Tich hợp các môn học ban tay nặn bột
Chia sẻ bởi Trần văn Toàn |
Ngày 04/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: tich hợp các môn học ban tay nặn bột thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO ViỆT NAM
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở trường tiểu học
1. Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho học sinh tiểu học nhằm:
- Về kiến thức:
+ Giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về vị trí, vai trò TN MT BĐ và lợi ích của TN MT BĐ với cuộc sống con người.
+ Một số biện pháp bảo vệ TN MT BĐ ở địa phương mình.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
+ Biết quý trọng, có ý thức với TN MT BĐ.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống
- Về kĩ năng, hành vi:
+ Tham gia các hoạt động về nội dung TN MT BĐ, tuyên truyền chủ quyền quốc gia về biển, hải đảo phù hợp
2. Nội dung giáo dục TN MT BĐ ở trường tiểu học
+Đặc điểm, vai trò và chủ quyền biển, đảo của VN.
+ Những nguy cơ đối với môi trường biển, đảo VN.
+ Khái niệm về môi trường, tài nguyên biển, đảo; về ô nhiễm môi trường, về TN MT BĐ.
+ Ý thức về bảo vệ TN MT BĐ;
+ Kĩ năng về bảo vệ TN MT BĐ; Hình thành, phát triển và hành vi, thói quen bảo vệ TN MT BĐ.
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục TN MT BĐ ở trường tiểu học: Số HS Tiểu học đông ( gần 7 triệu em), nếu ta giáo dục tốt tức là làm cho 10% dân số hiểu biết về BĐ VN, bảo vệ MTBĐ và đây là lực lượng có thể tuyên truyền trong cộng đồng về GDMTBĐ
II. Những nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục TN MT BĐ trong các môn học ở tiểu học:
1. Các nguyên tắc tích hợp
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục TN MT BĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục TN MT BĐ
Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài trùng hợp phần lớn hay trùng hợp hoàn toàn với nội dung giáo dục TN MT BĐ
-Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục TN MT BĐ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục TN MT BĐ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục TN MT BĐ
III. Những phương pháp dạy học có thể tích hợp nội dung giáo dục TN MT BĐ:
1. Phương pháp trực quan
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học thường được sử dụng trong dạy học là bản đồ, tranh ảnh, băng hình, …
Trong giáo dục TN MT BĐ, bản đồ - giúp học sinh biết rõ sự phân bố một số nguồn tài nguyên, hệ thống đảo, quần đảo ở Việt Nam và các châu lục; tranh ảnh, băng hình, … giúp học sinh thấy được tình hình khái thác tài nguyên biển, hải đảo hiện nay cũng như ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng không hợp lý đối với môi trường.
2. Phương pháp đóng vai
Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục TN MT BĐ. Do đó cần thiết kế những kịch bản về TN MT BĐ có nội dung gắn với cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo
3. Phương pháp thảo luận
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về TN MT BĐ, từ đó cùng nhau đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khai thác, sử dụng TN MT BĐ tiết kiệm
4. Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế
Có thể tổ chức cho các em tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng Hải dương học, phong cảnh biển … . Điều đó giúp các em kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế về phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện các hành vi về nội dung giáo dục TN MT BĐ
5. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Nên khai thác những hiện tượng tác động đến TN MT BĐ để giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ
IV. Hình thức tổ chức:
Giáo dục TN MT BĐ cho học sinh tiểu học trong giờ học thường được tổ chức trên 02 hình thức:
- Tổ chức dạy học trong lớp
- Tổ chức dạy học ngoài lớp tại một số địa điểm gắn với phong cảnh biển hoặc cơ sở kinh tế gắn với nguồn lợi của biển
IV. Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong một số môn học ở cấp tiểu học
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Đạo đức
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Tự nhiên và Xã hội
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Khoa học
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Tiếng Việt
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Lịch sử và Địa lí (phần Địa lí)
1. Các môn học được giáo dục tích hợp TN MT BĐ
V. Mức độ tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong các môn học ở cấp tiểu học
Có 3 mức độ tích hợp:
- Tích hợp ở mức độ toàn phần;
- Tích hợp ở mức độ bộ phận;
- Tích hợp ở mức độ liên hệ.
NHẬN XÉT CHUNG
Tùy theo nội dung của mỗi bài đã có sự định hướng tích hợp, mức độ phù hợp với vùng, miền ( Địa phương có biển khác với địa phương không có biển). Vì vậy mỗi GV cần nghiên cứu kĩ để tích hợp sao cho nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, học sinh không cảm thấy nặng nề, quá tải ảnh hưởng đến thời gian cũng như vấn đề tiếp thu của các em.
