Thủ thuật cho hộp thư Gmail
Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền |
Ngày 14/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Thủ thuật cho hộp thư Gmail thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Thủ thuật cho hộp thư Gmail - 27/5/2005 8h:57
Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào hộp thư Gmail của mình trước đã. Bạn đăng nhập như sau: Bạn vào website http://gmail.google.com. Nhập username vào ô “Username” và password vào ô “Password” rồi bấm vào nút “Sign In” để đăng nhập vào hộp thư Gmail của mình. Sau khi đăng nhập thành công thì bạn có thể áp dụng các thủ thuật, chức năng ở dưới đây.
Với dung lượng rất lớn lên đến 2 GB và nhiều chức năng hay nên hộp thư Gmail đang rất được nhiều bạn thích dùng. Mặc dù chưa được đăng ký tự do như các hộp thư miễn phí khác nhưng hiện nay để có được hộp thư Gmail là điều không khó. Xin giới thiệu với bạn vài thủ thuật và chức năng hay của Gmail để bạn có thể sử dụng hộp thư Gmail của mình được hiệu quả hơn.
1. Hiện đúng họ và tên người gửi khi gửi e-mail:
Khi đăng ký sử dụng Gmail, bạn nhập vào không đúng họ và tên của bạn, và bây giờ bạn muốn thay đổi lại cho đúng với họ và tên của bạn để người nhận dễ dàng nhận ra e-mail do bạn gửi nhờ vào mục “From”.
Thật dễ dàng với hộp thư Gmail! Bạn có thể làm như sau để thay đổi lại họ và tên cho chính xác với họ và tên của mình:
- Bấm vào “Settings” rồi chọn “Account Settings”.
- Ở phần “Edit Personal Info” (bên trái cửa sổ trang web), bạn bấm chọn mục “Name and more”.
- Sau đó, bạn điều chỉnh lại họ và tên của bạn cho đúng trong các dòng “First name” & “Last name”.
- Cuối cùng, bạn bấm nút “Save personal info” để chấp nhận sự thay đổi.
2. Tự động chuyển e-mail:
Với hộp thư Gmail, bạn có thể thiết lập chức năng tự động để Gmail tự động chuyển tất cả các e-mail gửi đến các hộp thư Gmail của bạn tới một hộp thư nào đó. Điều này rất thuận tiện, nhất là với những bạn có nhiều hộp thư Gmail, vì nó giúp bạn chỉ cần kiểm tra một hộp thư là xem được tất cả các e-mail mà bạn nhận từ các hộp thư Gmail của mình. Để thiết lập chức năng tự động chuyển thư này, bạn làm như sau: - Bấm vào “Settings” rồi chọn tab “Forwarding and POP”. - Ở mục “Forwarding”, bạn bấm chọn dòng “Forward a copy of incoming mail to”, rồi bạn nhập vào địa chỉ e-mail sẽ nhận các e-mail do hộp thư Gmail chuyển tiếp đến. Bạn nên chọn dòng “keep Gmail’s copy in the Inbox” để giữ lại bản sao của các e-mail đã được chuyển tiếp đi trong Inbox của hộp thư Gmail. - Sau cùng, bạn bấm nút “Save Changes” để chấp nhận. - Bạn làm tương tự với các tài khoản e-mail khác của hộp thư Gmail.
