Thiết kế GAĐT
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ninh |
Ngày 09/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Thiết kế GAĐT thuộc Tự nhiên và Xã hội 3
Nội dung tài liệu:
Phòng gD-đT huyện Quảng Xương
Về dự hội thảo
2
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Khái niệm bài giảng điện tử
Qui trình thiếtkế Giáo án điện tử
Cáchđánh giá một giờ dạy có ứng dụng CNTT
Tìm kiếm thông tin trên mạng phục vụ dạy học
Các TB và kĩ năngcần thiết để TK GA điện tử
3
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần I: Khái niệm Bài giảng điện tử
1.Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh.
4
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần I: Khái niệm Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương tiện,đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông tin như: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip), cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác.
5
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần I: Khái niệm Bài giảng điện tử
2. Giỏo ỏn di?n t? l b?n thi?t k? c? th? ton b? k? ho?ch ho?t d?ng bi h?c c?a giỏo viờn trong gi? lờn l?p, ton b? ho?t d?ng d?y h?c dú dó du?c multimedia hoỏ m?t cỏch chi ti?t, cú c?u trỳc ch?t ch? v logic du?c quy d?nh b?i c?u trỳc c?a bi h?c. Giỏo ỏn di?n t? l m?t s?n ph?m c?a ho?t d?ng thi?t k? bi d?y du?c th? hi?n b?ng v?t ch?t tru?c khi bi d?y h?c du?c ti?n hnh.
6
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần I: Khái niệm Bài giảng điện tử
Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
Kế hoạch bài học Bài giảng trên lớp
Giáo án điện tử Bài giảng điện tử
7
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử.
A. Quy trình chung
- Xác định mục tiêu bài học,
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm,
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức,
- Xây dựng thư viện tư liệu,
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể,
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
8
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
1. Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
9
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được qui định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác.
10
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.
11
3. Multimedia hoá kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
12
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash...
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
13
4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
14
5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
15
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để HS thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
16
Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
17
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
18
6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
1. Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng và tạo File mới.
2. Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ cho từng Slide. Chọn dạng màu nền phần trình diễn
3. Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video clip vào Slide
19
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
B. Các bước TK GA điện tử trên PowerPoint
Chèn ảnh ClipArt: Chọn InsertPictureClipArt, xuất hiện cửa sổ ClipArt, chọn hình ảnh muốn chèn.
Chèn tập tin ảnh: Chọn InsertPictureFrom File, xuất hiện cửa sổ From File, trong cửa sổ này muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra, chọn các File ảnh thích hợp (có dạng *.bmp, *.jpg, *.tif, *.emf, *.wmf).
Chèn sơ đồ tổ chức (Organization Chart): Chọn InsertPictureOrganization Chart, chọn các mẫu sơ đồ thích hợp.
20
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
B. Các bước TK GA điện tử trên PowerPoint
Chèn phim ảnh và âm thanh: Chọn InsertMovie and Sound... trong trình đơn này có các mục sau:
- Movie from Gallery: chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft Office. Drag chuột vào phim muốn chèn từ thư viện phim vào slide cần chèn.
- Movie from File: chèn tập tin dạng *.avi tự chọn.
- Sound from Gallery: chèn âm thanh từ thư viện của chương trình Microsoft Office.
- Sound from File: chèn tập tin âm thanh tự chọn.
- Play CD Audio Track: chèn âm thanh từ đĩa Audio CD (phải đưa đĩa vào ổ đĩa CD-ROM).
21
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
B. Các bước TK GA điện tử trên PowerPoint
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần II: Quy trình Thiết kế Giáo án điện tử
B. Các bước TK GA điện tử trên PowerPoint
- Play CD Audio Track: chèn âm thanh từ đĩa Audio CD (phải đưa đĩa vào ổ đĩa CD-ROM).
4.Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung và hình thức của một bài giảng.
5. Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình.
6. Chạy thử chương trình và sửa chữa
22
23
Bài: (tên bài học)
Mục 1
Mục 1.1
Lí thuyết
Minh hoạ
Bài tập
Mục 1.2
Mục 2
Tóm tắt – Ghi nhớ
Bài kiểm tra
Cấu trúc bài soạn giáo án điện tử
Các Ví du: VD1Bài LS, VD2:Bài ĐL
24
A. Các thiết bị cần thiết:
1.Máy tính (bàn/xách tay)
2.Máy chiếu hình đa phương tiện.
