động trồng cây xanh:
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường:
+ Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về BVMT:
c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, GD BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có phương pháp đặc thù. Vì vậy ngoài nhưng phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi... Giáo dục BVMT thường sử dụng nhiều phương pháp như:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
Phương pháp thí nghiệm.
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
Phương pháp hoạt động thực tiễn.
Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
Phương pháp học tập theo dự án.
Phương pháp nêu gương.
Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT
I. NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHẦN HAI:
II. CÁCH THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC NGỮ VĂN
Các nguyên tắc tích hợp
1.1. Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép. Không tích hợp tràn lan, không tích hợp với những bài ít liên quan hoặc không liên quan trực tiếp với môi trường.
1.2. Đảm bảo đặc trưng môn học. Không biến giờ học thành giờ trình bày về giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường chỉ là một nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng trong các đơn vị kiến thức chuyên môn.
1.3. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương diện về môi trường cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, có đầu tư về cách thức dẫn dắt, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng kiến thức môi trường.
1.4. Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài học trong mỗi lớp một cách hợp lí. Mỗi bài học chỉ nên tích hợp một khía cạnh nào đó mà thôi.
1.5. Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường. Cần tạo ra những câu lạc bộ, thi sáng tác, thi tìm hiểu, tham quan thực tế để hộ trợ những kiến thức về môi trường đã được tích hợp trong các giờ học.
III. BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Để giúp học sinh thực tế ngoại khóa về giáo dục môi trường, có thể sử dụng các hình thức sau:
1 Tổ chức thi hùng biện về đề tài môi trường.
2. Tổ chức thi sáng tác (thơ, văn, kịch bản) về đề tài môi trường.
3. Tổ chức đi thực tế và viết thu hoạch.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH, THỰC TẾ, NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Câu hỏi tự luận.
2. Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi thảo luận
* Vì sao cần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS?
* Làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS trong môn Ngữ văn?
* Theo Anh/chị chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn cần bổ sung hoặc điều chỉnh gì cho phù hợp?
* Thể hiện một giáo án có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (Nhóm 1: Soạn bài khối 6, Nhóm 2: Soạn bài khối 7, Nhóm 3: Soạn bài khối 8, Nhóm 4: Soạn bài khối 9)
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Van Lan
Dung lượng: 437,86KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)