Thiết kế câu hỏi theo ma trận

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Bảo Châu | Ngày 17/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: thiết kế câu hỏi theo ma trận thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Phú Mỹ
Tổ: Vật lý – Công nghệ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THIẾT KẾ CÂU HỎI THEO MA TRẬN

I. Mục đích của chuyên đề
Giúp giáo viên:
+ Đánh giá được một cách toàn diện các muc tiêu về kiến thức,kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau khi học.
+ Thiết kế câu hỏi đúng trọng tâm, phù hợp với năng lực học sinh, phản ánh đúng trình độ người học.
+ Đánh giá được kiến thức vá kĩ năng ởø 3 cấp độ:Biết, Hiểu, Vận dụng.

II. Định hướng việc thiết kế câu hỏi theo ma trận
1. Trắc nghiệm
_Là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu học sinh phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất một cách viết đúng.Trắc nghiêm này gọi là “khách quan” vì tiêu chí đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm.
_ Các dạng trắc nghiệm thường dùng:
+ Câu nhiều lựa chọn
+ Câu đúng, sai
+ Câu ghép đôi
+ Câu điền khuyết
2. Tự luận
Là loại hình câu hỏi, bài tập mà học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng diễn đạt những suy luận của mình.
3. Quy trình biên soạn một đề kiểm tra viết.
a. Xác định mục đích kiểm tra:
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau những bài nào, chương nào, sau một học kỳ hoặc sau cả năm học.
b. Xác định mạch nội dung kiểm tra:
Việc xác định các mạch nội dung kiểm tra phải dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học thuộc phạm vi nội dung cần hiểu. Mạch nội dung càng chi tiết thì tính bao quát của bài kiểm tra càng cao.

c. Xây dựng ma trận của bài kiểm tra.
Việc xây dựng ma trận của bài kiểm tra được tiến hành theo các bước sau đây:
_ Lập 1 bảng ma trận 2 chiều: chiều dọc là mạch nội dung. chiều ngang là 3 cấp độ nhận thức cần kiểm tra(Hiểu, Biết,Vận dụng)
_ Xây dựng khung ma trận:
+ Quyết định tổng số điểm toàn bài.
+ Tính tổng số điểm cho từng mạch nội dung theo mức độ quan trọng của nó.
+ Quyết định số điểm cho từng cấp độ nhận thức.
Vd: khoảng 30% Biết, 37% Hiểu, 33% Vận dụng.
+ Quyết định thời gian làm bài cho phần tự luận và trắc nghiệm phù hợp với thực tiễn
d. Phân phối số câu trắc nghiệm cho các câu của ma trận để thoả mãn tổng số điểm của các ô theo hàng ngang, hàng dọc.
e. Thiết kế câu hỏi theo ma trận.
g. xây dựng đáp án và biểu điểm.
_ Trả lời đúng các câu trắc nghiệm được điểm như nhau, sai được 0 điểm.
_ Điểm cho mỗi câu tự luận tuỳ giáo viên.
_ Điểm tối đa toàn bài được quy về điểm 10, theo công thức: 10X/TSĐ( có thể có điểm lẻ, làm tròn 0.5 điểm)
_ Trong đó: X là số điểm đạt được của học sinh.
TSĐ là điểm tối đa của đề
4. Lưu ý khi tiến hành kiểm tra
Nên thay đổi thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm, thay đổi thứ tự phương án lựa chọn câu trả lời đề tạo ra những đề kiểm tra có nội dung giống nhau nhung cấu tạo khác nhau.
Không nên để học sinh làm bài vào tờ giấy in đề, mà làm bài ra một tờ giấy riêng có ghi rõ họ và tên để có thể sử dụng đề kiểm tra nhiều lần.

III. Minh hoạ đề kiểm tra 1 tiết.
Phạm vi kiểm tra: bài 1_9 vật lý 7
Mục tiêu kiểm tra:
Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tại bởi gương phẳng
Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới , gióc phản xạ, đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng
Nêu được đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Bảo Châu
Dung lượng: 20,70KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)