Tích hợp GD Hướng nghiệp vào môn SINH HỌC

Chia sẻ bởi Trần Hữu Dũng | Ngày 30/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tích hợp GD Hướng nghiệp vào môn SINH HỌC thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Hướng nghiệp cho học sinh THCS
trong giảng dạy sinh học
Bộ giáo dục và đào tạo
Trung tâm lao động - hướng nghiệp
NộI DUNG
I. Môn sinh học ở cấp THCS
II. giáo dục hướng nghiệp Qua môn sinh học
IIi. Tổ chức các Hoạt động
Phần I
Sinh học 6
Tìm hiểu về thế giới SV trong môn học riêng, đối tượng chủ yếu là thực vật. Nội dung chương trình được thiết kế theo một cấu trúc logic: đi từ giới thiệu khái quát về thế giới TV, đến những phần mô tả chi tiết cấu trúc các bộ phận trong cơ thể TV và cuối cùng là hệ thống hoá giới TV bằng kiến thức phân loại.
Vai trò và tầm quan trọng của TV đối với thế giới SV và đời sống con người. Toàn bộ nội dung chương trình được thể hiện dưới dạng gợi ý quan sát trên mẫu vật thật hoặc trên hình vẽ, ảnh chụp, khá hấp dẫn và sinh động.
Sinh học 7
Toàn bộ chương trình để giới thiệu về thế giới động vật, từ bao quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, HS được giới thiệu thế giới ĐV vô cùng phong phú và đa dạng, đầy màu sắc và lý thú: từ những ĐV nguyên sinh có kích thước hiển vi đến các loài ĐV khổng lồ.
ND có sự kết nối chặt chẽ giữa kiến thức với thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Nếu ở lớp đầu cấp (sinh học 6), chưa yêu cầu những nội dung thực hành riêng biệt, thì ở lớp 7, các bài thực hành đã được tách riêng và tăng về thời lượng cũng như nội dung (gồm có 10 bài thực hành và một buổi tham quan ngoài trời).
Sinh học 8
Sinh học 8 nghiên cứu sâu về cơ thể con người. Nội dung được cấu trúc từ bao quát đến cụ thể, từ cấu tạo tế bào tới mô, cơ quan và hệ cơ quan. Qua đó thấy được con người là ĐV cao nhất trong bậc thang tiến hoá. Những kiến thức về cơ thể con người có ý nghĩa trong bảo vệ SK, vệ sinh cá nhân...
Việc sử dụng các dạng câu hỏi, bài tập, các tranh vẽ, hình ảnh đặc biệt là thực hiện các nội dung thực hành sẽ giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức và liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa kiến thức khoa học và các công việc, nghề nghiệp liên quan.
Sinh học 9
Toàn bộ nội dung cung cấp những kiến thức trong một lĩnh vực quan trọng của sinh học: di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường. Đây là những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt tới nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống con người.
ở lớp 9, HS được nghiên cứu các hoạt động hướng nghiệp theo các chủ đề (HĐGDHN). Do đó, các em đã được chính thức tiếp cận với hoạt động này một cách có hệ thống. Việc khai thác tích hợp các nội dung hướng nghiệp qua môn sinh học sẽ là những bổ sung quan trọng trong định hướng nghề nghiệp.
Mục tiêu chung của môn Sinh học cấp THCS
Kiến thức
Mô tả được hình thái, cấu tạo cơ thể của SV thông
qua các đại diện của các nhóm VSV, nấm, TV, ĐV
và cơ thể người trong mối quan hệ với MT sống.
Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý
đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của
những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
Nêu được hướng tiến hoá của SV, nhận biết sơ bộ
các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại ĐV, TV.
Trình bày được các QL cơ bản về sinh lý, sinh thái
và MT,CSKH của các biện pháp giữ gìn VS, bảo vệ
SK, cân bằng sinh thái, bảo vệ MT; các biện pháp
KT nâng cao NS, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi.
Kỹ năng
Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường
gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan,
hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật,
làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị
thí nghiệm, đặt và theo dõi một số TN đơn giản.
Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây,
con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh
cá nhân, VS công cộng; giải thích các hiện tượng sinh
học thông thường trong đời sống.
Có kỹ năng học tập: Tự học, sử dụng tài liệu học tập,
lập bảng biểu, sơ đồ,...
Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu,
so sánh, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, hiện
tượng sinh học,...
