Thuyết trinh
Chia sẻ bởi Tạ Hoàng Phúc |
Ngày 07/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Thuyết trinh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
BÀI THUYẾT TRÌNH:
THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI
ViỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÊ ĐỘ
LỚP 9/1 (Tổ 2)
Đêm 30, sau các phần trình bày của một vài Táo
Ngọc Hoàng (NH): Này, Nam Tào, Bắc Đẩu, ta nghe đâu dưới hạ giới có áo dài còn đẹp hơn cả thiên đình, phải không?
Nam Tào (NT) – Bắc Đẩu (BĐ): Dạ, khởi bẩm Ngọc Hoàng, đúng ạ
NH: Thế các khanh có biết gì về nó không?
NT: Thưa, thần không rõ về áo dài ạ, chỉ biết qua thôi.
NH: Còn Bắc Đẩu, ngươi thì sao?
BĐ: Thưa, thần cũng không rõ lắm.
NH: Các ngươi quả thật chán, lâu nay chúng ta mặc lâu rồi mà cũng không chịu tìm hiểu gì cả
NT-BĐ: Thưa, chúng thần đã có cách
NH: Các ngươi thử bẩm ta nghe?
NT – BĐ: Bệ hạ cứ cho truyền táo Văn Hóa vào chầu, chắc ông ấy rõ ạ!
NH: Được, cho truyền Táo Văn hóa.
Táo Văn Hóa (TVH) bước vào chầu
TVH: Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế ạ !
NH: Bình thân!
TVH: Bẩm, Ngọc Hoàng cho truyền thần ạ!
Hình ảnh minh họa cho cuộc trò chuyện giữa Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu
NH: Ta muốn biết về áo dài, ngươi có rõ không?
TVH: Thưa, bệ hạ khỏi phải nói , áo dài là một trang phục rất quen thuộc ở dưới hạ giới ạ, đặc biệt là phụ nữ. Nếu Ngọc Hoàng không chê thì thần xin được tâu cho Ngọc Hoàng rõ ạ!
NH (gật gù): Thế thì ta yên tâm rồi.
TVH: Thần xin được bắt đầu từ lịch sử áo dài ạ.
NH: Rồi, ngươi nói ta xem.
TVH: Vâng, không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận Ngọc Hoàng ạ. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lữ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, có thắt lưng. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng, cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bôn vạt nữa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau
phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy ngắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam . Có lẽ chiếc áo dài mộc mạc, giản dị mà vô cùng tinh tế ra đời từ đây, bẩm Ngọc Hoàng!
NH: Thế áo dài ngày nay thì sao? Ngươi có biết không? Tâu ta nghe thử.
TVH: Vâng, thần cũng rất rõ ạ. Dưới hạ giới, cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áo dài một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Bẩm bệ hạ, thật khó mà dịch từ “áo dài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không có ở đâu có tà áo dài như ở Việt Nam. Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ hông. Áo dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn vô cùng mềm mại và duyên dáng. Nagy nay, chiếc áo dài cổ truyền được cách tân thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Về phương diện thẩm mĩ, áo dài chưa bao giờ là lỗi mốt. Những chiếc áo dài được cách tân với nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng dù thế nào, chiếc áo dài Việt Nam vẫn khiến cho người phụ nữ trở nên đài các hơn. Khác với ki-mô-nô của Nhật Bản hay Hanbook của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Bẩm Ngọc Hoàng thấy có đúng không ạ
NH: Ta thấy cũng có lí, ngươi cứ tâu tiếp đi!
TVH: Vâng, thần xin được tiếp. Áo dài không bị giới hạn mặc tại một số nơi hay dịp nào nhất định mà có thể mặc ở mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, dồng phúc đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng khi ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì. Áo dài có cả cho phụ nữ và nam giới, ngay cả trẻ em cũng có. Chiếc áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa TG bởi nét đặc sắc riêng của nó ạ, thưa Ngọc Hoàng.
NH: Ta cũng hiểu rồi đấy, thế Nam Tào, Bắc Đẩu, 2 ngươi có muốn tra hỏi gì thần ấy hay không?
NT: Này, Táo Văn hóa, ông có biết áo dài trong mắt mọi người dưới hạ giới ra sao không?
TVH: Biết chứ, không chỉ người Việt Nam mà cả người dân Quốc tế cũng xem áo dài là một quốc phục của đất nước này. Thậm chí có người con mua cả áo dài mang về nước họ mặc nữa.
NT: Thế nó còn công dụng gì nữa không, chứ ta thấy nó cũng chẳng hay cho lắm, cứ mặc đồ “mốt” gì đó kia tôi nghĩ còn hay hơn.