3. Xoá hộp thư Gmail:
Cũng như nhiều hộp thư miễn phí khác như Yahoo! Mail, Hotmail... Với Gmail, bạn cũng có thể xoá đi hộp thư nếu như bạn không dùng tới nữa. Cách xoá bỏ hộp thư Gmail rất đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể thực hiện như sau: - Ở phía bên trên góc phải của cửa sổ hộp thư, bạn bấm chọn “Settings”. - Một trang web mới được mở ra, bạn bấm chọn mục ”Account Settings”. Trang web Google account sẽ được mở ra, trong mục “Delete account”, bạn bấm chọn nút “Delete Gmail Service”. - Trang Delete Gmail Service xuất hiện, bạn nhập lại password của hộp thư Gmail của bạn vào ô “Current password”. Tiếp theo, bấm chọn mục “Yes, I want to remove Gmail from my account”. Sau đó, bạn bấm vào nút “Remove Gmail”. - Ngay sau đó, Gmail sẽ gửi đến hộp thư alternate email (địa chỉ e-mail phụ mà bạn đã cung cấp cho Gmail) cho bạn một e-mail với chủ đề là “Google Account Management”. Bạn cũng có thể nhập lại alternate email khác vào trong mục “New Email Address’. - Bạn mở e-mail có chủ đề “Google Account Management” này ra, nếu bạn đồng ý xoá bỏ hộp thư Gmail của mình thì bạn bấm vào link ngay dưới dòng chữ: “If you still wish to delete your Gmail account, click on the link below:” để xác nhận. Còn nếu bạn đổi ý, không muốn xoá hộp thư Gmail của mình nữa thì bạn không bấm vào link này.
Bài 2: PDA? Pocket PC? Palm? - Chuyện cái tên và hệ điều hành - 30/5/2005 8h:43 (Bài này được cập nhật cách đây 2 giờ )
Bạn cứ rối bù lên với bộ 3 này: Hôm nay thấy tờ báo này cùng từ “PDA”, ngày mai lại nghe nói đến Palm và Pocket PC. Có gì khác nhau đâu nhỉ, bạn tự hỏi, mình thấy chúng cũng vuông vuông, nhỏ nhỏ, rồi người ta cầm cây bút chỉ vào thôi mà?
Câu trả lời nằm ở đây: PDA là tên gọi chung của Pocket PC và Palm. Pocket PC là PDA sử dụng hệ điều hành Windows Mobile do Microsoft phát triển. Còn palm cũng là PDA nhưng dùng hệ điều hành PalmOS. Có thể bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm này? OK, hãy liên hệ với máy vi tính để hiểu rõ hơn! Máy vi tính là tên gọi chung của các máy sử dụng hệ điều hành Windows, Linux và Macintosh. Nói đến đây chắc bạn đã hiểu.
Chuyện cái tên
“Pocket” trong tiếng Anh có nghĩa là “túi” và “Pocket PC” có nghĩa là “máy vi tính bỏ túi”, ý nói là thiết bị này sẽ thông minh như PC, nhưng rất nhỏ để bỏ vừa vào túi. Còn “Palm” trong tiếng Anh là “lòng bàn tay”, ý nói là máy chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, cả thế giới nằm gọn trong lòng bàn tay bạn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta là người đầu tiên chế tạo ra PDA, chúng ta sẽ gọi nó là gì? Chắc chắn sẽ không phải là “máy bỏ túi” hay “lòng bàn tay” mà là “thiết bị số thông minh siêu vi” hay một cái gì đó đại loại như vậy.
Cách đặt tên cho 2 loại PDA này là ví dụ rõ nhất cho nghệ thuật đơn “giản hóa công nghệ thông tin” của người Mỹ. Những sản phẩm công nghệ cao, có tính chất cách mạng làm thay đổi cả nhân loại được người Mỹ gọi bằng những cái tên rất bình dân: mouse (con chuột), mainboard (cái bảng chính), software - hardware (phần mềm – phần cứng), shorcut (đường tắt)… Một điều có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản!
