Tích hơp bao vê môi trường. Bài Chống ô nhiễm..
Chia sẻ bởi Hồ Xuân Hiếu |
Ngày 22/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Tích hơp bao vê môi trường. Bài Chống ô nhiễm.. thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Một số bài soạn tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn (Vật lí 7)
Bài 28: Động cơ nhiệt(Vật lí 8)
Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với đời sống và sức khỏe của con người.
- Học sinh nhận biết được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- HS nhậ biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc
giảm tiếng ồn.
2. Kỹ năng: Tìm biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong gia đình mình. Biết cách sử dụng các vật liệu cách âm trong gia đình
3. Thái độ: Có ý thức cải tạo môi trường, đặc biệt trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn.Tích cực tham gia , vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Còi xe máy, Video hoạt động sản xuất tại một nhà máy công
nghiệp, buỗi biễu diễn nhạc rock.
2. Học sinh: ôn tập về kiến thức nguồn âm, độ to của âm, phản xạ âm, tiếng vọng
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ:
GV: Để tập trung làm việc, học tập ta cần đảm bảo những điều kiện gì?
HS: Cần đảm bảo không bị tác động của những yếu tố gây mất tạp trung,
chẳng hạn như tiếng ồn.
GV: Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, sẽ ảnh hưởng đến với em như
thế nào?
HS: Ta thấy căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, mỏi mắt giảm thi lực..
GV: Trong gia đình em thường sử dụng biện pháp nào để giảm tiếng ồn?
HS: Tránh xa những nguồn gây ra tiếng ồn, sử dụng các vật liệu các âm như
trần xốp, dùng cữa kính, xây tường dày.
2. Dạy bài mới.
Đặt vấn đề: Các câu trả lời của các em đã nêu ra được tác hại của tiếng
ồn đối với cuộc sống cũng như nêu ra được một số biện pháp làm giảm ô
nhiễm tiếng ồn. Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu để tìm biện pháp chống
ô tiếng ồn cũng như thái độ của chúng ta đối việc bảo vệ môi trường.
Bài 15: chống ô nhiễm tiếng ồn
3. Tổng kết giao nhiệm vụ
Tổng kết: Trong bài học hôm nay chúng ta đã nghiên cứu tác hại của ô nhiễm tiến ồn và đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. Chúng ta cũng đã tìm hiểu vai trò của các vật liệu chống ồn.
Giao nhiệm vụ về nhà: Về nhà các em hãy làm các bài tậph theo quy định. Mỗi người hãy tìm hiểu các biện pháp chống ồn tại các nới sau
+ Tại các bệnh viện lớn
+ Tại công trường khai thác đá
+ Trên đường phố
I. Mục tiêu dạy học.
1. Về kiến thức.
- HS hiểu được khái niệm động cơ nhiệt.
HS hiểu và vận dụng được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
HS hiểu được vai trò của động cơ nhiệt trong sản xuất và đời sống đồng thời nhận biết được các loại ô nhiễm khi sử dụng động cơ nhiệt và cách phòng chống.
2. Về kỹ năng
Vận dụng được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt để giải quyết các bài tập và bài toán thực tế.
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật làm ô nhiễm do sử dụng động cơ nhiệt gây ra.
3. Về thái độ.
Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, tránh những tác hại do việc sử dụng động cơ nhiệt không đúng mục đích và không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Tích cực trong việc đề xuất các giải pháp và vận dụng chúng vào trong việcbảo vệ môi trường, tránh tác hại do việc sử dụng động cơ nhiệt gây ra.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Bộ tranh về cấu tạo của một số loại động cơ nhiệt.
- Video về hoạt động của các phương tiện giao thông, các động cơ trong thực tế và các loại ô nhiễm môi trường do hoạt động của động cơ nhiệt gây ra.
2. Học sinh.
- Ôn tập kiến thức về: Công thức tính nhiệt lượng, năng suất toả nhiệt cảu nhiên liệu, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
3. Gợi ý sử dụng công nghệ thông tin:
- Hình ảnh mô phỏng quá trình hoạt động của động cơ nhiệt.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
GV: Tiến hành thí nghiệm theo phương án: Có một chiếc bình chứa không khí và một ít nước, có nút kín. Đặt chiếc bình lên trên ngọn lữa đèn cồn. Học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm..
HS: Khi đun nóng chiếc bình, nút bị bật ra.
GV: Nêu cơ sỏ của dự đoán.
HS: Khi đun nóng bình, không khí giãn nở tạo ra áp lực đẩy nút bật ra.
