THIẾT KẾ CHẾ TẠO MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
Chia sẻ bởi Trần Tấn Lũy |
Ngày 16/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: THIẾT KẾ CHẾ TẠO MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA VẬT LÝ
( ( (
TIỂU LUẬN KHOA HỌC
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
ĐỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH HỌC VẬT RẮN – LỚP 10 THPT
Giảng viên hướng dẫn
: TS Nguyễn Văn Biên
Người thực hiện
:
Lớp
:
Tỉnh
:
Hà Nội, tháng 5- 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1.Mục tiêu của công trình. 4
2.Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3. Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: 5
VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM 5
ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 5
1.1. Đại cương về thí nghiệm đơn giản. 5
1.2 Tác dụng của thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. 6
1.3. Khả năng sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. 9
CHƯƠNG 2: 12
XÂY DỰNG CÁC THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ”TĨNH HỌC VẬT RẮN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK LỚP 10 12
I.Nội dung các thí nghiệm đã tiến hành 12
II. Những khả năng sử dụng các thí nghiệm đã tiến hành 15
III. Nội dung cụ thể của các thí nghiệm đã tiến hành 15
1.Xác định trọng tâm 15
2.Hợp lực của hai lực song song 20
3. Cân bằng của vật rắn có mặt chân đế 23
4. Các dạng cân bằng 29
4.1. Cân bằng bền 29
4.2.Cân bằng không bền 36
4.3.Cân bằng phiếm định 38
5. Mômen lực 39
KẾT LUẬN 54
Tài liệu tham khảo 56
MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin liên lạc, xu thế hội nhập, những thành tựu mới về tâm lý học, sinh lý học…trong những năm gần đây đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo được những con người có nhân cách, có khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành như mục tiêu của nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa VIII đã chỉ rõ, đồng thời nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu đó có rất nhiều việc phải làm như thay đổi hệ thống giáo dục, thiết kế chương trình, cung cấp các phương tiện dạy học…nhưng trước hết phải thay đổi phương pháp dạy và học trong nhà trường, phải làm sao để học sinh chủ động tiếp cận và tiếp thu kiến thức mới.
Mọi cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học trong nhà trường THPT hiện nay đều nổi lên xu hướng chung đó là: tính tích cực và cá thể hoá quá trình nhận thức của học sinh. Đối với bộ môn Vật Lý, xu hướng trên thể hiện nhiều mặt trong đó có việc tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh không chỉ trong các giờ học chính khoá mà còn ở các giờ học tự chọn, không chỉ lên lớp mà còn ở nhà. Học sinh không những được làm quen với những thiết bị hiện đại có sẵn trong phòng thí nghiệm mà còn phải được giao nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành thí nghiệm với chúng. Thông qua việc tiến hành các thí nghiệm đơn giản, học sinh có thể tự tìm ra các kiến thức mới hoặc ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Những thí nghiệm này cũng có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi mà không mấy khó khăn. Điều quan trọng hơn nữa, việc chế tạo dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm đơn giản có khả năng kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Vật lý trong các nhà trường THPT ở nước ta hiện nay hầu như là dạy chay. Số lượng các thí nghiệm mà học sinh được tiến hành trong các giờ học chính khoá còn rất khiêm tốn, những tiết tăng cường chủ yếu sử dụng vào việc chữa bài tập. Ngoài ra, học sinh cũng ít khi được giao nhiệm vụ chế tạo dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm ở nhà hay thí nghiệm ngoại khoá dưới hình thức tổ, nhóm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Tấn Lũy
Dung lượng: 978,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)