TVH: Không gì đẹp bằng hình ảnh mỗi sáng, những thiếu nữ mặc trên mình bộ áo dài truyền thống đi học. Tà áo dài ngày nay đã trở thành “đồng phục” thường ngày của những học sinh cấp III dưới hạ giới. Ông đừng có mà xem thường. Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, áo dài vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của nó. Áo dài còn được các nhà thơ, nhạc sĩ dưới hạ giới cho vào tác phẩm của mình, ví dụ như: “Tung bay tà áo tung bay xôn xao một chiều nắng đỏ, tung bay tà áo tung bay, áng mây chắn đầu ngọn gió..” Có gì mà tuyệt hơn khi những người xa xứ bỗng bất chợt gặp hình ảnh người thiếu nữ mềm mại trong tà áo dài duyên dáng nơi đất khách quê người? Trong những ngày lễ Tết, ngày hội giao lưu hay ngay cả trong những cuộc thi hoa
hậu, tà áo dài cũng được sử dụng như ngày thường của họ. Chiếc áo dài được thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam.
NT: Ta thấy cứ mặc những trang phục mà ngươi cho là đẹp ấy thì ta thấy nó hơi “cũ kĩ”. Chẳng lẽ cứ mặc mãi một loại áo một màu ấy à, không được “phong cách” gì cả.
TVH: Ấy, ông nói sai rồi, cứ mặc mấy chiếc “phong cách” ấy thì chỉ bọn trẻ đua dòi mới mặc thôi. Mà ông muốn “phong cách” cũng có, ngày nay, dưới hạ giới, các thợ thiết kế đã không ngừng suy nghĩ mà tạo ra những loại áo dài cách tân in hình hoa lá cành, hay có thể cách tân chúng cho phù hợp với thời tiết, có thể trần bông mà mặc trong những lúc hàn giá, may bằng vải mỏng để mặc trong những ngày oi bức. Mùa nào mặc cũng được, cũng hợp lí cả.
NT: Nhưng …..
NH: Thôi, các khanh đừng cãi nhau nữa, này táo Văn hóa, thế ngươi có thể mang nhiều chiếc áo dài lên đây được không, Nam Tào, Bắc Đẩu hay cả ta đều cùng mặc cho đẹp. Vả lại lâu rồi triều đình cứ mặc mãi bộ áo dài cũ.
TVH: Cũng được nhưng…
NH: Ngươi nói rõ ta xem
TVH: Bẩm Ngọc Hoàng, mỗi chiếc áo dài chỉ sản xuất riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy sổ đo thật kĩ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để việc chỉnh sửa mới hoàn thiện được ạ!
NH: Ôi! Rắc rối thế à! Thế ngươi có thể cho người lên đây, đo đạt gì đấy, may cho mỗi người trên thiên đình một chiếc được không?
TVH: Vâng, thần xin tuân lệnh
NH: Thôi, ta cho ngươi nghỉ, NT – BĐ, truyền táo tiếp theo.
NT – BĐ: Táo tiếp theo vào chầu ………………..
THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI
ViỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÊ ĐỘ
LỚP 9/1 (Tổ 2)
Đêm 30, sau các phần trình bày của một vài Táo
Ngọc Hoàng (NH): Này, Nam Tào, Bắc Đẩu, ta nghe đâu dưới hạ giới có áo dài còn đẹp hơn cả thiên đình, phải không?
Nam Tào (NT) – Bắc Đẩu (BĐ): Dạ, khởi bẩm Ngọc Hoàng, đúng ạ
NH: Thế các khanh có biết gì về nó không?
NT: Thưa, thần không rõ về áo dài ạ, chỉ biết qua thôi.
NH: Còn Bắc Đẩu, ngươi thì sao?
BĐ: Thưa, thần cũng không rõ lắm.
NH: Các ngươi quả thật chán, lâu nay chúng ta mặc lâu rồi mà cũng không chịu tìm hiểu gì cả
NT-BĐ: Thưa, chúng thần đã có cách
NH: Các ngươi thử bẩm ta nghe?
NT – BĐ: Bệ hạ cứ cho truyền táo Văn Hóa vào chầu, chắc ông ấy rõ ạ!
NH: Được, cho truyền Táo Văn hóa.
Táo Văn Hóa (TVH) bước vào chầu
TVH: Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế ạ !
NH: Bình thân!
TVH: Bẩm, Ngọc Hoàng cho truyền thần ạ!
Hình ảnh minh họa cho cuộc trò chuyện giữa Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu
NH: Ta muốn biết về áo dài, ngươi có rõ không?
TVH: Thưa, bệ hạ khỏi phải nói , áo dài là một trang phục rất quen thuộc ở dưới hạ giới ạ, đặc biệt là phụ nữ. Nếu Ngọc Hoàng không chê thì thần xin được tâu cho Ngọc Hoàng rõ ạ!
NH (gật gù): Thế thì ta yên tâm rồi.
TVH: Thần xin được bắt đầu từ lịch sử áo dài ạ.
NH: Rồi, ngươi nói ta xem.
TVH: Vâng, không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận Ngọc Hoàng ạ. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lữ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, có thắt lưng. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng, cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bôn vạt nữa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau
phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy ngắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam . Có lẽ chiếc áo dài mộc mạc, giản dị mà vô cùng tinh tế ra đời từ đây, bẩm Ngọc Hoàng!
NH: Thế áo dài ngày nay thì sao? Ngươi có biết không? Tâu ta nghe thử.