GV: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán của học sinh. Sau khi đặt câu hỏi: "Trong thực tề, người ta ứng dụng hiện tượng này bằng cách nào?"
HS: Trong các động cơ nhiệt.
2. Dạy bài mới.
Đặt vấn đề.
GV: Qua các câu trả lời trước các em đã biết ứng dụng của sự giãn nởi của không khí khi nhiệt độ cao trong các động cơ nhiệt. Cụ thể đông cơ nhiệt hoạt động như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu
Bài 28: Động cơ nhiệt
3. Tổng kết, giao nhiệm vụ.
* Tổng kết: Chúng ta đã biết thế nào là động cơ nhiệt, cấu tạo và chuyển vận của chúng, hiệu suất của động cơ nhiệt và các biện pháp làm giảm tác hại của việc sử dụng động cơ nhiệt đối với môi trường.
* Giao nhiệm vụ: Hiện nay, nhằm làm giảm tác hại của việc sử dụng động cơ nhiệt, người ta đang nghiên cứu, sử dụng nhiên liệu sinh học (một sản phẩm của quá trình chưng cất rượu từ hạt ngũ cố) trong động cơ nhiệt. Các em hãy tìm hiểu những lợi ích và tác hại của việc sử dụng nhiên liệu sinh học đối với cuộc sống con người
I. Mục tiêu dạy học.
1. Về kiến thức.
Học sinh hiểu được sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy phát điện gió, pin mặt
trời và máy điện hạt nhân.
Học sinh hiểu được vai trò của năng lượng đối với cuộc sống của con người
và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Học sinh tìm ra được biện pháp sử dụng nguồn năng lượng một cách an toàn
và hiệu quả.
2. Về kỹ năng:
Phân tích so sánh hoạt động của các nhà máy điện dựa trên sơ đồ.
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường trong quá
trình hoạt động của nhà máy điênh gió, điện mặt trời và điện hạt nhân
3. Về thái độ:
Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, tránh những tác hại sử dụng các nguồn
năng lượng không đúng mục đích và không hiệu quả.
Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, tăng cường sử dụng các nguồn năng
lượng sạch
Tuyên truyền, vận động gia đình và những người xung quanh cùng sử dụng
năng lượng có mục đích và hiệu quả.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bộ tranh về sơ đồ nguyên lí và cấu tạo của máy phát điện gió
Bộ tranh về sơ đồ nguyên lí của pin mặt trời và nhà máy điện hạt nhân
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng
lượng, sản xuất điện năng (nhiệt điện và thuỷ điện)
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin
Hình ảnh mô phỏng hoạt động nhà máy điện hạt nhân.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
GV: Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có ưu và nhược điểm gì?
HS: Đối với nhà máy nhiệt điện
+ Ưu điểm: Tốn ít diện tích mặt bằng, có thể có công suất cao tuỳ ý, dễ xây dựng và giá thành hạ
+ Nhược điểm: Các chất thải mà nhà máy nhiệt điện thải ra gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt hiện nay nhiên liệu hoá thạch cung cấp cho nhà máy ngày càng cạn kiệt
HS: Đối với nhà máy thuỷ điện
Ưu điểm: Sử dụng năng lượng của dòng điện nên có thể hoạt động lâu dài, giá thành sản xuất điện rẽ.
Nhược điểm: Không thể xây dựng bất kỳ nơi nào trên thế giới, chi phí xây dựng nhà máy tốn kém, chiếm nhiều diện tích đất và có thể gây ra biến đổi khí hậu cho cả một khu vực rộng lớn.
2. Dạy bài mới.
GV: Theo thống kê trê thế giới, với mức tiêu thụ như hiện nay, chỉ trong vòng 60 năm nữa nguồn dầu lữa sẽ cạn kiệt và than đá chỉ còn khai thác được khoảng 200năm nữa. Mặt khác những vấn đề về môi trường nghiêm trọng đã đòi hỏi con người phải tìm ra nguồn năng lượng mới. Trong các dạng năng lượng, điện năng là dễ sử dụng nhất. Vì thế nhân loại có xu hướng sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng khác trong đó có điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân. Chúng ta cùng nghiên cứu bài học này
Phần tích hợp giáo dục môi trường.
Máy phát điện gió:
Những ưu điểm của việc sử dụng điện gió:
Trong các nguồn năng lượng, gió là nguồn năng lượng sạch nhất vì chúng
không có chất thải gây hại cho môi trường. Hơn nữa gió có khắp mọi nới
trên Trái Đất và nguồn năng này hầu như vô tận.
Những hạn chế của việc sử dụng điện gió.