Chuyện của hệ điều hành:
Pocket PC là PDA sử dụng Windows Mobile - sản phẩm độc quyền của nhà Bill Gates. Có thể xem hệ điều hành này là phiên bản thu nhỏ hệ điều hành Windows sử dụng cho máy vi tính. Vì thế hầu hết người sử dụng khi dùng Pocket PC, họ sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc. Cũng là các cửa sổ Windows, cũng là nút Start để ra Menu, cũng là Word, Exel, Power Point và Internet Explorer… Đây là điểm “ăn tiền” của Pocket PC so với Palm. Hiện tại, Windows Mobile cũ nhất còn được sử dụng là Windows Mobile 2002; tiếp theo là Windows Mobile 2003 với khả năng hỗ trợ multimedia cao hơn; Windows Mobile 2003 Second Edition là phiên hệ điều hành gần như mới nhất, với khả năng hỗ trợ xoay ngang màn hình rất lợi hại cho việc duyệt web trên Pocket PC. Hệ điều hành mới nhất là Windows Mobile 2005 – đang được cộng đồng Pocket PC mong đợi!
Palm sử dụng hệ điều hành PalmOS. Hệ điều hành này căn bản được viết bởi hãng Palm Source. Sau đó các nhà sản xuất thiết bị Palm mua bản gốc này về và “thêm mắm thêm muối” trước khi đưa vào Palm sử dụng. Vì thế, mỗi Palm tuy sử dụng chung hệ điều hành nhưng mang phong cách rất riêng của hãng phát triển ra nó. Sony Clié thì cực mạnh về multimedia, PalmOne thì nghiêng về các ứng dụng hỗ trợ thông tin cá nhân, Hanspring thì phát triển PalmOS để sản xuất Palm-Phone. Nếu như các phiên bản Windows Mobile không khác nhau là mấy, thì các phiên bản hệ điều hành PalmOS lại khác nhau rất nhiều từ giao diện và cách sử dụng. Điều này mang tính 2 mặt: thú vị cho những ai thích “nghịch” máy và khó chịu cho những không kịp thích ứng.
Điều khác biệt lớn nhất của Windows Mobile và PalmOS là sự “đa nhiệm” (đa = nhiều, nhiệm = công việc) và “đơn nhiệm” (đơn = ít, nhiệm = công việc). Windows Mobile, giống như Windows trên máy vi tính, là hệ điều hành đa nhiệm, nghĩa là: bạn có thể vừa mở cửa sổ của trình nghe nhạc, vừa xem duyệt web, vừa sử dụng từ điển. PalmOS là hệ điều hành đơn nhiệm, nghĩa là chỉ sử dụng 1 ứng dụng duy nhất trong 1 lúc. Tuy nhiên, “đa nhiệm” hay “đơn nhiệm” chỉ là chuyện trên lý thuyết! Vì sao? Đầu tiên, ngày nay, ít ra Palm cũng có khả năng vừa nghe nhạc, vừa sử dụng ứng dụng khác. Hơn nữa, ít có khi nào mà người sử dụng lại mở trên 3 ứng dụng cùng 1 lúc trên PDA, và nếu có, cũng ít PDA nào có đủ tài nguyên để thực hiện điều đó.
Bài 1: PDA – Đơn giản hơn bạn nghĩ - 24/5/2005 14h:14
Hãy bỏ ngay suy nghĩ rằng những ai cầm cái máy nho nhỏ bằng bàn tay đang cầm cây bút chỉ chỉ là những người sành điệu và giàu có! Bạn đang rất sai đấy! Đúng là trong số họ có những tay chơi khét tiếng, nhưng đa số còn lại là những người đang kiểm sóat cuộc sống của mình theo một cách mới – bằng PDA.
PDA – Là gì? Làm gì?
Vậy PDA là gì? Trong tự điển, người ta định nghĩa nó là thiết số bị hỗ trợ cá nhân. Nhưng đố ai hiểu được nó là cái gì nếu chỉ đọc vài chữ khô khan như thế! Thật ra, vấn đề đơn giản hơn nhiều. PDA thật ra là chỉ đơn giản là một chiếc sổ tay với đầy đủ tính năng của một máy vi tính để bàn. Có thể bạn không tin, nhưng điều đó là chính xác.