TVH: Vâng, thần cũng rất rõ ạ. Dưới hạ giới, cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áo dài một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Bẩm bệ hạ, thật khó mà dịch từ “áo dài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không có ở đâu có tà áo dài như ở Việt Nam. Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ hông. Áo dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn vô cùng mềm mại và duyên dáng. Nagy nay, chiếc áo dài cổ truyền được cách tân thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Về phương diện thẩm mĩ, áo dài chưa bao giờ là lỗi mốt. Những chiếc áo dài được cách tân với nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng dù thế nào, chiếc áo dài Việt Nam vẫn khiến cho người phụ nữ trở nên đài các hơn. Khác với ki-mô-nô của Nhật Bản hay Hanbook của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Bẩm Ngọc Hoàng thấy có đúng không ạ
NH: Ta thấy cũng có lí, ngươi cứ tâu tiếp đi!
TVH: Vâng, thần xin được tiếp. Áo dài không bị giới hạn mặc tại một số nơi hay dịp nào nhất định mà có thể mặc ở mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, dồng phúc đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng khi ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì. Áo dài có cả cho phụ nữ và nam giới, ngay cả trẻ em cũng có. Chiếc áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa TG bởi nét đặc sắc riêng của nó ạ, thưa Ngọc Hoàng.
NH: Ta cũng hiểu rồi đấy, thế Nam Tào, Bắc Đẩu, 2 ngươi có muốn tra hỏi gì thần ấy hay không?
NT: Này, Táo Văn hóa, ông có biết áo dài trong mắt mọi người dưới hạ giới ra sao không?
TVH: Biết chứ, không chỉ người Việt Nam mà cả người dân Quốc tế cũng xem áo dài là một quốc phục của đất nước này. Thậm chí có người con mua cả áo dài mang về nước họ mặc nữa.
NT: Thế nó còn công dụng gì nữa không, chứ ta thấy nó cũng chẳng hay cho lắm, cứ mặc đồ “mốt” gì đó kia tôi nghĩ còn hay hơn.
TVH: Không gì đẹp bằng hình ảnh mỗi sáng, những thiếu nữ mặc trên mình bộ áo dài truyền thống đi học. Tà áo dài ngày nay đã trở thành “đồng phục” thường ngày của những học sinh cấp III dưới hạ giới. Ông đừng có mà xem thường. Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, áo dài vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của nó. Áo dài còn được các nhà thơ, nhạc sĩ dưới hạ giới cho vào tác phẩm của mình, ví dụ như: “Tung bay tà áo tung bay xôn xao một chiều nắng đỏ, tung bay tà áo tung bay, áng mây chắn đầu ngọn gió..” Có gì mà tuyệt hơn khi những người xa xứ bỗng bất chợt gặp hình ảnh người thiếu nữ mềm mại trong tà áo dài duyên dáng nơi đất khách quê người? Trong những ngày lễ Tết, ngày hội giao lưu hay ngay cả trong những cuộc thi hoa
hậu, tà áo dài cũng được sử dụng như ngày thường của họ. Chiếc áo dài được thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam.
NT: Ta thấy cứ mặc những trang phục mà ngươi cho là đẹp ấy thì ta thấy nó hơi “cũ kĩ”. Chẳng lẽ cứ mặc mãi một loại áo một màu ấy à, không được “phong cách” gì cả.
TVH: Ấy, ông nói sai rồi, cứ mặc mấy chiếc “phong cách” ấy thì chỉ bọn trẻ đua dòi mới mặc thôi. Mà ông muốn “phong cách” cũng có, ngày nay, dưới hạ giới, các thợ thiết kế đã không ngừng suy nghĩ mà tạo ra những loại áo dài cách tân in hình hoa lá cành, hay có thể cách tân chúng cho phù hợp với thời tiết, có thể trần bông mà mặc trong những lúc hàn giá, may bằng vải mỏng để mặc trong những ngày oi bức. Mùa nào mặc cũng được, cũng hợp lí cả.
NT: Nhưng …..
NH: Thôi, các khanh đừng cãi nhau nữa, này táo Văn hóa, thế ngươi có thể mang nhiều chiếc áo dài lên đây được không, Nam Tào, Bắc Đẩu hay cả ta đều cùng mặc cho đẹp. Vả lại lâu rồi triều đình cứ mặc mãi bộ áo dài cũ.
TVH: Cũng được nhưng…
NH: Ngươi nói rõ ta xem
TVH: Bẩm Ngọc Hoàng, mỗi chiếc áo dài chỉ sản xuất riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy sổ đo thật kĩ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để việc chỉnh sửa mới hoàn thiện được ạ!
NH: Ôi! Rắc rối thế à! Thế ngươi có thể cho người lên đây, đo đạt gì đấy, may cho mỗi người trên thiên đình một chiếc được không?
TVH: Vâng, thần xin tuân lệnh
NH: Thôi, ta cho ngươi nghỉ, NT – BĐ, truyền táo tiếp theo.
NT – BĐ: Táo tiếp theo vào chầu ………………..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tạ Hoàng Phúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)