Người dận sống gần tuabin gió gặp phải ô nhiễm tiến ồn do tiếng động cơ
từ các quạt tạo ra và hiện tượng nhiễu sóng phát thanh truyền hình
Các tuabin gió xây dựng ở gần bờ biển có thể cản trở qua lại của các tàu
thuyền.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị cao do chúng thường bị ăn mòn
trong không khí ẩm
II. Pin mặt trời
Các ảnh hưởng của việc sản xuất điện
từ pin mặt trời đến môi trường
Các loại pin mặt trời sử dung các chất bán dẫn như: silicon, gali, catmi.
các chất này là quý hiếm và đòi hỏi tinh khiết. Quá trình khai thác chất này từ
quặng rồi tinh lọc từng bước đòi hỏi nhiều năng lượng và chúng cũng thải ra
môi trường nhiều chất độc hại.
Hiệu suất của pin mặt trời thấp nên để sản xuất đủ điện cho nhu cầu sử
dụng cần xây dựng nhà máy điện mặt trời trải rộng trên diện tích khổng lồ.
Điều này làm ảnh hưởng đến tự nhiên và diện tích đất cho như cầu sinh sống
của con người
III. Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân:
- Không gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
- Năng lượng hạt nhân dồi dào, có thể sử dụng lâu dài
- Sản phẩm từ lò phản ứng hạt nhân kem theo các phóng xạ gây ra nguy hiểm
- Dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng khi nhà máy gặp sự cố.
- Chất thải Từ nhà máy điện hạt nhân tiềm tàng nguồn phóng xạ nguy hại và
tồn tại lâu dài.
- Nhiên liệu hạt nhân thất thoát thì có thể bị bọn khủng bố lợi dụng, chế tạo
sử dụng bom nguyên tử huỷ diệt hàng loạt. Khi đó nhân loại sẽ đứng trướng
hiểm hoạ khó lường.
IV: Kết luận
Các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt và sản phẩm của
chúng gây ô nhiễm môi trường nên cần hạn chế sử dụng nhà máy nhiệt điện
Cần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng như thuỷ điện, điện gió, điện
mặt trời.
Tại những nơi khó khăn về các nguồn năng lượng (gió, mặt trời, nước) có thể
nghiên cứu lắp đặt nhà máy điện hạt nhân nhưng cần có biện pháp an toàn
để bảo vệ môi trường
bảo vệ môi trường
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn (Vật lí 7)
Bài 28: Động cơ nhiệt(Vật lí 8)
Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với đời sống và sức khỏe của con người.
- Học sinh nhận biết được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- HS nhậ biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc
giảm tiếng ồn.
2. Kỹ năng: Tìm biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong gia đình mình. Biết cách sử dụng các vật liệu cách âm trong gia đình
3. Thái độ: Có ý thức cải tạo môi trường, đặc biệt trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn.Tích cực tham gia , vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Còi xe máy, Video hoạt động sản xuất tại một nhà máy công
nghiệp, buỗi biễu diễn nhạc rock.
2. Học sinh: ôn tập về kiến thức nguồn âm, độ to của âm, phản xạ âm, tiếng vọng
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ:
GV: Để tập trung làm việc, học tập ta cần đảm bảo những điều kiện gì?
HS: Cần đảm bảo không bị tác động của những yếu tố gây mất tạp trung,
chẳng hạn như tiếng ồn.
GV: Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, sẽ ảnh hưởng đến với em như
thế nào?
HS: Ta thấy căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, mỏi mắt giảm thi lực..
GV: Trong gia đình em thường sử dụng biện pháp nào để giảm tiếng ồn?
HS: Tránh xa những nguồn gây ra tiếng ồn, sử dụng các vật liệu các âm như
trần xốp, dùng cữa kính, xây tường dày.
2. Dạy bài mới.
Đặt vấn đề: Các câu trả lời của các em đã nêu ra được tác hại của tiếng
ồn đối với cuộc sống cũng như nêu ra được một số biện pháp làm giảm ô
nhiễm tiếng ồn. Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu để tìm biện pháp chống
ô tiếng ồn cũng như thái độ của chúng ta đối việc bảo vệ môi trường.
Bài 15: chống ô nhiễm tiếng ồn
3. Tổng kết giao nhiệm vụ
Tổng kết: Trong bài học hôm nay chúng ta đã nghiên cứu tác hại của ô nhiễm tiến ồn và đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. Chúng ta cũng đã tìm hiểu vai trò của các vật liệu chống ồn.