Vậy dùng PDA làm gì? Người ta dùng PDA như một cuốn sổ tay, để ghi chép, lưu danh bạ, lên lịch làm việc,… nói chung là để quản lý những thông tin cá nhân. Bạn sẽ hỏi tôi: “Vậy cần gì phải xáy đến … máy? Dùng 1 cuốn sổ tay cũng được mà!”. Đúng, nhưng sổ tay không thể nghe nhạc, xem phim, đọc sách, tra từ điển, truy cập internet, học ngọai ngữ, nghe đài, gọi điện thoại,… PDA – Cho ai?
Cho tất cả mọi người, từ doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư đến học sinh, sinh viên và thậm chí cả những bà nội trợ. Tại sao ư? Như đã nói ở trên PDA gần như là một máy vi tính, nên không có gì là không làm được với chiếc máy bé nhỏ này cả.
Với những người có công việc ổn định và luôn bận rộn, họ sử dung PDA thường xuyên như 1 thư ký riêng, có nhiệm vụ nhắc nhở, ghi chép, báo cáo. Hơn nữa, vì tính chất công việc hay phải di chuyển nhiều, họ dùng PDA để nhận và gởi e-mail, gởi fax, gọi điện thọai và thậm chí điều khiển cả máy vi tính của mình ở văn phòng.
Một ví dụ thật rõ ràng: Doanh nhân X đang chờ e-mail của một quan trọng của công ty, trong đó anh sẽ phải xem và nhận xét một bảng thống kê doanh thu trong 1 file Exel, một tài liệu về đường hướng phát triển trong 1 file Word, một biểu đồ tiến bộ của công ty trong 1 file JPG. Tuy nhiên, X đang dự 1 cuộc họp quan trọng khác, không thể lấy laptop ra check mail được. Dĩ nhiên, lựa chọn cuối cùng là sử dụng PDA của mình, kết nối internet, nhận e-mail và các file đính kèm, xem chúng rồi trả lời mail. Chỉ một vài động tác nhẹ nhàng, X đã hòan thành xong nhiệm vụ quan trọng của mình mà vẫn không làm ảnh hưởng đế
Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào hộp thư Gmail của mình trước đã. Bạn đăng nhập như sau: Bạn vào website http://gmail.google.com. Nhập username vào ô “Username” và password vào ô “Password” rồi bấm vào nút “Sign In” để đăng nhập vào hộp thư Gmail của mình. Sau khi đăng nhập thành công thì bạn có thể áp dụng các thủ thuật, chức năng ở dưới đây.
Với dung lượng rất lớn lên đến 2 GB và nhiều chức năng hay nên hộp thư Gmail đang rất được nhiều bạn thích dùng. Mặc dù chưa được đăng ký tự do như các hộp thư miễn phí khác nhưng hiện nay để có được hộp thư Gmail là điều không khó. Xin giới thiệu với bạn vài thủ thuật và chức năng hay của Gmail để bạn có thể sử dụng hộp thư Gmail của mình được hiệu quả hơn.
1. Hiện đúng họ và tên người gửi khi gửi e-mail:
Khi đăng ký sử dụng Gmail, bạn nhập vào không đúng họ và tên của bạn, và bây giờ bạn muốn thay đổi lại cho đúng với họ và tên của bạn để người nhận dễ dàng nhận ra e-mail do bạn gửi nhờ vào mục “From”.
Thật dễ dàng với hộp thư Gmail! Bạn có thể làm như sau để thay đổi lại họ và tên cho chính xác với họ và tên của mình:
- Bấm vào “Settings” rồi chọn “Account Settings”.
- Ở phần “Edit Personal Info” (bên trái cửa sổ trang web), bạn bấm chọn mục “Name and more”.
- Sau đó, bạn điều chỉnh lại họ và tên của bạn cho đúng trong các dòng “First name” & “Last name”.
- Cuối cùng, bạn bấm nút “Save personal info” để chấp nhận sự thay đổi.
