Thuyết trình văn học 2011- 2012

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Yên | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: thuyết trình văn học 2011- 2012 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Đề tài Thuyết trình văn học

BÁNH TRÔI NƯỚC - MỘT BÀI THƠ ĐỘC ĐÁO.

Có một khoảng vườn xuân hoa tươi sắc
Một khoảng trời đầy ắp yêu thương
Có lẽ mỗi chúng ta khi chào đời đều được sống trong vòng tay âu yếm yêu thương của ông bà cha mẹ, được sống trong những vườn hoa xuân tươi sắc của những lời ru dịu dàng ấm áp của bà của mẹ, là lời giảng của thầy cô qua những bài thơ trang văn đầy lí thú. Năm tháng qua đi tâm hồn ta được bồi đắp và dần lớn lên trong hương thơm của những bông hoa không sắc không màu ấy. Trong buổi thuyết trình văn học này em sẽ giới thiệu với thầy cô và các bạn một đóa hoa đồng nội không sắc không màu nhưng thật quyến rũ bởi hương thơm đậm đà đặc biệt khó quên của nó. Đó chính là bài thơ Bánh trôi nước của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Thưa các thầy cô và các bạn!
Nói về Hồ Xuân Hương, cho đến nay người ta chưa tìm thấy một tài liệu gốc nào về thân thế của bà. Năm sinh năm mất đều hãy còn bỏ trống. Từ lâu ta chỉ biết bà quê ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, là con ông Hồ Phi Diễn, một ông đồ nghèo từng dạy học ở Hải Dương, Kinh Bắc. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, ông Đào Thái Tôn, bằng các tài liệu đáng tin cậy, cho rằng bà là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783). Nhưng sau khi cụ chết, không có nơi nương tựa, HXH được mẹ đưa ra đất Thăng Long sinh sống. Hai mẹ con ngụ tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ. Tại đây HXH được mẹ cho học hành tử tế. Sau đó lại về ở thôn Thiên Thị, tổng Thiên Túc, huyện Thọ Xương, nay là Lí Quốc Sư - Hà Nội. HXH có một ngôi nhà bên Hồ Tây đặt là Cổ Nguyệt đường. Bà là người thông minh tài hoa nhưng đường tình duyên rất éo le, ba lần lấy chồng hai lần làm vợ lẽ. HXH là hiện tượng độc đáo về cả nội dung lẫn nghệ thuật trong lịch sử Văn học VN. Chính điều đó đã đưa bà lên vị trí Bà chúa thơ Nôm. Đến với thơ HXH ta sẽ nhận ra ở bà một sự dí dóm duyên dáng và cái thông minh ranh mãnh của một người đàn bà tài hoa nhưng "mệnh bạc".
Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái nhưng tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ. HXH đã để lại cho đời trên dưới 50 bài thơ Đường luật, chữ Hán và chữ Nôm, trong đó nổi tiếng nhất là những bài thơ Nôm. Bánh trôi nước là thi phẩm đặc sắc được biết đến nhiều nhất của bà. Đây là một bài thơ đa nghĩa vừa đậm đà tính dân tộc, vừa tập trung tiêu biểu cái hồn thơ HXH.
Trước hết em xin nói về tính dân tộc của bài thơ. Tên bài thơ là Bánh trôi nước, ta hiểu nhà thơ đã viết về cái bánh trôi - một đặc sản ẩm thực của dân tộc ta mà những người Việt Nam bình thường từ thành thị đến nông thôn ai cũng biết. Loại bánh này được dùng phổ biến nhất là vào dịp Tết mồng ba tháng Ba (âm lịch). Điều thú vị là nhà thơ không đứng ngoài quan sát rồi miêu tả mà hóa thân, nhập hồn vào cái bánh trôi để cất tiếng tự miêu tả mình, giãi bày tâm sự của mình. Nói cách khác HXH đã nhân hóa cái bánh trôi, để cho chiếc bánh trò chuyện giao tiếp với người đọc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Tuy bài thơ thuộc thể thơ Đường thất ngôn tứ tuyệt nhưng chỉ có một từ ghép "nước non" là từ Hán Việt còn lại tất cả từ ngữ trong bài thơ đều thuần Việt, nôm na giản dị mà rất trong sáng đẹp đẽ. Thêm nữa trong bài thơ tác giả mở đầu bằng hai tiếng "thân em", dùng thành ngữ "bảy nổi ba chìm" và cụm từ "tấm lòng son" rất gần với cách nói của nhân dân trong VH dân gian. Như vậy, từ đề tài đến ngôn ngữ, giọng điệu, bài thơ "Bánh trôi nước" đậm đà bản sắc dân tộc, rất đáng quí. Đáng quí hơn nữa là ở tính đa nghĩa giàu cảm xúc của bài thơ.
Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực, nghĩa nổi: qua lời tâm sự của "bánh trôi", người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh. Bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xẻo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Yên
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)