Thủ thuật tìm x đạt B tỉnh 2010-2011

Chia sẻ bởi Lê Thành Mỹ | Ngày 09/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Thủ thuật tìm x đạt B tỉnh 2010-2011 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI:
Thủ thuật giúp học sinh làm đúng bài toán
dạng tìm thành phần chưa biết

Người thực hiện: Lê Thành Mỹ
Trường Tiểu học “B” T T Phú Mỹ- PT-AG
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:

Việc dạy - học Toán ở nhà trường phổ thông là rất quan trọng, học tốt toán sẽ giúp các em phát huy khả năng tư duy, độc lập suy nghĩ, xử lí các tình huống nhanh, chính xác và học tốt các môn khác. Nó góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho các em, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các kiến thức ở các lớp kế tiếp.
Ở Tiểu học, với môn toán, học sinh được học các nội dụng: về số, phép tính; đại lượng; hình học, giải toán có lời văn. Trong đó có mảng kiến thức về tìm thành phần chưa biết . Các bài toán dạng “ Tìm x – tìm thành phần chưa biết” ở Tiểu học mà ở các cấp học trên gọi đó là “ Giải phương trình bậc nhất một ẩn số ” đã xuất hiện ngay từ lớp 1 và tiếp tục ở các lớp 2; 3 ; 4 và 5. Các em đã làm quen với các bài tập tìm thành phần chưa biết dạng: + 3= 5 hoặc tìm x ( x + 53= 95; x - 32= 7; x x 5= 35; x : 8 = 12; 2,5 : x = 5, 45 - x = 15,…).
Các bài toán dạng tìm thành phần chưa biết thuộc loại tổng hợp vừa rèn kĩ năng làm tính với các phép tính vừa ôn mối quan hệ giữa các thành phần trong 1 phép tính. Thông thường ở các đề kiểm tra có một câu “tìm x” với 1 hoặc 2 bài. Học sinh không làm được toán dạng “tìm x” sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung. Đây được xem là điều bức xúc của nhiều giáo viên, nhà trường. nguyên nhân là do các em quên qui tắc và dẫn đến không làm được, làm sai,…
Trong những năm qua, ở trường cũng có đồng nghiệp nghiên cứu và thực hiện các đề tài về làm toán dạng tìm x theo kiểu tìm x bằng phép tính ngược của phép tính đã cho. Ví dụ: x + 25= 70 thì tìm x là làm phép tính ngược lại là phép trừ như sau: x = 70 - 25,… điều này vẫn gây khó khăn khi x là số trừ, số chia vì không làm phép tính ngược được và mặt khác vẫn buộc học sinh phải nhớ. Đây không phải là cách làm khoa học lắm.
Với học sinh cấp tiểu học, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, khả năng lưu trữ thông tin, ghi nhớ logic chưa thật sự bền vững vì vậy phương pháp dùng có hiệu quả nhất là từ trực quan sinh động dẫn đến tư duy trừu tượng. Từ đặc điểm nêu trên, trong việc giúp học sinh giải toán dạng tìm thành phần chưa biết trong một biểu thức, tôi đã vận dụng “hình ảnh trực quan” để giúp học sinh làm đúng toán dạng tìm thành phần chưa biết và được thử nghiệm và bước đầu thành công trong quá trình giảng dạy từ cuối năm học 2008 - 2009.

II/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:

Trong thực tế giảng dạy, khi đến các bài dạy có các bài tập dạng tìm thành phần chưa biết chúng ta thường thấy tình trạng học sinh rất lúng túng hoặc không làm được các bài tập dạng này ( thông thường là tìm x hoặc dạng ô trống kết hợp với 1 trong 4 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia) do các em quên cách làm. Mặt khác do cấu trúc chương trình nên các bài tập kiểu này chỉ xuất hiện rải rác làm cho các em ít có dịp luyện tập thường xuên.
Qua lấy ý kiến của các đồng nghiệp từ lớp 1 đến lớp 5 ở hai năm gần đây ( tháng 10 năm học 2009 - 2010 và đầu năm 2010 - 2011 của trường) cho thấy là học sinh chỉ làm được khoảng 30% các bài “tìm x” và lớp tôi cũng chỉ có 12/35 em là làm đúng hoàn toàn các dạng tìm x. Còn lại, các em làm sai nhiều bài, nhất là các bài: x – a = b; a – x = b; a : x = b; x : a = b. Tìm thành phần chưa biết là một mảng kiến thức cũng khá quan trọng, nó giúp cho học sinh củng cố các kiến thức đã học về mối quan hệ các thành phần trong một phép tính và rèn kĩ năng tính toán, thực hành bốn phép tính. Thế nhưng kết quả học phần này chưa tốt là một điều cần quan tâm và tìm giải pháp khắc phục. Vì lẽ đó mà bản thân tôi trong vài qua đã tìm tòi, đúc kết những kinh nghiệm để khắc phục vấn đề đã nêu trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thành Mỹ
Dung lượng: 30,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)