Thái độ
Có niềm tin khoa học về bản chất của các hiện tượng
sống và khả năng nhận thức của con người
Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn VS,
bảo vệ SK cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ MT.
Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ KHKT thuộc lĩnh vực SH
vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên
nhiên,bảo vệ MT sống, có thái độ hành vi đúng đắn
đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số,
sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AISD, lạm dụng
ma tuý và các tệ nạn xã hội.

Phần II
Mục tiêu
Kiến thức
Từ kiến thức môn Sinh học, làm quen và tìm hiểu một
số ngành nghề lĩnh vực SX trong đời sống và nền KT.
Trang bị những kiến thức cơ bản của các ngành nghề
liên quan đến sinh học.
Thông qua môn học biết được yêu cầu của một số
ngành nghề ở các trình độ đào tạo khác nhau, thuộc
các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Biết một số chống chỉ định y học trong một số ngành
nghề liên quan.
Kỹ năng
Có những kỹ năng lao động nghề nghiệp thông qua
việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng qua nội
dung môn Sinh học cấp THCS.
Vận dụng những kiến thức và kỹ năng của môn học
vào những công việc, nghề nghiệp liên quan đến
sinh học.
Biết liên hệ, tìm kiếm những thông tin về nghề
nghiệp và các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, SX
thông qua kiến thức của môn Sinh học.
Thái độ
Có niềm say mê tìm tòi khám phá kiến thức SH và
hình thành hứng thú nghề nghiệp liên qua đến SH.
Luôn biết trân trọng những thành tựu đạt được trong
lĩnh vực SH, thấy được tiềm năng phát triển, ý nghĩa
và tầm quan trọng các thành tựu đó trong SX và ĐS.
Luôn phấn đấu, rèn luyện về kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp được trang bị qua môn SH để tiếp tục
học tập, nghiên cứu hay sẵn sàng tham gia vào các
hoạt động sản xuất, kinh doanh,...
Có thái độ, nhận thức đúng đắn về quan niệm đối với
những công việc, nghề nghiệp liên quan tới SH.
Gdhn thông qua môn sinh học
1. Giới thiệu các ngành nghề, các lĩnh vực thông qua nội dung kiến thức từng bài học cụ thể
Giáo viên có thể giới thiệu một số lĩnh vực trong ngành SH
Công việc của một nhà nghiên cứu SH
Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
Lĩnh vực nghiên cứu và BV môi trường
Các nhà GD nghiên cứu, giảng dạy về SH
Các lĩnh vực khác có liên quan,...
Các định hướng phát triển có nhiều tiềm năng của ngành SH:
Công nghệ sinh học
Pháp y
Chính trị và chính sách
Thương mại và công nghiệp
Văn bản KH và thông tin, truyền thông
Kinh tế - toán học
Nghệ thuật,.
2. Hình thành biểu tượng về các nghề phổ biến và có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực sinh học
Biểu tượng nghề là gì?
Đó chính là hình ảnh,
thông tin, quan niệm
hay hiểu biết (nhận thức)
của cá nhân về
một nghề cụ thể
trong xã hội

Một điều hết sức quan trọng là không thể cho học trò biết/ hiểu về tất cả các nghề (đó là điều không tưởng) mà là cách XD một hệ mô hình về các nghề, tìm hiểu về một nghề nào đó, dẫn dắt HS xây dựng một hệ quan niệm về các nghề. (Xây dựng quan niệm về nghề: Sử dụng những từ ngữ để định nghĩa về một nghề nào đó).
Muốn XD đúng quan niệm về nghề phải xác định đúng đối tượng của nghề đó, thông tin HĐ của nghề đó... Mỗi nghề có một hệ thống thông tin khác nhau, thể hiện qua những thuật ngữ khác nhau.
Vưgốtxki: Xây dựng quan niệm nghề bằng cách xuất phát từ những quan niệm thường ngày của người học (quan niệm học đường).
Dạy nghề trong HN là: Chuyển quan niệm thường ngày của người học sang quan niệm có thể dạy học. Chuyển ngôn ngữ của đời thường thành ngôn ngữ đặc trưng của nghề nghiệp.
Ví Dụ: - Nghề dạy học
- Nghề Y tá.
