THƯ UPU 40
Chia sẻ bởi Phan Đình Chiến |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: THƯ UPU 40 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bình Định ngày 10 tháng 02 năm 2011 Kính gửi ông Phạm Lê Thanh – Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
Xin chào ông Tổng Giám đốc!
Hơi đường đột, phải không ông? Ta xin tự giới thiệu để ông đỡ băn khoăn khi đọc bức thư này. Ta tên là Trắc Cẩm Lai – một cây gỗ đã tròn trăm tuổi, hiện đang sống ở rừng đầu nguồn của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định – nơi đang xây dựng rất nhiều công trình thủy điện như Vĩnh Sơn 1, Vĩnh Sơn 2, Vĩnh Sơn 3, … Trà Xom,… chắc chắn là ông biết điều đó, cho dù lính thủy điện của ông xuất hiện nhiều như nấm sau cơn mưa, nhất là ở miền Trung – Tây Nguyên.
Có lẽ đối với ông, ta đơn thuần chỉ là một loài thực vật vô tri vô giác. Nhưng thưa ông, thực vật chúng tôi cũng có tâm hồn, cũng biết nghĩ suy đấy nhé. Ta muốn gởi đến ông bao nỗi niềm khắc khoải, bao khát khao nồng nàn. Hãy nghe lời của ta – lời của đại ngàn thiên nhiên thao thức trăn trở cùng nhân loại.
Trăm năm trôi qua, khoảng thời gian không phải là quá dài đối với dòng trôi cuộc đời nhưng cũng đủ để ta cảm nhận rất nhiều.
Từ thời thơ ấu, hé mắt chào đời, ta đã được hòa vào ngút ngàn màu xanh trùng điệp của chốn sơn thủy hữu tình. Núi uy nghi trầm mặc soi bóng trên dòng Kôn Giang trong vắt như pha lê. Đá sừng sững, đá nhấp nhô, đá lô xô … đá rêu xanh trơn bóng, đá nâu nhám sù sì, đá trắng mát mịn màng… nước trào sôi réo gọi, nước ào ạt trắng xóa, nước lăn tăn gợn nhẹ, nước mơ màng trôi êm … Tất cả như quấn quýt giao hòa trong những giai điệu tình ca bất tận. Muôn loài cây cối, muông thú cùng sống quây quần bên nhau, cùng tận hưởng niềm vui bất diệt. Ta tự hào về quê hương giàu đẹp của mình, và ta tin chắc rằng tất cả những cánh rừng của Việt Nam, của cả thế giới đều giàu đẹp như thế. Ta càng tự hào hơn khi họ hàng, bạn bè thiên nhiên của ta đã hào phóng ban tặng cho con người bao của cải vật chất, tinh thần. Ông có thể chia sẻ với ta niềm kiêu hãnh ấy không?
Ta lớn lên giữa núi thẳm rừng sâu. Thú thật với ông, ta không thể “đi một ngày đàng” để “học một sàng khôn” nhưng dẫu chôn chân một chỗ ta vẫn ham “học thầy hỏi bạn”. Như những cô cậu học trò cần mẫn, ta chăm chỉ tìm tòi để hiểu biết cùng đất chuyển, cây lay, gió thổi, mây bay, chim hót, thú kêu, suối reo, người trò chuyện …Càng sống, càng hiểu biết, ta càng thấm thía mối duyên tơ bền chặt giữa thiên nhiên với con người. Ông Thanh ơi, ta quên sao được những năm tháng trai tráng của ta say sưa đắm mình cùng những bước đi của cách mạng Việt Nam. Hai cuộc kháng chiến huyền thoại ở thế kỉ XX của dân tộc Việt Nam là niềm hứng khởi cống hiến của núi cao rừng cả. Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. Có cuộc chiến nào của lương tri tiến bộ trên đời này lại không cần đến sự trợ giúp của thiên nhiên? Chả thế mà người Việt có câu địa linh nhân kiệt, ông Thanh nhỉ.
Thưa ông Tổng Giám đốc EVN! Thế đấy, tập đoàn thiên nhiên của chúng tôi đã từng sung sướng đóng góp vào những thành quả lao động, chiến đấu của con người và sẽ mãi mãi xả thân cho cuộc sống tốt đẹp của con người. Nhân loại luôn tôn vinh lòng mẹ và hay ngợi ca Bà mẹ thiên nhiên. Rừng là bà mẹ tốt của con người. Đã là Mẹ thì có bao giờ tiếc với con điều gì đâu. Mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả cho con, miễn là mong cho con được sống ấm no, hạnh phúc. Mẹ che bom chắn đạn cho con. Mẹ ngăn lũ chống hạn cho con. Mẹ lọc khí hút độc cho con. Mẹ ban cửa tặng nhà cho con. Mẹ xây trường dựng chợ cho con. Mẹ trao thuốc gởi quà cho con. Mẹ thêu tranh dệt ảnh cho con. Mẹ đơm thơ tấu nhạc cho con… Mẹ cho con … Mẹ cho con … Mẹ yêu con lắm lắm…Đã là Mẹ thì chỉ nghĩ đến con, đâu hề nghĩ chi cho bản thân mình. Cá chuối đắm đuối vì con mà. Bao cây xanh ngã xuống làm đường cho xe qua trên tuyến đường Trường Sơn đánh Mỹ? Bao con suối dòng sông quên mình cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? Mẹ Rừng nguyện dâng hiến đời mình cho niềm vui sống của đàn con, không một chút oán thán. Ông có hiểu điều ấy chăng?