Cám ơn các Thầy, cô đã theo dõi
Xin trân trọng kính chào
MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO ViỆT NAM
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở trường tiểu học
1. Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho học sinh tiểu học nhằm:
- Về kiến thức:
+ Giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về vị trí, vai trò TN MT BĐ và lợi ích của TN MT BĐ với cuộc sống con người.
+ Một số biện pháp bảo vệ TN MT BĐ ở địa phương mình.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
+ Biết quý trọng, có ý thức với TN MT BĐ.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống
- Về kĩ năng, hành vi:
+ Tham gia các hoạt động về nội dung TN MT BĐ, tuyên truyền chủ quyền quốc gia về biển, hải đảo phù hợp
2. Nội dung giáo dục TN MT BĐ ở trường tiểu học
+Đặc điểm, vai trò và chủ quyền biển, đảo của VN.
+ Những nguy cơ đối với môi trường biển, đảo VN.
+ Khái niệm về môi trường, tài nguyên biển, đảo; về ô nhiễm môi trường, về TN MT BĐ.
+ Ý thức về bảo vệ TN MT BĐ;
+ Kĩ năng về bảo vệ TN MT BĐ; Hình thành, phát triển và hành vi, thói quen bảo vệ TN MT BĐ.
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục TN MT BĐ ở trường tiểu học: Số HS Tiểu học đông ( gần 7 triệu em), nếu ta giáo dục tốt tức là làm cho 10% dân số hiểu biết về BĐ VN, bảo vệ MTBĐ và đây là lực lượng có thể tuyên truyền trong cộng đồng về GDMTBĐ
II. Những nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục TN MT BĐ trong các môn học ở tiểu học:
1. Các nguyên tắc tích hợp
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục TN MT BĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục TN MT BĐ
Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài trùng hợp phần lớn hay trùng hợp hoàn toàn với nội dung giáo dục TN MT BĐ
-Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục TN MT BĐ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục TN MT BĐ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục TN MT BĐ
III. Những phương pháp dạy học có thể tích hợp nội dung giáo dục TN MT BĐ:
1. Phương pháp trực quan
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học thường được sử dụng trong dạy học là bản đồ, tranh ảnh, băng hình, …
Trong giáo dục TN MT BĐ, bản đồ - giúp học sinh biết rõ sự phân bố một số nguồn tài nguyên, hệ thống đảo, quần đảo ở Việt Nam và các châu lục; tranh ảnh, băng hình, … giúp học sinh thấy được tình hình khái thác tài nguyên biển, hải đảo hiện nay cũng như ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng không hợp lý đối với môi trường.
2. Phương pháp đóng vai
Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục TN MT BĐ. Do đó cần thiết kế những kịch bản về TN MT BĐ có nội dung gắn với cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo
3. Phương pháp thảo luận
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về TN MT BĐ, từ đó cùng nhau đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khai thác, sử dụng TN MT BĐ tiết kiệm
4. Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế
Có thể tổ chức cho các em tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng Hải dương học, phong cảnh biển … . Điều đó giúp các em kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế về phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện các hành vi về nội dung giáo dục TN MT BĐ
5. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Nên khai thác những hiện tượng tác động đến TN MT BĐ để giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ
IV. Hình thức tổ chức:
Giáo dục TN MT BĐ cho học sinh tiểu học trong giờ học thường được tổ chức trên 02 hình thức:
- Tổ chức dạy học trong lớp
- Tổ chức dạy học ngoài lớp tại một số địa điểm gắn với phong cảnh biển hoặc cơ sở kinh tế gắn với nguồn lợi của biển
IV. Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong một số môn học ở cấp tiểu học
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Đạo đức
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Tự nhiên và Xã hội
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Khoa học
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Tiếng Việt
- Giáo dục TN MT BĐ trong môn Lịch sử và Địa lí (phần Địa lí)
1. Các môn học được giáo dục tích hợp TN MT BĐ
V. Mức độ tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong các môn học ở cấp tiểu học
Có 3 mức độ tích hợp:
- Tích hợp ở mức độ toàn phần;
- Tích hợp ở mức độ bộ phận;
- Tích hợp ở mức độ liên hệ.
NHẬN XÉT CHUNG
Tùy theo nội dung của mỗi bài đã có sự định hướng tích hợp, mức độ phù hợp với vùng, miền ( Địa phương có biển khác với địa phương không có biển). Vì vậy mỗi GV cần nghiên cứu kĩ để tích hợp sao cho nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, học sinh không cảm thấy nặng nề, quá tải ảnh hưởng đến thời gian cũng như vấn đề tiếp thu của các em.
Cám ơn các Thầy, cô đã theo dõi
Xin trân trọng kính chào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần văn Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)