Để học sinh có hiểu biết
và sự lựa chọn đúng đắn
Cần phải cung cấp những thông tin, hiểu biết cơ bản về các nghề được liên hệ qua những kiến thức từ mỗi bài học
Nêu những yêu cầu về tri thức, kỹ năng, chống chỉ định y học (nếu có) của mỗi nghề
Hoặc mô tả chi tiết những công việc, đánh giá những thuận lợi, khó khăn mang tính đặc thù của nghề đó
3. Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc của người lao động, bước đầu hình thành ý thức về đạo đức nghề nghiệp và văn hoá nghề
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, đào tạo ra thế hệ lao động trẻ, có tri thức, kỹ năng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết pháp luật và có tác phong lao động, làm việc chuyên nghiệp là yêu cầu căn bản của nguồn nhân lực.
4. Phát hiện năng lực cá, hứng thú nghề nghiệp trên cơ sở đó tiến hành trợ giúp, tư vấn về lựa chọn nghề nghiệp, phát triển các năng lực nghề nghiệp
Qua nội dung môn sinh học, GV có thể giúp HS khơi dậy những năng lực bản thân, những hứng thú đối với nghề nghiệp
ở mức độ nào đó, GV có thể đưa ra những giải thích, góp ý, hay lời khuyên (sự trợ giúp) rất thiết thực đối với những khó khăn của HS về hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Mặc dù HS là trung tâm trong quá trình dạy học: Nhưng những khái niệm đối với một đứa trẻ là khái niệm rất thường ngày. Chính vì thế chức năng của trường học là : xây dựng cho HS những quan niệm để hiểu về thế giới ( Những nơi khác không có chức năng này).
Học sinh không thể học trực tiếp từ môi trường XH mà phải thông qua GV- là trung gian để truyền tải từ môi trường XH đến người học. Thầy (cô) là sự giúp đỡ trung gian để giúp HS bước vào đời)
5. Giáo dục ý thức phấn đấu trong lao động nghề nghiệp, tâm lý sẵn sàng tham gia vào LĐSX, trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thông qua những ND cụ thể trong môn học, HS có điều kiện
hiểu và tiếp xúc với nhiều ngành nghề khác nhau của lĩnh
vực sinh học, biết được những thông tin về nhu cầu LĐ trong
lĩnh vực này; thấy được những đòi hỏi của nghề.
Khích lệ các em tự giác phấn đấu và XD những kế hoạch nghề
nghiệp cho tương lai; chỉ rõ cho các em thấy, "lựa chọn nghề
nghiệp chính là lựa chọn tương lai".
XD thái độ, động cơ đúng đắn đối với LĐ nghề nghiệp," không
có nghề nghiệp thấp hèn trong XH ", chỉ có con người không
biết cách để thành công với nghề nghiệp đó.
Phần III
Bổ sung
những ND
chưa đề cập
trong TL
I. Nghiên cứu tài liệu
Trình bày tóm
tắt nội dung
Đọc phần (3):
Gợi ý nội dung
hướng nghiệp theo chương trình môn SH
(THCS), (Trang 68)

Philips: là tên tác giả phát minh ra kỹ thuật này.
Kỹ thuật này tương đối thú vị, áp dụng cho một nhóm thu hẹp (6-7 người), có thể áp dụng trong những nhóm có 50- 60 người (khi chia nhỏ nhóm)
6 x 6 = 6 ý tưởng trong 6 phút.
Thư ký sẽ làm việc khi có các ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Kỹ thuật Philips 6 x 6
II. Trò chơi và kỹ thuật trong tổ chức hđ nhóm
Thầy (cô) hãy nói một câu thật ngắn gọn để nói về vấn đề mà thầy (cô) thấy cần lưu ý nhất (hoặc tâm đắc nhất) khi triển khai các nội dung hướng nghiệp thông qua môn sinh học ở cấp THCS.
Trò chơi: " Đoán nghề "
Có hai nhóm chơi- 3 người làm trọng tài và giám sát.
Mỗi đội cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
Mỗi nhóm hội ý trong vòng 5 phút, tìm tên các nghề liên quan đến lĩnh vực sinh học.
Cử một người viết lên bảng tên các nghề đã tìm được.
Nhóm nào viết được đúng nhiều tên hơn là nhóm thắng cuộc.
Bước 2 :
Bước 1:
Một nhóm ngầm chọn tên một nghề trong DS đã có.
Nhóm kia đoán bằng những câu hỏi không trực tiếp.
Chỉ sử dụng câu trả lời: - Có
- Không
- Có thể/ chưa chắc/ thỉnh thoảng...
Trân trọng
cảm ơn
sự theo dõi
của quý vị!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)