3. Các phương tiện khác (quay phim, chụp ảnh, máy quét, ...)
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần III: Các TB và kĩ năng cần thiết để TK GAĐT
25
B. Các kĩ năng cần thiết:
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần III: Các TB và kĩ năng cần thiết để TK GAĐT
26
1. Soạn thảo văn bản (MS Word, Writer, Notepad...)
Dùng để soạn giáo án, văn bản,…
2. Bảng tính điện tử (MS Excel)
Dùng để thống kê, tính điểm,…
3. Trình diễn điện tử (MS PowerPoint, Violet, ...)
Dùng để giảng dạy bài giảng điện tử, báo cáo, trình bày một vấn đề nào đó.
4. Sử dụng trình duyệt web (Mozilla FireFox, Internet Explorer, ...)
Dùng để trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet hoặc mạng nội bộ của cơ quan.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần III: Các TB và kĩ năng cần thiết để TK GAĐT
27
5. Sử dụng email
Dùng để trao đổi thư từ với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh, ...
6. Biết chat bằng các công cụ tin nhắn và hội thoại (Yahoo Messenger, Skype, ...)
Các công cụ giúp thông tin nhanh chóng và trực tiếp.
7. Sử dụng các loại máy kỹ thuật số (quay phim, chụp ảnh, máy chiếu, máy quét, ...)
Dùng để tạo tư liệu bài giảng cho sinh động
8.Thao tác thành thạo với tập tin và thư mục trong Windows
Dùng để quản lý các tài liệu của mình trên máy tính một cách khoa học
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần III: Các TB và kĩ năng cần thiết để TK GAĐT
28
9. Biết tìm và download các tài liệu, phần mềm miễn phí (free)
Dùng để tải các chương trình phục vụ việc giảng dạy.
10. Biết cách cài đặt phần mềm máy tính
Dùng để cài đặt và tháo gỡ phần mềm trong Windows
11. Biết cách sử dụng các thiết bị lưu trữ (CD, USB, card...)
Dùng để lưu trữ các dữ liệu
12. Thiết kế trang web, blog cá nhân
Dùng để trao đổi thông tin liên quan đến chuyên môn, giúp HS học tập thông qua mạng, mở rộng không gian giao tiếp giữa thầy-trò, đồng nghiệp.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần III: Các TB và kĩ năng cần thiết để TK GAĐT
29
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần IV: Tìm kiếm thông tin trên mạng
phục vụ dạy học
Lợi ích của tìm kiếm TT
1.1 Kích đúp chuột trái (hoặc chuột phải rồi chọn Open Hom Page) vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình
I Tìm kiếm tài liệu, văn bản
1.Tìm kiếm thô sơ
1.2.Ở thanh Address: Gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào: www.google.com.vn
1.3. Gõ cụm từ chìa khóa cần tìm kiếm vào ô “Tìm kiếm”, ví dụ “giáo dục”, Enter hoặc nháy chuột trái vào “Tìm kiếm”
1.4. Kích chuột phải vào tiêu đề của kết quả, chọn Open in New Window, hoặc nháy đúp vào tiêu đề các văn bản, tài liệu tìm được
(Có nhiều kết quả, không nhất thiết phải chọn kết quả đầu tiên, muốn có thêm kết quả nữa ta chọn Tiếp ở dưới hoặc chọn số trang liệt kê kết quả 1,2,3,4…)
1.5. Ở cửa sổ mới, muốn lưu trang web lại có thể dùng chuột bôi đen tất cả (Ctrl-A), copy, mở trang Word rồi paste vào.
Nếu chỉ sao chép 1 đoạn văn bản,bôi đen đoạn văn bản rồi làm giống như trên.
