Thiết lập và sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia tại Việt Nam (NIBS)

Chia sẻ bởi Trần Hữu Dũng | Ngày 30/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Thiết lập và sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia tại Việt Nam (NIBS) thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Thiết lập và sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia tại Việt Nam (NIBS): Một vài nhận xét

Tiến sĩ Harry Hsu
Chuyên gia đánh giá giáo dục
Những nét chính
I. Một viễn cảnh lý tưởng
II. Một hệ thống như vậy có thể được các giáo viên sử dụng như thế nào?
III. Một hệ thống như vậy có thể được các Sở giáo dục và đào tạo sử dụng như thế nào?
IV. Một hệ thống như vậy có thể được Bộ giáo dục và đào tạo sử dụng như thế nào?
V. Tại sao hệ thống ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia xuất hiện trong rất nhiều các ứng dụng khác nhau?
VI. Cơ sở của Hệ thống ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia (NIBS)
VII. Các thành phần chính của hệ thống ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia
VIII. Cách thức xác định tính hữu ích của ngân hàng câu hỏi.
I. Một viễn cảnh lý tưởng
KHI NÀO: Tháng 12 năm 2010
Ở ĐÂU: Việt Nam
CÁI GÌ: Các ngân hàng câu hỏi gồm những câu hỏi đã được định cỡ (quy về mặt bằng chung) cho 4 môn học: Văn, Toán, Tiếng Anh và Vật lý được xây dựng chính thức cho các trường trên toàn quốc với một website được bảo vệ. Mỗi ngân hàng chứa đựng các câu hỏi bao trùm nội dung các phạm vi môn học từ lớp 6 đến lớp 9.
II. Một hệ thống như vậy có thể được các giáo viên sử dụng như thế nào?
Giáo viên có thể truy cập vào website Ngân hàng câu hỏi cấp Quốc gia
Tìm kiếm câu hỏi dựa trên nhu cầu bằng cách chỉ rõ các tiêu chí lựa chọn (có thể sử dụng mẫu đã được xây dựng sẵn):
Cho Kiểm tra đầu vào
Cho mục đích chẩn đoán
Cho mục đích đánh giá quá trình
Cho các bài kiểm tra cuối năm
Cho các bài tập làm thêm
Cho các kỳ thi bổ sung
Sử dụng các ghi chép được lưu trữ trong website
III. Một hệ thống như thế này có thể được các Sở giáo dục và đào tạo sử dụng như thế nào?
Chứng nhận khả năng tốt nghiệp trong phạm vi của tỉnh.
Những bài kiểm tra tổng kết sẽ được sử dụng để đảm bảo sự nhất quán về các chuẩn giữa các trường trong việc chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh.
Tập hợp một nhóm bao gồm các giáo viên có kinh nghiệm từ các trường và một số chuyên gia về đo lường để thiết kế một khung đề kiểm tra cho mỗi môn học.
Xây dựng một kế hoạch kiểm tra chi tiết để tạo ra một vài mẫu tương tự từ Ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia.
IV. Một hệ thống như vậy có thể được Bộ giáo dục và đào tạo sử dụng như thế nào?
Xây dựng các bài kiểm tra cho chương trình giám sát kết quả cấp quốc gia (NAM) qua các năm với học sinh lớp 8.
Môn văn và môn Toán sẽ được đánh giá vào những năm chẵn, môn Vật lý và Tiếng Anh sẽ được đánh giá vào năm lẻ
Các chuyên gia về môn học sẽ thiết kế khung và tiêu chí kỹ thuật cho các đề kiểm tra với các mức độ khác nhau. Tiêu chí kỹ thuật đề kiểm tra sẽ được sử dụng để xây dựng các đề kiểm tra cụ thể phục vụ công tác đánh giá.
Do các câu hỏi đã được quy về mặt bằng chung, những bài kiểm tra khác nhau của các năm khác nhau vẫn có thể so sánh được, nhờ vậy giúp theo dõi xu hướng kết quả học tập của học sinh qua các năm.
V. Tại sao ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia lại có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau?
Khung nội dung đã được các chuyên gia môn học xây dựng
Chất lượng của từng câu hỏi cũng đã được các chuyên gia thẩm định
Các thông tin thống kê về câu hỏi đã được đưa về một thang chung sử dụng kỹ thuật định cỡ theo lý thuyết IRT
Các mẫu tiêu chí kỹ thuật đề kiểm tra đã được các chuyên gia chuẩn bị trước
Quy trình truy xuất câu hỏi linh hoạt cho phép xây dựng các đề kiểm tra dựa trên các tiêu chí.
VI. Cơ sở cho việc xây dnựg ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia (NIBS)
Chuẩn chương trình quốc gia
Chỉ khi Bộ GD-ĐT đứng ra huy động mới có thể tập hợp được các nguồn lực cần thiết để xây dựng ngân hàng câu hỏi có chất lượng cao.
Các đia phương có thể sử dụng ngân hàng câu hỏi để ra các đề kiểm tra theo yêu cầu của địa phương
Đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động kiểm tra đánh giá ở cacs địa phương khác nhau
Các điạ phương có thể xây dựng câu hỏi và bổ sung vào ngaâ hàng câu hỏi quốc gia
Tiết kiệm các nguồn lực con người và tài chính (một ngân hàng câu hỏi có chất lượng cao sẽ tốt hơn rất nhiều so với nhiều hệ thống ngân hàng câu hỏi thiếu chất lượng)
VII. Các thành phần chính của Ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia

Ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia sẽ bao gồm các câu hỏi đã được quy về mặt bằng chung theo lý thuyết IRT do Bộ GD-ĐT, Dự án THCS II chủ trì ký hợp đồng với một đơn vị thực hiện.
Bộ GD-ĐT cần thiết lập một cơ quan để duy trì, quản lý và cập nhật ngân hàng câu hỏi.
Tổ chức việc tập huấn về sử dụng ngân hàng câu hỏi do các chuyên gia cốt cán về đánh giá cấp tỉnh thực hiện
Ngân hàng câu hỏi cấp quốc gia bao gồm các câu hỏi đã được quy về mặt bằng chung theo lý thuyết IRT
Đơn vị thực hiện sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tuân thủ đúng các nguyên tắc về xây dựng ngân hàng câu hỏi (những nguyên tắc này được trình bày ở các trang tiếp theo)
Ngân hàng câu hỏi sẽ được người có uỷ quyền truy cập từ mạng Internet.
Hướng dẫn sử dụng được cung cấp trên bản in và trên mạng.
Tập huấn cho cán bộ đánh giá cấp tỉnh về sử dụng ngân hàng câu hỏi để ra đề kiểm tra
Bộ GD-ĐT cần có một cơ quan thường xuyên duy trì, quản lý và cập nhật ngân hàng câu hỏi quốc gia
Cần duy trì thường xuyên và cập nhật câu hỏi là một yêu cầu đối với ngân hàng câu hỏi
Ngân hàng câu hỏi có thể hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy trên lớp, do vậy đây là một sự đầu tư xứng đáng.
Cơ quan này cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn, có thể liên kết với các viện giáo dục để quản lý.
Tập huấn lại về sử dụng ngân hàng câu hỏi do các cán bộ cốt cán về đánh giá cấp tỉnh thực hiện
Các chuyên gia cốt cán về đánh giá cấp tỉnh sẽ tập huấn lại cho địa diện của Phòng Giáo dục và cảc trường.
Đại diện của Phòng Giáo dục và các nhà trường sẽ tập huấn lại cho giáo viên.
Sở GD-ĐT cũng cần quyết định ai sẽ có thể được truy cập vào ngân hàng câu hỏi của môn học gì.
Mỗi địa phương có thể tự quyết định sẽ ứng dụng ngân hàng câu hỏi trong những lĩnh vực nào.
Nếu cần xây dựng bổ sung các câu hỏi trong ngân hàng để phù hợp từng địa phương, các địa phương có thể bổ sung câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi quốc gia hoặc xây dựng một ngân hàng câu hỏi phụ.
VIII. Cách xác định tính hiệu quả của ngân hàng câu hỏi?
Tại sao cần xác định chất lượng của ngân hàng câu hỏi?
Rà soát các bước xây dựng ngân hàng câu hỏi
Rà soát các hoạt động trong từng bước
Xem xét kết quả trong từng bước

Tại sao cần xác định chất lượng của
ngân hàng câu hỏi?