Thế nhưng càng ngày, dân tình càng khốn khổ vì bão lũ tàn phá, hạn hán
Xin chào ông Tổng Giám đốc!
Hơi đường đột, phải không ông? Ta xin tự giới thiệu để ông đỡ băn khoăn khi đọc bức thư này. Ta tên là Trắc Cẩm Lai – một cây gỗ đã tròn trăm tuổi, hiện đang sống ở rừng đầu nguồn của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định – nơi đang xây dựng rất nhiều công trình thủy điện như Vĩnh Sơn 1, Vĩnh Sơn 2, Vĩnh Sơn 3, … Trà Xom,… chắc chắn là ông biết điều đó, cho dù lính thủy điện của ông xuất hiện nhiều như nấm sau cơn mưa, nhất là ở miền Trung – Tây Nguyên.
Có lẽ đối với ông, ta đơn thuần chỉ là một loài thực vật vô tri vô giác. Nhưng thưa ông, thực vật chúng tôi cũng có tâm hồn, cũng biết nghĩ suy đấy nhé. Ta muốn gởi đến ông bao nỗi niềm khắc khoải, bao khát khao nồng nàn. Hãy nghe lời của ta – lời của đại ngàn thiên nhiên thao thức trăn trở cùng nhân loại.
Trăm năm trôi qua, khoảng thời gian không phải là quá dài đối với dòng trôi cuộc đời nhưng cũng đủ để ta cảm nhận rất nhiều.
Từ thời thơ ấu, hé mắt chào đời, ta đã được hòa vào ngút ngàn màu xanh trùng điệp của chốn sơn thủy hữu tình. Núi uy nghi trầm mặc soi bóng trên dòng Kôn Giang trong vắt như pha lê. Đá sừng sững, đá nhấp nhô, đá lô xô … đá rêu xanh trơn bóng, đá nâu nhám sù sì, đá trắng mát mịn màng… nước trào sôi réo gọi, nước ào ạt trắng xóa, nước lăn tăn gợn nhẹ, nước mơ màng trôi êm … Tất cả như quấn quýt giao hòa trong những giai điệu tình ca bất tận. Muôn loài cây cối, muông thú cùng sống quây quần bên nhau, cùng tận hưởng niềm vui bất diệt. Ta tự hào về quê hương giàu đẹp của mình, và ta tin chắc rằng tất cả những cánh rừng của Việt Nam, của cả thế giới đều giàu đẹp như thế. Ta càng tự hào hơn khi họ hàng, bạn bè thiên nhiên của ta đã hào phóng ban tặng cho con người bao của cải vật chất, tinh thần. Ông có thể chia sẻ với ta niềm kiêu hãnh ấy không?
Ta lớn lên giữa núi thẳm rừng sâu. Thú thật với ông, ta không thể “đi một ngày đàng” để “học một sàng khôn” nhưng dẫu chôn chân một chỗ ta vẫn ham “học thầy hỏi bạn”. Như những cô cậu học trò cần mẫn, ta chăm chỉ tìm tòi để hiểu biết cùng đất chuyển, cây lay, gió thổi, mây bay, chim hót, thú kêu, suối reo, người trò chuyện …Càng sống, càng hiểu biết, ta càng thấm thía mối duyên tơ bền chặt giữa thiên nhiên với con người. Ông Thanh ơi, ta quên sao được những năm tháng trai tráng của ta say sưa đắm mình cùng những bước đi của cách mạng Việt Nam. Hai cuộc kháng chiến huyền thoại ở thế kỉ XX của dân tộc Việt Nam là niềm hứng khởi cống hiến của núi cao rừng cả. Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. Có cuộc chiến nào của lương tri tiến bộ trên đời này lại không cần đến sự trợ giúp của thiên nhiên? Chả thế mà người Việt có câu địa linh nhân kiệt, ông Thanh nhỉ.
Thưa ông Tổng Giám đốc EVN! Thế đấy, tập đoàn thiên nhiên của chúng tôi đã từng sung sướng đóng góp vào những thành quả lao động, chiến đấu của con người và sẽ mãi mãi xả thân cho cuộc sống tốt đẹp của con người. Nhân loại luôn tôn vinh lòng mẹ và hay ngợi ca Bà mẹ thiên nhiên. Rừng là bà mẹ tốt của con người. Đã là Mẹ thì có bao giờ tiếc với con điều gì đâu. Mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả cho con, miễn là mong cho con được sống ấm no, hạnh phúc. Mẹ che bom chắn đạn cho con. Mẹ ngăn lũ chống hạn cho con. Mẹ lọc khí hút độc cho con. Mẹ ban cửa tặng nhà cho con. Mẹ xây trường dựng chợ cho con. Mẹ trao thuốc gởi quà cho con. Mẹ thêu tranh dệt ảnh cho con. Mẹ đơm thơ tấu nhạc cho con… Mẹ cho con … Mẹ cho con … Mẹ yêu con lắm lắm…Đã là Mẹ thì chỉ nghĩ đến con, đâu hề nghĩ chi cho bản thân mình. Cá chuối đắm đuối vì con mà. Bao cây xanh ngã xuống làm đường cho xe qua trên tuyến đường Trường Sơn đánh Mỹ? Bao con suối dòng sông quên mình cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? Mẹ Rừng nguyện dâng hiến đời mình cho niềm vui sống của đàn con, không một chút oán thán. Ông có hiểu điều ấy chăng?
Thế nhưng càng ngày, dân tình càng khốn khổ vì bão lũ tàn phá, hạn hán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Đình Chiến
Dung lượng: 34,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)