Cách khác: Chọn File Save as…trong hộp thoại, tại Save as type. Chọn kiểu tệp Web page, HTML only: lưu tệp dưới dạng HTML
chọn đường dẫn để lưu gõ tên tài liệu vào ô file name (ở đây gõ không dấu) Save
2.Tìm kiếm nâng cao
2.1 Làm tương tự các bước 1.1, 1.2, 1.3
2.2 Kích chuột trái vào “Tìm kiếm nâng cao”
Gõ lại hoặc copy và paste sang ô “Tìm kết quả”
Kích chuột trái vào “Tìm với google”
II Tìm kiếm hình ảnh, bản đồ
c. Kích chuột trái vào Hình Ảnh gõ từ chìa khoá cần tìm vào Enter. Ở đây muốn tìm được nhiều hình ảnh thì ta nên chọn từ chìa khoá là tiếng Anh.
Nháy chuột trái vào ‘Tìm kiếm hình ảnh”hoặc “Tìm kiếm hình ảnh nâng cao”
Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá- chim, có nhiều hình ảnh ở các lĩnh vực và ở các kích cỡ khác nhau, muốn chọn cỡ Trung bình hay lớn thì ta chọn ở khung Hiển thị ở phía dưới. Trang web sẽ tự động sắp xếp các file ảnh để cho ta lựa chọn. Chọn cỡ càng lớn thì kết quả thu được ít hơn.
(Cỡ vừa từ 350-640x350-640px)
Lấy ảnh như thế nào?
Cách 1: Kích chuột phải vào ảnh cần lấy Open Link in New Window. Kích chuột phải vào ảnh thu nhỏ ở phía trên chọn Save Target As… chọn đường dẫn và Save như trên.
Lưu ý: 1
Có thể dùng từ chìa khoá bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngôn ngữ của từ chìa khoá liên quan đến ngôn ngữ của tư liệu. (Tiếng Việt rất ít tư liệu liên quan, nên dùng tiếng Anh)
Ví dụ: Từ khóa”Chim” 18.200 kết quả, trong 0.06 giây.
Từ khóa “Bird” 32.100, kết quả, trong 0.13 giây.
Lưu ý 2:
Save Target As… với bất kỳ loại file văn bản hay hình ảnh
Save Picture As…chỉ dành cho hình ảnh.
III Tìm kiếm phim,video
1. Tìm phim, video
1.1 Vào website:
http://video.google.com
http://www.youtube.com (kho phim rất lớn)
1.2. Tìm phim tương tự như tìm văn bản, hình ảnh
Ví dụ: Gõ “Tam quốc diễn nghĩa”
Lưu ý 3: - Có thể gõ tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh
- Khi gõ một vài kí tự thì menu sổ xuống, ta có thể chọn ở đây
1.3 Xem phim: - Phải có Windows Media Player
- Dùng FLV player để xem các phim trên mạng
2. TẢI PHIM
2.1 Dùng FlashGet (3.38MB) miễn phí, download từ đ/c: www.download.com.vn
2.2 Dùng UltraGet Video Downloader (17.2MB) miễn phí, download từ đ/c: www.download.com.vn
2.3 Dùng Internet Download Manager (download từ IDM.com
3. Cắt phim:
Dùng: Ultra Video Splitter (7,81MB) miễn phí, download từ đ/c: www.download.com.vn
Cài đặt và sử dụng theo hướng dẫn của phần mềm.
Có thể dùng: Windows Movie Maker của Windows XP
IV Giới thiệu một số website
Chung cho các môn:www.giaovien.net
1. Môn LS&ĐL
1.1 www.quehuong.org.vn
1.2. www.map.com (Tra cứu các loại bản đồ)
1.3. www.cinet.vnn.vn (LS đất nước, con người Việt Nam)
1.4 //vnthuquan.net (có hình ảnh nhân vật LS)
1.5//vi.wikipedia.org (Từ điển Bách khoa trực tuyến)
IV Giới thiệu một số website
2. Môn Khoa học và TN&XH
2.1 www.khoahoc.com.vn
2.2. www.monre.gov.vn (Tài nguyên và Môi trường)
2.3. www.thiennhien.net
2.4 agroviet.gov.vn
2.5 www.nea.gov.vn (Bảo vệ môi trường)
IV Giới thiệu một số website
3. Tham khảo giáo án điện tử
3.1 www.catlinhschool.edu.vn
3.2. www.vnschool.net
3.3. www.bachkim.net
3.4 www.giaovien.net
4. Website các trường tiểu học Thanh Hóa:
www.quangtien2.net
www.dienbien2.edu.vn
5. Các website hữu ích khác:
1. Nhóm tiêu chí về nội dung: (8 điểm)
Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được trọng tâm bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập.