Giao nhiệm vụ về nhà: Về nhà các em hãy làm các bài tậph theo quy định. Mỗi người hãy tìm hiểu các biện pháp chống ồn tại các nới sau
+ Tại các bệnh viện lớn
+ Tại công trường khai thác đá
+ Trên đường phố
I. Mục tiêu dạy học.
1. Về kiến thức.
- HS hiểu được khái niệm động cơ nhiệt.
HS hiểu và vận dụng được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
HS hiểu được vai trò của động cơ nhiệt trong sản xuất và đời sống đồng thời nhận biết được các loại ô nhiễm khi sử dụng động cơ nhiệt và cách phòng chống.
2. Về kỹ năng
Vận dụng được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt để giải quyết các bài tập và bài toán thực tế.
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật làm ô nhiễm do sử dụng động cơ nhiệt gây ra.
3. Về thái độ.
Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, tránh những tác hại do việc sử dụng động cơ nhiệt không đúng mục đích và không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Tích cực trong việc đề xuất các giải pháp và vận dụng chúng vào trong việcbảo vệ môi trường, tránh tác hại do việc sử dụng động cơ nhiệt gây ra.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Bộ tranh về cấu tạo của một số loại động cơ nhiệt.
- Video về hoạt động của các phương tiện giao thông, các động cơ trong thực tế và các loại ô nhiễm môi trường do hoạt động của động cơ nhiệt gây ra.
2. Học sinh.
- Ôn tập kiến thức về: Công thức tính nhiệt lượng, năng suất toả nhiệt cảu nhiên liệu, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
3. Gợi ý sử dụng công nghệ thông tin:
- Hình ảnh mô phỏng quá trình hoạt động của động cơ nhiệt.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
GV: Tiến hành thí nghiệm theo phương án: Có một chiếc bình chứa không khí và một ít nước, có nút kín. Đặt chiếc bình lên trên ngọn lữa đèn cồn. Học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm..
HS: Khi đun nóng chiếc bình, nút bị bật ra.
GV: Nêu cơ sỏ của dự đoán.
HS: Khi đun nóng bình, không khí giãn nở tạo ra áp lực đẩy nút bật ra.
GV: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán của học sinh. Sau khi đặt câu hỏi: "Trong thực tề, người ta ứng dụng hiện tượng này bằng cách nào?"
HS: Trong các động cơ nhiệt.
2. Dạy bài mới.
Đặt vấn đề.
GV: Qua các câu trả lời trước các em đã biết ứng dụng của sự giãn nởi của không khí khi nhiệt độ cao trong các động cơ nhiệt. Cụ thể đông cơ nhiệt hoạt động như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu
Bài 28: Động cơ nhiệt
3. Tổng kết, giao nhiệm vụ.
* Tổng kết: Chúng ta đã biết thế nào là động cơ nhiệt, cấu tạo và chuyển vận của chúng, hiệu suất của động cơ nhiệt và các biện pháp làm giảm tác hại của việc sử dụng động cơ nhiệt đối với môi trường.
* Giao nhiệm vụ: Hiện nay, nhằm làm giảm tác hại của việc sử dụng động cơ nhiệt, người ta đang nghiên cứu, sử dụng nhiên liệu sinh học (một sản phẩm của quá trình chưng cất rượu từ hạt ngũ cố) trong động cơ nhiệt. Các em hãy tìm hiểu những lợi ích và tác hại của việc sử dụng nhiên liệu sinh học đối với cuộc sống con người
I. Mục tiêu dạy học.
1. Về kiến thức.
Học sinh hiểu được sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy phát điện gió, pin mặt
trời và máy điện hạt nhân.
Học sinh hiểu được vai trò của năng lượng đối với cuộc sống của con người
và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Học sinh tìm ra được biện pháp sử dụng nguồn năng lượng một cách an toàn
và hiệu quả.
2. Về kỹ năng:
Phân tích so sánh hoạt động của các nhà máy điện dựa trên sơ đồ.
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường trong quá
trình hoạt động của nhà máy điênh gió, điện mặt trời và điện hạt nhân
3. Về thái độ:
Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, tránh những tác hại sử dụng các nguồn
năng lượng không đúng mục đích và không hiệu quả.
Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, tăng cường sử dụng các nguồn năng
lượng sạch
Tuyên truyền, vận động gia đình và những người xung quanh cùng sử dụng
năng lượng có mục đích và hiệu quả.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bộ tranh về sơ đồ nguyên lí và cấu tạo của máy phát điện gió
Bộ tranh về sơ đồ nguyên lí của pin mặt trời và nhà máy điện hạt nhân
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng
lượng, sản xuất điện năng (nhiệt điện và thuỷ điện)
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin
Hình ảnh mô phỏng hoạt động nhà máy điện hạt nhân.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
GV: Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có ưu và nhược điểm gì?
