Tich hop GDMT sinh 7

Chia sẻ bởi Lý Đình Dũng | Ngày 15/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: tich hop GDMT sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CÁC NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN SINH HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Theo sách giáo khoa sinh học 6,7,8,9)
Khái quát chương trình:
- Học sinh nêu được vai trò của môi trường sống, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường
Hình thành ở học sinh các kỹ năng:
+ Nhận biết môi trường
+ Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường, thiết lập mối quan hệ nhân quả, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Vận dụng vào việc bảo vệ môi trường sống
- Hình thành ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, lên án các hành động phá hoại môi trường và đa dạng sinh học.
MỘT SỐ MODULE KHAI THÁC
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TỪ SÁCH GIÁO KHOA SINH HỌC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
MODULE 1
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Tên bài giảng: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Vị trí khai thác: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
2. Loại hình:GDMT khai thác từ bộ môn sinh học 6.
3. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học
- Hiểu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Có kỹ năng bảo tồn sự đa dạng của thực vật ở địa phương.
4. Chuẩn bị:
4.1. Giáo viên:
- Số liệu về sự đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dang sinh học.
Việt Nam là một trong 10 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với 13.766 loài (11.373 loài thực vật bậc cao và 2.393 loài thực vật bậc thấp) trong đó 10% số loài cây bản địa là loài đặc trưng (chỉ có ở Việt Nam)
 Thực trạng hiện nay:
+ Một số loài cây gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng: Thuỷ tùng, Hoàng đàn, Bách xanh, Cẩm lai…và nhiều loài dược liệu quí.
+ Sự đa dạng của thực vật ở nước ta ngày càng bị suy giảm, trong đó tài nguyên rừng bị suy thoái mạnh nhất. Biểu hiện qua các năm như sau:
Chuẩn bị phiếu học tập
- Hãy hoàn thành bảng trên (điền từ thích hợp vào ô trống và đánh dấu mũi tên hợp lí) thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của việc suy thoái rừng.
- Sưu tầm một số tranh biện pháp cải tạo cây trồng, tranh về đa dạng sinh học và hình thức bảo vệ đa dạng sinh học.
4.2. Học sinh: Chuẩn bị giấy A4 để ghi các biện pháp bảo vệ thực vật ở địa phương
5. Hệ thống các việc làm:
5.1. GV phát phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập theo nhóm (4-6 học sinh/nhóm).
5.2. Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
5.3. Cho học sinh đọc bảng số liệu về đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dạng sinh học.
5.4. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam?
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
5.5. Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới.
Rừng bị suy giảm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÂY XANH LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ
Cây xanh góp phần đắc lực trong việc ngăn bụi bẩn, hóa chất và vi trùng. Cây xanh tiến hành quá trình quang hợp đã thu hồi khí cacbonic và thải oxy trong lành cho muôn loài hô hấp, cây xanh là nhà máy lọc không khí có hiệu quả. Ở các vùng trồng thông, bạch đàn với các chất thơm thải ra có thể diệt vi khuẩn gây bệnh. Ở thành phố Vơnizơ vủa Italia sau khi trồng bạnh đàn người ta thấy tỷ lệ muỗi sốt rét giảm rõ rệt.
( Theo Thế giới cây xanh quanh ta)
MODULE 2
GIUN ÂÁÚT - LÆÅÎI CAÌY MUÄN THUÅÍ CUÍA NHAÌ NÄNG
1. Tên bài giảng : Giun đất.
- Vị trí khai thác: Vai trò của Giun đất đối với nông- lâm nghiệp
2. Loại hình : GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 7
3. Mục tiêu :
- Học sinh nhận thức được vai trò của Giun đất trong sản xuất nông- lâm nghiệp
- Biết được vai trò của Giun đất đối với môi trường sống
- Hình thành thái độ đúng đắn đối với loài động vật này.
4. Chuẩn bị :
Mỗi học sinh bắt một con giun to, khoẻ.
- Mỗi nhóm (2-4 học sinh) chuẩn bị một thí nghiệm : Cho tất cả giun của nhóm vào trong 1 lọ thuỷ tinh rộng miệng. Chuẩn bị thêm 1 lọ thuỷ tinh nhưng không có giun đất. Lần lượt bỏ vào 2 lọ các lớp đất theo thứ tự khác nhau. Thí nghiêm được chuẩn bị trước 2 - 3 ngày rồi mang đến lớp.