Sử dụng ngân hàng câu hỏi chưa được thẩm định hết sức nguy hiểm.
Câu hỏi chỉ được thẩm định chất lượng là chưa đủ. Cần có các thông tin thống kê về quá trình thử nghiệm câu hỏi.
Nếu một ngân hàng câu hỏi kém chất lượng được sử dụng, những tác động xấu đối với kết quả học tập của học sinh khó có thể đánh giá được.
Các kết quả trong mỗi bước của quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi cần được rà soát.
1. Xác định khung nội dung để xây dựng câu hỏi cho từng môn học
Các chuyên gia về nội dung và giáo viên có kinh nghiệm cần hỗ trợ xây dựng khung nội dung
Dựa trên các chuẩn chương trình để xác định các nội dung cụ thể cần kiểm tra.
Xác định số lượng câu hỏi cần được xây dựng cho từng mục tiêu chương trình, hình thức câu hỏi và cấp độ tư duy của câu hỏi
Xem xét tính phù hợp với sách giáo khoa
Xác định các cấu trúc nội dung cho từng môn học
Khung môn học cần được công khai và phổ biến cho các giáo viên
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 1
Trình độ chuyên môn của các thành viên trong nhóm chuyên gia
Khung nội dung của từng môn học
2. Xây dựng kế hoạch viết câu hỏi
Nguồn của câu hỏi?
Trình độ chuyên môn của các cán bộ viết câu hỏi?
Quy trình xác định chất lượng của câu hỏi?
Xác định cách thức mã hoá câu hỏi để phản ánh được khung nội dung đã xây dựng trong bước 1
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 2
Kế hoạch viết câu hỏi
Trình độ chuyên môn của cán bộ viết câu hỏi
Quy trình xác định tính hợp lệ của câu hỏi
Chất lượng của câu hỏi
Mã hoá câu hỏi
3. Các câu hỏi đã được rà soát và đánh giá đối với từng nội dung sau:
Xác định liệu có các lỗi kỹ thuật khi viết câu hỏi
Xác định liệu câu hỏi có thống nhất với các chuẩn chương trình hay không
Xác định nội dung câu hỏi có chính xác và phù hợp hay không
Xác định các câu trả lời cho câu hỏi có chính xác hay không và các phương án sai trong câu hỏi trắc nghiệm có thực sự sai hay không
Xác định các câu hỏi có đề cập đến các vấn đề về giới và dân tộc thiểu số hay không
Chỉnh sửa lại câu hỏi dựa trên kết quả đánh giá rà soát
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 3
Các tài liệu của các hoạt động đã thực hiện
Trình độ chuyên môn của các bộ rà soát câu hỏi
Các hoạt động đã tiến hành sau khi rà soát
4. Tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên mẫu đại diện
Cần bao nhiêu đề kiểm tra để sử dụng hết các câu hỏi?
Các đề kiểm tra được thiết kế như thế nào
Cách thức chọn mẫu và quy mô mẫu là bao nhiêu?
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 4
Tài liệu về các hoạt động đã thực hiện
Quá trình thử nghiệm trên thực tế đã thực hiện trên mẫu phù hợp hay không?
Quy mô mẫu có đủ lớn hay không? (ít nhất 500 học sinh cần trả lời cho mỗi câu hỏi...)
5. Tiến hành phân tích và đưa câu hỏi về mặt bằng chung
Quy trình phân tích hay mô hình IRT nào được sử dụng?
Cách thức cân bằng giữa các đề kiểm tra và các câu hỏi liên kết?
Có cần phải điều chỉnh lại câu hỏi hay không?
Xác định các thông tin thống kê của câu hoỉ cần được lưu trữ
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 5
Tài liệu về các hoạt động đã được thực hiện
Các câu hỏi đã được đưa về mặt bằng chung hay chưa?
Có đủ các thông tin thống kê để xây dựng đề kiểm tra hay không?
6. Xây dựng hay mua phần mềm ngân hàng câu hỏi
Thiết kế phần mềm ngân hàng câu hỏi trên máy tính
Cách thức bảo đảm độ bảo mật của ngân hàng câu hỏi?
Cách lưu trữ và truy xuất câu hỏi?
Cách xây dựng đề kiểm tra từ ngân hàng? (Câu hỏi có thể được lựa chọn theo các tiêu chí hay không)
Chuẩn bị cẩm nang hướng dẫn người sử dụng
Tập huấn cho người sử dụng
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 6
Tài liệu về các hoạt động đã thực hiện
Sử dụng mẫu “Mô tả phần mềm ngân hàng câu hỏi” để xác định mức độ phù hợp của phần mềm ngân hàng câu hỏi
Ngân hàng câu hỏi có dễ sử dụng hay không?
Hướng dẫn sử dụng có cụ thể, dễ hiểu hay không?
Tập huấn cho người sử dụng đã đầy đủ chưa?
7. Xây dựng kế hoạch duy trì và cập nhật ngân hàng câu hỏi
Xác định những thông tin nào về quá trình sử dụng câu hỏi cần được lưu trữ và cách sử dụng các thông tin đó
Nguồn của các câu hỏi mới và làm thế nào để liên kết các câu hỏi mới với các câu hỏi cũ trong ngân hàng?
Xác định các tiêu chí để xoá những câu hỏi đã lỗi thời
Các nội dung cần được đánh giá trong bước 7
Tài liệu về các hoạt động đã thực hiện
Kế hoạch cập nhật câu hỏi có phù hợp và khả thi hay không?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)