HS: Đối với nhà máy nhiệt điện
+ Ưu điểm: Tốn ít diện tích mặt bằng, có thể có công suất cao tuỳ ý, dễ xây dựng và giá thành hạ
+ Nhược điểm: Các chất thải mà nhà máy nhiệt điện thải ra gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt hiện nay nhiên liệu hoá thạch cung cấp cho nhà máy ngày càng cạn kiệt
HS: Đối với nhà máy thuỷ điện
Ưu điểm: Sử dụng năng lượng của dòng điện nên có thể hoạt động lâu dài, giá thành sản xuất điện rẽ.
Nhược điểm: Không thể xây dựng bất kỳ nơi nào trên thế giới, chi phí xây dựng nhà máy tốn kém, chiếm nhiều diện tích đất và có thể gây ra biến đổi khí hậu cho cả một khu vực rộng lớn.
2. Dạy bài mới.
GV: Theo thống kê trê thế giới, với mức tiêu thụ như hiện nay, chỉ trong vòng 60 năm nữa nguồn dầu lữa sẽ cạn kiệt và than đá chỉ còn khai thác được khoảng 200năm nữa. Mặt khác những vấn đề về môi trường nghiêm trọng đã đòi hỏi con người phải tìm ra nguồn năng lượng mới. Trong các dạng năng lượng, điện năng là dễ sử dụng nhất. Vì thế nhân loại có xu hướng sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng khác trong đó có điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân. Chúng ta cùng nghiên cứu bài học này
Phần tích hợp giáo dục môi trường.
Máy phát điện gió:
Những ưu điểm của việc sử dụng điện gió:
Trong các nguồn năng lượng, gió là nguồn năng lượng sạch nhất vì chúng
không có chất thải gây hại cho môi trường. Hơn nữa gió có khắp mọi nới
trên Trái Đất và nguồn năng này hầu như vô tận.
Những hạn chế của việc sử dụng điện gió.
Người dận sống gần tuabin gió gặp phải ô nhiễm tiến ồn do tiếng động cơ
từ các quạt tạo ra và hiện tượng nhiễu sóng phát thanh truyền hình
Các tuabin gió xây dựng ở gần bờ biển có thể cản trở qua lại của các tàu
thuyền.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị cao do chúng thường bị ăn mòn
trong không khí ẩm
II. Pin mặt trời
Các ảnh hưởng của việc sản xuất điện
từ pin mặt trời đến môi trường
Các loại pin mặt trời sử dung các chất bán dẫn như: silicon, gali, catmi.
các chất này là quý hiếm và đòi hỏi tinh khiết. Quá trình khai thác chất này từ
quặng rồi tinh lọc từng bước đòi hỏi nhiều năng lượng và chúng cũng thải ra
môi trường nhiều chất độc hại.
Hiệu suất của pin mặt trời thấp nên để sản xuất đủ điện cho nhu cầu sử
dụng cần xây dựng nhà máy điện mặt trời trải rộng trên diện tích khổng lồ.
Điều này làm ảnh hưởng đến tự nhiên và diện tích đất cho như cầu sinh sống
của con người
III. Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân:
- Không gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
- Năng lượng hạt nhân dồi dào, có thể sử dụng lâu dài
- Sản phẩm từ lò phản ứng hạt nhân kem theo các phóng xạ gây ra nguy hiểm
- Dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng khi nhà máy gặp sự cố.
- Chất thải Từ nhà máy điện hạt nhân tiềm tàng nguồn phóng xạ nguy hại và
tồn tại lâu dài.
- Nhiên liệu hạt nhân thất thoát thì có thể bị bọn khủng bố lợi dụng, chế tạo
sử dụng bom nguyên tử huỷ diệt hàng loạt. Khi đó nhân loại sẽ đứng trướng
hiểm hoạ khó lường.
IV: Kết luận
Các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt và sản phẩm của
chúng gây ô nhiễm môi trường nên cần hạn chế sử dụng nhà máy nhiệt điện
Cần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng như thuỷ điện, điện gió, điện
mặt trời.
Tại những nơi khó khăn về các nguồn năng lượng (gió, mặt trời, nước) có thể
nghiên cứu lắp đặt nhà máy điện hạt nhân nhưng cần có biện pháp an toàn
để bảo vệ môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Xuân Hiếu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)