2. Tự động chuyển e-mail:
Với hộp thư Gmail, bạn có thể thiết lập chức năng tự động để Gmail tự động chuyển tất cả các e-mail gửi đến các hộp thư Gmail của bạn tới một hộp thư nào đó. Điều này rất thuận tiện, nhất là với những bạn có nhiều hộp thư Gmail, vì nó giúp bạn chỉ cần kiểm tra một hộp thư là xem được tất cả các e-mail mà bạn nhận từ các hộp thư Gmail của mình. Để thiết lập chức năng tự động chuyển thư này, bạn làm như sau: - Bấm vào “Settings” rồi chọn tab “Forwarding and POP”. - Ở mục “Forwarding”, bạn bấm chọn dòng “Forward a copy of incoming mail to”, rồi bạn nhập vào địa chỉ e-mail sẽ nhận các e-mail do hộp thư Gmail chuyển tiếp đến. Bạn nên chọn dòng “keep Gmail’s copy in the Inbox” để giữ lại bản sao của các e-mail đã được chuyển tiếp đi trong Inbox của hộp thư Gmail. - Sau cùng, bạn bấm nút “Save Changes” để chấp nhận. - Bạn làm tương tự với các tài khoản e-mail khác của hộp thư Gmail.
3. Xoá hộp thư Gmail:
Cũng như nhiều hộp thư miễn phí khác như Yahoo! Mail, Hotmail... Với Gmail, bạn cũng có thể xoá đi hộp thư nếu như bạn không dùng tới nữa. Cách xoá bỏ hộp thư Gmail rất đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể thực hiện như sau: - Ở phía bên trên góc phải của cửa sổ hộp thư, bạn bấm chọn “Settings”. - Một trang web mới được mở ra, bạn bấm chọn mục ”Account Settings”. Trang web Google account sẽ được mở ra, trong mục “Delete account”, bạn bấm chọn nút “Delete Gmail Service”. - Trang Delete Gmail Service xuất hiện, bạn nhập lại password của hộp thư Gmail của bạn vào ô “Current password”. Tiếp theo, bấm chọn mục “Yes, I want to remove Gmail from my account”. Sau đó, bạn bấm vào nút “Remove Gmail”. - Ngay sau đó, Gmail sẽ gửi đến hộp thư alternate email (địa chỉ e-mail phụ mà bạn đã cung cấp cho Gmail) cho bạn một e-mail với chủ đề là “Google Account Management”. Bạn cũng có thể nhập lại alternate email khác vào trong mục “New Email Address’. - Bạn mở e-mail có chủ đề “Google Account Management” này ra, nếu bạn đồng ý xoá bỏ hộp thư Gmail của mình thì bạn bấm vào link ngay dưới dòng chữ: “If you still wish to delete your Gmail account, click on the link below:” để xác nhận. Còn nếu bạn đổi ý, không muốn xoá hộp thư Gmail của mình nữa thì bạn không bấm vào link này.
Bài 2: PDA? Pocket PC? Palm? - Chuyện cái tên và hệ điều hành - 30/5/2005 8h:43 (Bài này được cập nhật cách đây 2 giờ )
Bạn cứ rối bù lên với bộ 3 này: Hôm nay thấy tờ báo này cùng từ “PDA”, ngày mai lại nghe nói đến Palm và Pocket PC. Có gì khác nhau đâu nhỉ, bạn tự hỏi, mình thấy chúng cũng vuông vuông, nhỏ nhỏ, rồi người ta cầm cây bút chỉ vào thôi mà?
Câu trả lời nằm ở đây: PDA là tên gọi chung của Pocket PC và Palm. Pocket PC là PDA sử dụng hệ điều hành Windows Mobile do Microsoft phát triển. Còn palm cũng là PDA nhưng dùng hệ điều hành PalmOS. Có thể bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm này? OK, hãy liên hệ với máy vi tính để hiểu rõ hơn! Máy vi tính là tên gọi chung của các máy sử dụng hệ điều hành Windows, Linux và Macintosh. Nói đến đây chắc bạn đã hiểu.
