Tich hop GD BV MT trong mon vat li THCS

Chia sẻ bởi Trần Lê Hạnh | Ngày 27/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: tich hop GD BV MT trong mon vat li THCS thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP QUY NHƠN
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN VẬT LÍ THCS
Quy Nhơn, tháng 09 năm 2010
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I./ Một số kiến thức cơ bản về môi trường.
II./ Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay.
III./ Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
IV./ Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên xã hội và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3 - Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
- Môi trường tự nhiên: cac� thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, ánh sáng, sinh vật, .
- Môi trưỡng xã hội: tổng thể cac� mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ, luật lệ, thể chế, cam kết, quy định . nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Môi trường nhân tạo: là các yếu tố do con người tạo ra như nhà ở, phương tiện giao thông, công viên, .
- Môi trường nhà trường: gồm không gian, cơ sở vật chất trong nhà trường như lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, thầy cô giáo, học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, nội quy trường học, .
1./ Định nghĩa:
a./ Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
b./ Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
c./ Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
d./ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
3./ Thành phần của môi trường:
Thạch quyển.
Thuỷ quyển.
Khí quyển.
Sinh quyển.
Thạch quyển: là toàn bộ lớp vỏ của trái đất (phần trên cùng, dày khoảng 100 km). Lớp trên cùng của thạch quyển là lớp đá trầm tích, dưới tác dụng của ánh sáng, khí quyển tạo thành thổ nhưỡng.
Thuỷ quyển: 361.106 km2, chiếm khoảng 71% diện tích. Tổng lượng nước 1.386.106 km3 -nước mặn, trong đó nước ngọt chiếm 2,5% - dạng rắn, nước ngọt mà con người sử dụng được khoảng 0,26%
Khí quyển: lớp không khí bao bọc trái đất gồm các tầng: tầng đối lưu - tầng bình lưu - tầng giữa - tầng ion (tầng nhiệt) - tầng ngoài (tầng khuếch tán).
Sinh quyển: hệ thống tự nhiên động phức tạp bao gồm động thực vật, các hệ sinh thái.
1./ Về đất đai.
2./ Về rừng.
3./ Về nguồn nước.
4./ Về không khí.
5./ Về đa dạng sinh học.
6./ Về chất thải.
7./ Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn.
Tổng diện tích đất tự nhiên 331.314 km2, đất liền chiếm 31,2 triệu ha (94,5%), xếp thứ 58/200; nhưng diện tích bình quân trên đầu người thì xếp thứ 159/200 - bằng 1/6 mức bình quân trên thế giới. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, còn khoảng 5 triệu ha đồi núi trọc.
Do đa dạng về địa hình, sự phân hoá khí hậu nên hệ rừng đa dạng: rừng lá rụng, rừng nửa rừng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tràm, rừng ngập mặn, .
Lượng mưa lớn, hệ thống sông hồ dày đặc nhưng do nguyên nhân nằm ở hạ lưu, mưa phân bố không đều, dân số tăng nhanh, chưa quản lý và sử dụng nguồn nước phù hợp nên vẫn còn tình trạng thiếu nước, khô hạn. Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý và sử dụng hoá chất tràn lan trong sản xuất nông nghiệp.
Môi trường bị ô nhiễm bụi, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ các nhà máy - cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp. Cụ thể nồng độ bụi, ô nhiễm khí thải gần trục giao thông và nhà máy công nghiệp tăng từ 1,5 đến 3 lần.
Việt Nam được coi là 1 trong 15 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Gần đây đa dạng sinh học đang bị suy giảm, nhiều lượng cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nguy cơ huỷ diệt.
Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, đô thị hoá, gia tăng dân số đã làm tăng lượng chất thải. Trung bình mỗi năm tăng khoảng 15% - 15 triệu tấn
III./ Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp:
1./ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2./ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tạo cơ chế pháp lý và chính sách.
3./ Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường.
4./ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền cho mọi người dân về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường.
- Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh luật Bảo vệ môi trường.
- Quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
- Kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cơ sở phát thải các chất gây ô nhiễm MT
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng, phát triển cây xanh
trong đô thị và dọc tuyến giao thông.
- Thực hiện chương trình quốc gia của Việt Nam về "Biến đổi khí hậu" và
"Bảo vệ tầng ôzôn"
- Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, cộng đồng
tham gia BVMT.
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào trồng rừng
và quản lý bảo vệ rừng, môi trường.
- Mỗi người phải ý thức được bảo vệu môi trường là vấn đề toàn cầu.
- Khuyến khích, động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực BVMT.
- Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải.
- Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường.
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân
lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
VI./ Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường:
1./ Sự cần thiết của việc giáo dục BVMT trong trường học. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành GD-ĐT về công tác GD BVMT.
2./ Mục tiêu GD BVMT trong các trường THCS .
3./ Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục BVMT.
+ Môi trường suy thoái do sự
thiếu hiểu biết, thiếu ý
thức của con người => GDBV
MT là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhất và có tính
bền vững trong các biện pháp
để thực hiện mục tiêu BVMT.
+ Học sinh, sinh viên là lực lượng
tuyên truyền hùng hậu.
+ GDBVMT góp phần hình thành
nhân cách con người
Hiểu biết bản chất của
các vấn đề môi trường.
Nhận thức ý nghĩa, tầm
quan trọng của vấn đề MT.
Có tri thức, kỹ năng,
phương pháp, hành động
để nâng cao năng lực .
PHẦN THỨ HAI
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN VẬT LÍ THCS
I./ Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn vật lí.
II./ Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí THCS.
III./ Một số gợi ý phương án kiểm tra tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Căn cứ nội dung chương trình.
- Dựa trên mối liên hệ liên môn học.
