Thuyết trình về côn sơ

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Hiền | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: thuyết trình về côn sơ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Chào mừng thầy cô và các bạn !!!
Nhóm 2 _ lớp 8D
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG :
Giới thiệu di tích, thắng cảnh địa phương (Đền Kiếp Bạc)
NỘI DUNG : Gồm 3 phần :
Phần I : Giới thiệu về lịch sử ra đời của đền.
Phần II : Vị trí , kiến trúc
Phần III : Lễ hội
Phần I: Lịch sử đền Kiếp Bạc
Kiếp bạc thuộc địa phận xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Thời Trần thuộc về hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang.
- Năm 1287 - 1288, đó là cuộc kháng chiến lần thứ 3 : Từ căn cứ Vạn Kiếp Trần Hưng Đạo tổ chức phản công chiến lược, quân Nguyên bi đánh đại bại trên sông Bạch Đằng, phải rút chạy. Trận quyết chiến, chiến lược Bạch Đằng (3-1288) đã thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Đó là thắng lợi vĩ đại và vô cùng hiển hách của dân tộc ta. Đất nước thanh bình, Trần Hưng Đạo về sống tại phủ đệ Vạn Kiếp. Vua Trần cho lập Sinh Từ để thờ và Sinh Bi (Bia) ca ngợi công đức của Trần Hưng Đạo ngay từ khi người còn sống. Lúc lâm bệnh sắp qua đời, vua Trần về thăm và hỏi về kế sách giữ nước, Trần Hưng Đạo trả lời : " Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước ...“
-Đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộckháng chiến chống quân Nguyên Mông. Sang thế kỷ 14, đền thờ ông được xây dựng tại nơi đây và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc Việt, người có công lớn với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.
Một số hình ảnh cụ thể :
Đền Kiếp Bạc năm 1940
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Hình ảnh về anh hùng Trần Hưng Đạo cùng với chiến công gắn liền với lịch sử đền Kiếp Bạc
Tượng đài Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng (TP. Hồ Chí Minh)
600 chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi theo đường biển hộ tống đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp .
Tượng Trần Hưng Đạo 
Tượng đài Trần Hưng Đạo nằm trên một ngọn đồi của bán đảo Phương Mai
Phần II. Vị trí, kiến trúc
1. Vị trí
-Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km, và cách Côn Sơn 5km. 
- Khu vực đền Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu Giang, là nơi tụ hội của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống,sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình. Một số người theo thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Theo đường bộ, đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80 km (50 dặm) đi theo đường quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5 km (3 dặm).
2. Kiến trúc
- Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Phía trước đền có cổng lớn có ba cửa ra vào nguy nga, đồ sộ. Trên trán cổng mặt ngoài có bốn chữ "Hưng thiên vô cực", dưới có 5 chữ "Trần Hưng Đạo Vương từ".
* Bên ngoài :
_Cổng đền nhìn từ bên ngoài:
“Hưng Thiên Vô Cực”
“Trần Hưng Đạo Vương Từ”.
- Qua cổng lớn, bên trái có một giếng gọi là Giếng Ngọc mắt rồng.Tương truyền mạch nước ngầm của giếng này xuất phát từ dãy núi Rồng và do Yết Kiêu khám phá.
Giếng Mắt Rồng đã bị vùi lấp qua nhiều năm. Gần đây, căn cứ vào lời kể của các bô lão thôn Dược Sơn, người ta đã cho khơi lại giếng này. Theo con đường đá đi đến khu vực để kiệu trong mùa lễ hội, phía trước có một án thờ.
Giếng Ngọc mắt rồng
Án thờ
- Gần đền là Viên Lăng là một quả núi nhỏ cây cối mọc um tùm, một số người cho rằng đây là nơi an táng Trần Hưng Đạo.

- Tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Vương, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Hưng Đạo Vương là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Tòa điện ngoài thờ Trần Hưng Đạo
Những gian thờ các con và phu nhân của Trần Hưng Đạo
* Cấu trúc bên trong :
Công Chúa Thiên Thành, với biển đề là Ban thờ Đức Quốc Mẫu.
Hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô
-Đôi xương chân voi của Trần Hưng Đạo:
Theo truyền thuyết, có một con voi chiến được Dã Tượng huấn luyện, đã cùng Trần Hưng Đạo xông pha chiến trận, lập nhiều chiến công. Một lần bị sa lầy ởsông Hoá, Trần Hưng Đạo tìm mọi cách cho voi lên nhưng không được, ông đành phải để voi lại và dùng ngựa đi tiếp. Con voi nhìn theo chủ ứa nước mắt.Người đời sau đã tìm thấy đôi xương chân voi liền dâng về đền Kiếp Bạc. Du khách khi viếng đền Kiếp Bạc đã tới xoa vào đôi xương chân voi được đặt trước bàn thờ để cầu may đến độ hai đầu xương nhẵn bóng.
Nơi linh thiêng:
Phong cảnh của đền kỳ thú và trang nghiêm, có cây cổ thụ hàng nghìn năm uy nghi, tuyệt mỹ
Nơi thờ phụng Trần Hưng Đạo
Những gian thờ :
Bàn thờ Trần Hưng Đạo tại chính điện đền Kiếp Bạc
Bàn thờ Cô Đệ Nhị
Phần III. Lễ hội
- Hội đền Kiếp Bạc lễ hội truyền thống kỉ niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn diễn ra vào mùa thu từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Là một trong những lễ hội lớn nhất nước, thu hút hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước về đây trẩy hội, tưởng nhớ đến công đức của vị anh hùng dân tộc đồng thời,
Ngày nay 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Ngày hội chính được tổ chức rất long trọng, mở đầu bằng lễ dâng hương của chính quyền địa phương. Đại diện chính quyền đọc diễn văn ca ngợi công đức của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, ca ngợi thắng lợi của cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và giữ lại không khí oanh liệt, hào hùng của dân tộc hơn bảy trăm năm trước, đồng thời biểu dương tinh thần đại đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước, đây là một nghi lễ rất quan trong của lễ hội, Người được chọn chèo thuyền xem đó là một điều vinh hạnh lớn, việc chuẩn bị thuyền rước cũng quan trọng không kém.Tất cả các thuyền rước đều được trang trí những dải vải đỏ ở mạn thuyền, trên thuyền chăng đèn kết hoa rực rỡ. Riêng thuyền rước Long kiệu trang trí vải màu vàng ở mạn thuyền, trên thuyền trang trí cờ hoa màu vàng.lễ rước không giới hạn trong một địa phương mà nó là đám rước của toàn dân, quy tụ người từ khắp nơi với nhiều loại phẩm vật dâng lễ của các vùng miền. Khi lễ rước bắt đầu Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ - đồng thời kết thúc ngày hội lớn.


Phần hội khá phong phú và đa dạng đan xen  phần lễ với  nhiều cuộc thi như thi làm cỗ tiễn thánh, đua thuyền, đấu vật, hát dân ca, quan họ…. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Ðầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình./.

Đua thuyền
Đấu võ trên sông
Lễ hội ở Kiếp Bạc
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)