Chuyện cái tên
“Pocket” trong tiếng Anh có nghĩa là “túi” và “Pocket PC” có nghĩa là “máy vi tính bỏ túi”, ý nói là thiết bị này sẽ thông minh như PC, nhưng rất nhỏ để bỏ vừa vào túi. Còn “Palm” trong tiếng Anh là “lòng bàn tay”, ý nói là máy chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, cả thế giới nằm gọn trong lòng bàn tay bạn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta là người đầu tiên chế tạo ra PDA, chúng ta sẽ gọi nó là gì? Chắc chắn sẽ không phải là “máy bỏ túi” hay “lòng bàn tay” mà là “thiết bị số thông minh siêu vi” hay một cái gì đó đại loại như vậy.
Cách đặt tên cho 2 loại PDA này là ví dụ rõ nhất cho nghệ thuật đơn “giản hóa công nghệ thông tin” của người Mỹ. Những sản phẩm công nghệ cao, có tính chất cách mạng làm thay đổi cả nhân loại được người Mỹ gọi bằng những cái tên rất bình dân: mouse (con chuột), mainboard (cái bảng chính), software - hardware (phần mềm – phần cứng), shorcut (đường tắt)… Một điều có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản!
Chuyện của hệ điều hành:
Pocket PC là PDA sử dụng Windows Mobile - sản phẩm độc quyền của nhà Bill Gates. Có thể xem hệ điều hành này là phiên bản thu nhỏ hệ điều hành Windows sử dụng cho máy vi tính. Vì thế hầu hết người sử dụng khi dùng Pocket PC, họ sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc. Cũng là các cửa sổ Windows, cũng là nút Start để ra Menu, cũng là Word, Exel, Power Point và Internet Explorer… Đây là điểm “ăn tiền” của Pocket PC so với Palm. Hiện tại, Windows Mobile cũ nhất còn được sử dụng là Windows Mobile 2002; tiếp theo là Windows Mobile 2003 với khả năng hỗ trợ multimedia cao hơn; Windows Mobile 2003 Second Edition là phiên hệ điều hành gần như mới nhất, với khả năng hỗ trợ xoay ngang màn hình rất lợi hại cho việc duyệt web trên Pocket PC. Hệ điều hành mới nhất là Windows Mobile 2005 – đang được cộng đồng Pocket PC mong đợi!
Palm sử dụng hệ điều hành PalmOS. Hệ điều hành này căn bản được viết bởi hãng Palm Source. Sau đó các nhà sản xuất thiết bị Palm mua bản gốc này về và “thêm mắm thêm muối” trước khi đưa vào Palm sử dụng. Vì thế, mỗi Palm tuy sử dụng chung hệ điều hành nhưng mang phong cách rất riêng của hãng phát triển ra nó. Sony Clié thì cực mạnh về multimedia, PalmOne thì nghiêng về các ứng dụng hỗ trợ thông tin cá nhân, Hanspring thì phát triển PalmOS để sản xuất Palm-Phone. Nếu như các phiên bản Windows Mobile không khác nhau là mấy, thì các phiên bản hệ điều hành PalmOS lại khác nhau rất nhiều từ giao diện và cách sử dụng. Điều này mang tính 2 mặt: thú vị cho những ai thích “nghịch” máy và khó chịu cho những không kịp thích ứng.