- Căn cứ vào lợi ích hợp pháp: + Tính phức hợp.
+ Tính thích ứng.
+ Tính khoan dung.
Tìm hiểu tác dụng từ môi trường đến con người, bản thân học sinh để giảng dạy trong môi trường liên quan tiếp cận nhất với học sinh.
a./ Thiết kế một đơn vị giáo dục môi trường:
Hoạt động = 1 đơn vị thực hiện GDMT.
Để thực hiện 1 đơn vị GDMT cần xác định 4 yếu tố:
a.1./ Mục tiêu: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ.
a.2./ Các bước thực hiện nhiệm vụ (cá nhân - nhóm)
a.3./ Công bố sản phẩm đã đạt được:
a.4./ Đánh giá:
- Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn tổ chức thực hiện (có trường hợp học sinh tự đề xuất vấn đề, giáo viên khái quát hoá tổ chức thực hiện)
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của học sinh, trong quá trình thực hiện có sự kiểm tra, điều chỉnh.
- Các nhóm đối chiếu kết quả đã thực hiện với nhiệm vụ được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Các nhóm đánh giá tiến trình thực hiện đã tuân thủ kế hoạch chưa.
- Các nhóm thảo luận, đánh giá chất lượng kết quả đã đạt được.
- Học sinh phát hiện những điều mới (về kiến thức, kỹ năng) thu hoạch được sau hoạt động, từ đó có thái độ tích cực bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường.
b./ Các kiểu triển khai hoạt động giáo dục môi trường:
b.1./ Kiểu 1: Thông qua dạy học từng tiết học bộ môn vật lí:
b.1.1/ Gồm 2 dạng:
Dạng1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc một số phần nội dung môn vật lý có kiểu trùng hợp với nội dung GDMT.
Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nội dung bài học môn vật lý có liên quan đến GDMT.
b.1.2./ Các nguyên tắc tích hợp nội dung GDMT
b.1.3./ Mẫu giáo án khai thác nội dung GDMT:
- Không làm mất tính đặc trưng của môn học, không biến bài học vật lý thành bài học GDMT
- Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tuỳ tiện.
- Phát huy cao độ hoạt động nhận thức của học sinh và tính tích cực của học sinh, tận dụng cơ hội cho học sinh tiếp xúc với môi trường.
- Nội dung GDMT can gần gũi, thiết thực, gắn liền với thực tiễn địa phương.
I./ Mục tiêu dạy học: - Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ
II./ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên - học sinh.
- Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
III./ Tiến trình dạy học:
1./ Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (nếu có)
2./ Dạy bài mới: a./ Đặt vấn đề:
b./ Phát triển:




3./ Ôn tập, củng cố:
4./ Giao nhiệm vụ, dặn dò:
IV./ Tư liệu giáo dục môi trường:
b.2./ Kiểu 2: Thông qua hoạt động ngoại khoá về vật lí:
- Chọn chủ đề môi trường: (ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, .)
- Hình thức hoạt động: câu lạc bộ, dã ngoại, hội thi, thời trang về môi trường, tuần lễ môi trường, thi tái chế sản phẩm từ rác thải, .
- Thiết kế hoạt động:
+ Mục tiêu hoạt động.
+ Các nội dung
+ Nhân sự: (nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn, ..)
+ Cách thức thực hiện các hoạt động.
+ Chuẩn bị CSVC, tài chính.
+ Thời gian, địa điểm tổ chức.
+ Thực hiện hoạt động, tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá,
+ Kết thúc hoạt động: đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực tiến, kết quả rút ra đối với bản thân, .
- Tuân thủ nguyên tắc GDMT.
- Dựa trên các cứ liệu chắc chắn.
- Có tỉ lệ thích hợp, vừa sức đối với học sinh. Đối với những báo cáo có nội dung liên hệ với nội dung GDMT nên chọn từ 1 - 2 nội dung GDBVMT.
b./ Phương pháp tìm:
- Kiến thức xuất phát: Nội dung chương trình của môn học.
- Nghiên cứu tài liệu: SGK, các giáo trình vật lý đại cương, sách tham khảo về vật lý, mạng Internet để thấy được ứng dụng của nội dung kiến thức vật lý trong thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường.
- Lựa chọn nội dung: Đối với một nội dung kiến thức vật lý có thể có nhiều nội dung GDMT có thể kết hợp, chỉ lựa chọn một số nội dung tiêu biểu, phù hợp với trình độ học sinh và thực tế địa phương.
3./ Lớp 8: Bài 6; 7; 8; 9; 10; 12; 13; 16; 17; 23; 26; 27; 28;
2./ Lớp 7: Bài 1; 3; 5; 7; 8; 10; 11; 14; 15; 17; 21; 22; 23; 29;
1./ Lớp 6: Bài 21; 22; 23+24; 26+27
II./ Chương trình tích hợp BVMT trong môn vật lí THCS:
4./ Lớp 9: Bài 9; 12; 16; 19; 22; 25; 28; 32; 33; 35; 36; 37; 40; 48; 49; 50; 52; 53; 55; 56; 60; 61; 62;
III./ Một số gợi ý phương án kiểm tra tích hợp về GDBVMT:
1./ Kiểm tra đánh giá GDBVMT:
- Chức năng chuẩn đoán.
- Chức năng chỉ đạo định hướng hoạt động học.
- Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.
2./ Các nguyên tắc cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá:
- Xác định rõ mục đích kiểmr ta đánh giá.
- Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá.
- Xác định rõ các hình thức kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm.
- Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin, xem xét kết quả và kết luận đánh giá.
II./ Chương trình tích hợp BVMT trong môn vật lí THCS:
CHÚC QUÝ THẦY-CÔ GIÁO THÀNH CÔNG, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)