Ti so phan tram

Chia sẻ bởi Đặng Vũ Hoàng Giang | Ngày 09/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: ti so phan tram thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
Sử dụng giảI pháp “ lượng hoá” để giảI các bài toáN Về Tỉ Số PHầN TRĂM
I. Phần mở đầu:
1. do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng đội tuyển HSG luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường và đó cũng là mối băn khoăn trăn trở của tất cả các giáo viên đang trực tiếp đảm nhiệm công tác bồi dưỡng HSG, đặc biệt là ở khối 4 + 5.Việc hướng dẫn HS áp dụng các phương pháp giải toán đã học vào giải các dạng bài cụ thể là mấu chốt để nâng cao chất lượng đội tuyển HSG ở tất cả các khối lớp.
Với các bài toán nâng cao thì các bài toán về tỉ số phần trăm thường là những bài toán mà lần đầu tiên các em tiếp xúc cho nên các em thường thấy rất lạ. Đặc biệt là những bài toán nâng cao được cho dưới dạng không có số liệu cụ thể, khá trừu tượng gây nhiều khó khăn cho HS khi giải. Tuy nhiên nó lại là mảng kiến thức bổ ích, cần thiết vì các bài toán đều mang tính thực tiễn cao, gắn liền với thục tế cuộc sống. Chính vì vậy mà tôi đã chọn chuyên đề này nhằm giúp HSG khối 5 nắm được cách giải dạng toán này.
2. Nhiệm vụ:
Với chuyên đề này tôi muốn giúp HS giải thành thạo các bài toán về tỉ số phần trăm, tìm ra nhiều cách giải, so sánh đối chiếu với các cách giải để chọn ra cách giải đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, vận dụng vào giải các bài toán tương tự.
II. Thực trạng tình hình dạy học.
1. Thực trạng:
* Học sinh: Khi gặp các bài toán dạng này HS thường lúng túng, không biết sử dụng phương pháp nào để giải.
Do năng lực tư duy còn hạn chế, chưa phân biệt được cách giải của từng dạng toán về tỉ số phần trăm.
HS không hiểu bản chất của bài toán nên học xong sẽ quên nhanh.
* Giáo viên: Đa số GV chưa đi sâu nghiên cứu những kinh nghiệm về tỉ số phần trăm để giúp HS phân biệt được các dạng toán này.
- GV còn chưa quan tâm đúng mức tới việc hình thành kĩ năng giải toán cho HS.
2. Nguyên nhân:
- Các bài toán thuộc dạng tỉ số phần trăm có tính trừu tượng cao, các mối tương quan hoàn toàn không được nêu rõ trong lời bài toán làm cho HS dễ nhầm lẫn hoặc không có hướng suy luận phù hợp.
- Thông thường HS khi học toán và giải toán chưa đọc kĩ đề bài để tìm ra mấu chốt của bài toán.
- Khi giải các bài toán dạng tỉ số phần trăm nhiều GV chưa chú ý đúng mức tới việc chia dạng toán này thành các dạng toán nhỏ hơn để đưa ra phương pháp giải phù hợp.
III. một số giảI pháp góp phần khắc phục.
Để giải quyết những thực trạng và khó khăn trên tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
- Giúp HS ôn tập nắm vững ba bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Hướng dẫn HS tìm ra điểm mấu chốt của bài toán , đưa các dạng toán lạ thành các dạng toán cơ bản quen thuộc bằng giải pháp lượng hoá.
- Sau khi trình bày một vài ví dụ tôi đưa ra một số bài toán cùng dạng để học sinh luyện tập, khắc sâu kiến thức cho HS.
Cụ thể:
1. Ôn tập củng cố kiến thức về ba dạng toán cơ bản của tỉ số phần trăm:
Dạng 1. Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Tổng quát. Muốn tìm tỉ số phần trăm của A so với B
Cách giải. Tìm thương của hai số đó bằng cách lấy A : B
Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Dạng 2. Tìm giá trị phần trăm của một số.
Tổng quát. Muốn tìm A% của B
Cách giải. Ta lấy B x A : 100 ( hoặc B : 100 x A )
Dạng 3. Tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó.
Tổng quát. Muốn tìm một số khi biết A% của nó là B
Cách giải. Ta lấy B : A x 100 ( hoặc B x 100 : A )
* Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m, chiều rộng 15m. Người ta dành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Vũ Hoàng Giang
Dung lượng: 12,38KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)