5. Hệ thống việc làm.
5.1. Cho các nhóm quan sát thí nghiệm và nhận xét sự thay đổi đất trong 2 lọ thí nghiệm.
5.2. Giáo viên cử đại diện mỗi nhóm nhận xét và chứng minh cho câu nói của Đacuyn "Giun đất là lưỡi cày muôn thuở của nhà nông".
5.3. Cho các nhóm thảo luận và bổ sung cho nhau, sau đó giáo viên bổ sung và đi đến kết luận vai trò của giun đất đối với môi trường.
Giun đ?t là lưỡi cày làm cho đất tơi xốp, không khí hoà tan trong đất nhiều hơn giúp rễ cây dễ nhận ôxy để hô hấp, làm tăng tính chịu nước, chuyển môi trường đất chua hoặc kiềm đến môi trường trung tính thích hợp với mọi loại cây.
5.4. Giun đất là con vật có ích, vậy thì ta có nên tìm cách bảo vệ, phát triển số lượng của chúng và tận dụng vai trò của chúng không . Ta có thể làm gì và cần phải làm gì?
Chấm dứt sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hạn chế dùng phân bón hóa học và tăng cường dùng các loại phân chuồng, phân rác, phân xanh, tưới tiêu hợp lý, giữ cho đất luôn ẩm...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cách đây hơn 100 năm, nhà tự nhiên học vĩ đại Darwin đã viết:
" Lưỡi cày là một trong những công cụ cổ xưa nhất và có ý nghĩa nhất do con người chế tạo ra. Nhưng đã lâu lắm trước khi phát kiến ấy ra đời, giun đất đã và sẽ còn mãi mãi cày đất thường xuyên“
Khi những lưỡi cày này xới đất đã làm cho lớp đất bạc màu phía trên được lộn xuống dưới, lớp đất màu mỡ phía dưới được đưa lên trên. Giun đất đã giúp con người đùn hàng tấn đất từ những lớp dưới chuyển lên bề mặt một cách am thầm, lặng lẽ...
Theo tính toán của Darwin sau 15 năm giun đất đã đùn lên một lớp đất dày chừng 6,25cm, sau 21 năm lớp đất đó dày10-12cm(Theo Những kỳ lạ trong thế giới sinh vật)
MẪU NGOẠI KHÓA
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1. Tên bài giảng: Tham quan thiên nhiên.
2. Loại hình: GDMT khai thác từ bộ môn sinh học 6.
- Dạng module: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
3. Mục tiêu:
- Khảo sát độ đa dạng và sự thích nghi của thực vật trong những môi trường cụ thể.
- Phân tích nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường, từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường.
TẬP LÀM NHÀ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG !
4. Chuẩn bị:
4.1. Giáo viên:
- Xác định vị trí sẽ đi tham quan.
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm khảo sát.
4.2. Học sinh: Nhãn ghi tên cây, túi nilông trắng.
5. Hệ thống các việc làm:
5.1. GV dẫn học sinh tới địa điểm tham quan và yêu cầu các nhóm quan sát các loài thực vật có mặt ở trong vị trí khảo sát (xung quanh 1 ao hồ) .
Phiếu số 1: Điều tra độ đa dạng các loài thực vật.
5.2. Học sinh làm việc với phiếu số 2.
Phiếu số 2: Khảo sát mức độ ô nhiễm trên bờ hồ.
Phiếu số 3: Khảo sát mức độ ô nhiễm dưới hồ nước.
5.3. Học sinh làm việc với phiếu số 3.
5.4. Tập hợp các nhóm lại và thảo luận về chất lượng nước; mức độ đa dạng của sinh vật trong ao, các khu vực xung quanh và ảnh hưởng của rác thải đến thực vật?
- Nêu nhận xét của em về độ đa dạng và sự thích nghi của thực vật ở khu vực đã khảo sát.
- Cho biết nguồn gốc của các loại rác thải, phế thải trên bờ hồ.
- Ảnh hưởng của các loại rác thải, phế thải đến sự sinh trưởng phát triển của thực vật.
- Nêu nhận xét của em về chất lượng của nước ao, hồ đã quan sát.
- Các nguồn nước chảy vào ao có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của nước? Sau đó kể ra nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nước ao?
5.5. GV cùng học sinh đề xuất các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
5.6. Qua buổi tham quan em có thái độ và hành vi như thế nào đối với tự nhiên?
- Yêu quí thiên nhiên, bảo vệ cây cối…
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Đình Dũng
Dung lượng: 298,18KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)