Yêu cầu cụ thể :
+ TC1: (2 điểm) Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác về chính tả, từ ngữ.
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần V: Cách đánh giá một tiết học có ứng dụng CNTT (20 điểm)
57
Thiết kế và Sử dụng Bài giảng điện tử
Phần V: Cách đánh giá một tiết học có UD CNTT
+ TC2: (2 điểm) KH trong cách thiết kế, trình bày.
Các slide không quá nhiều, không quá phức tạp, phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp HS suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. GV và HS đều dễ sử dụng. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic ; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của học sinh; phù hợp với PPDH tích cực - thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá (phát huy trí lực HS)
58
+ TC3: (2 điểm) Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, khám phá, hệ thống hóa và khắc sâu chốt kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo khoa và phim tư liệu khéo léo, phù hợp trình tự bố cục, logic bài học. Tùy bài chọn dùng phần mềm ứng dụng và các slide chữ, slide hình (hình động hoặc hình tĩnh), slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo minh họa, khắc chốt hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học.
59
Phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt HS xây dựng bài học.
TC4 (2 điểm) Trắc nghiệm sinh động, đạt hiệu quả củng cố, luyện tập, đánh giá tiết học.
2. Tiêu chí về hình thức: 3 điểm
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Không làm HS mất tập trung vào bài học.
Yêu cầu cụ thể :
+ TC5: (1 điểm) Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, lời lẽ ngắn gọn, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
60
+ TC6: (2 điểm) Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó, chú ý đến tâm lý lứa tuổi và nội dung để chọn hiệu ứng cho phù hợp.
3. Nhóm tiêu chí về hiệu quả. (4 điểm)
+ TC7 (2 điểm) Thực hiện được mục tiêu của bài, HS hiểu bài và hứng thú học tập. HS tích cực, chủ động tìm ra kiến thức, có cơ hội sáng tạo.
+ TC8 (1 điểm) Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các ĐDDH khác khó đạt được.
61
+ TC9 (1 điểm) HS được thực hành-luyện tập (Rèn luyện kỹ năng).
4. Nhóm tiêu chí về sử dụng phương tiện trong giờ dạy (5 điểm)
+TC10 (2 điểm) GV làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc.
- TC11 (2 điểm) Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với nội dung, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy. Không đọc lại nguyên văn nội dung trình chiếu.
62
- TC12 (1 điểm) Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp (đối với học sinh lớp 4,5).
Giờ dạy được xếp loại Giỏi chỉ khi các tiêu chí: TC1, 2,3,5,8,11 đều đạt điểm tối đa.
* Một số lưu ý về kĩ năng Tin học:
- Sử dụng USB an toàn.
- In 2 mặt khi soạn KHBH.
- In 1 bản handout khi soạn giảng.
- Tạo địa chỉ website hay dùng trong Favorites.
Thực hành
1.Quí thầy/cô tìm trên mạng các tư liệu sau và copy vào ổ D:
QĐ 28/1999/QĐ-BGD&ĐT, về kiểm tra PCGDTH
QĐ 32/2005/QĐ-BGD&ĐT,về XD trường Chuẩn QG.
TT 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC,về trả lương dạy thêm giờ.
QĐ 51/2007/QĐ-BGD&ĐT, Điều lệ trường TH
QĐ 55/2007/QĐ-BGD&ĐT,về Qui định MCLTT
2.Quí thầy/cô tìm trên mạng các tư liệu (văn bản,hình ảnh, bài giảng điện tử …) theo chủ đề sau và copy vào ổ D:
2.1 Truyền thuyết về ngày lễ Valentin.
2.2 Đề thi “Giao lưu Toán tuổi thơ”.
2.3 Kế hoạch bài học các môn cấp TH.
2.4 Một vài GAĐT các môn cấp TH.
3. Quí thầy/cô dùng PowerPoint tạo 1 cột cờ đỏ sao vàng đang bay (theo hình vẽ dưới đây).
4. Quí thầy/cô dùng PowerPoint vẽ 2 tam giác bằng nhau, cắt 1 trong 2 tam giác ấy thành 2 tam giác vuông để ghép với tam giác còn lại thành 1 HCN.
64
Tóm tắt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ninh
Dung lượng: 1,89MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)