Điều khác biệt lớn nhất của Windows Mobile và PalmOS là sự “đa nhiệm” (đa = nhiều, nhiệm = công việc) và “đơn nhiệm” (đơn = ít, nhiệm = công việc). Windows Mobile, giống như Windows trên máy vi tính, là hệ điều hành đa nhiệm, nghĩa là: bạn có thể vừa mở cửa sổ của trình nghe nhạc, vừa xem duyệt web, vừa sử dụng từ điển. PalmOS là hệ điều hành đơn nhiệm, nghĩa là chỉ sử dụng 1 ứng dụng duy nhất trong 1 lúc. Tuy nhiên, “đa nhiệm” hay “đơn nhiệm” chỉ là chuyện trên lý thuyết! Vì sao? Đầu tiên, ngày nay, ít ra Palm cũng có khả năng vừa nghe nhạc, vừa sử dụng ứng dụng khác. Hơn nữa, ít có khi nào mà người sử dụng lại mở trên 3 ứng dụng cùng 1 lúc trên PDA, và nếu có, cũng ít PDA nào có đủ tài nguyên để thực hiện điều đó.
Bài 1: PDA – Đơn giản hơn bạn nghĩ - 24/5/2005 14h:14
Hãy bỏ ngay suy nghĩ rằng những ai cầm cái máy nho nhỏ bằng bàn tay đang cầm cây bút chỉ chỉ là những người sành điệu và giàu có! Bạn đang rất sai đấy! Đúng là trong số họ có những tay chơi khét tiếng, nhưng đa số còn lại là những người đang kiểm sóat cuộc sống của mình theo một cách mới – bằng PDA.
PDA – Là gì? Làm gì?
Vậy PDA là gì? Trong tự điển, người ta định nghĩa nó là thiết số bị hỗ trợ cá nhân. Nhưng đố ai hiểu được nó là cái gì nếu chỉ đọc vài chữ khô khan như thế! Thật ra, vấn đề đơn giản hơn nhiều. PDA thật ra là chỉ đơn giản là một chiếc sổ tay với đầy đủ tính năng của một máy vi tính để bàn. Có thể bạn không tin, nhưng điều đó là chính xác.
Vậy dùng PDA làm gì? Người ta dùng PDA như một cuốn sổ tay, để ghi chép, lưu danh bạ, lên lịch làm việc,… nói chung là để quản lý những thông tin cá nhân. Bạn sẽ hỏi tôi: “Vậy cần gì phải xáy đến … máy? Dùng 1 cuốn sổ tay cũng được mà!”. Đúng, nhưng sổ tay không thể nghe nhạc, xem phim, đọc sách, tra từ điển, truy cập internet, học ngọai ngữ, nghe đài, gọi điện thoại,… PDA – Cho ai?
Cho tất cả mọi người, từ doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư đến học sinh, sinh viên và thậm chí cả những bà nội trợ. Tại sao ư? Như đã nói ở trên PDA gần như là một máy vi tính, nên không có gì là không làm được với chiếc máy bé nhỏ này cả.
Với những người có công việc ổn định và luôn bận rộn, họ sử dung PDA thường xuyên như 1 thư ký riêng, có nhiệm vụ nhắc nhở, ghi chép, báo cáo. Hơn nữa, vì tính chất công việc hay phải di chuyển nhiều, họ dùng PDA để nhận và gởi e-mail, gởi fax, gọi điện thọai và thậm chí điều khiển cả máy vi tính của mình ở văn phòng.
Một ví dụ thật rõ ràng: Doanh nhân X đang chờ e-mail của một quan trọng của công ty, trong đó anh sẽ phải xem và nhận xét một bảng thống kê doanh thu trong 1 file Exel, một tài liệu về đường hướng phát triển trong 1 file Word, một biểu đồ tiến bộ của công ty trong 1 file JPG. Tuy nhiên, X đang dự 1 cuộc họp quan trọng khác, không thể lấy laptop ra check mail được. Dĩ nhiên, lựa chọn cuối cùng là sử dụng PDA của mình, kết nối internet, nhận e-mail và các file đính kèm, xem chúng rồi trả lời mail. Chỉ một vài động tác nhẹ nhàng, X đã hòan thành xong nhiệm vụ quan trọng của mình mà vẫn không làm ảnh hưởng đế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: 94,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)