Thi văn 10 chuyên -đáp án
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Binh |
Ngày 12/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Thi văn 10 chuyên -đáp án thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2007 - 2008
Đề chính thức
Môn Chuyên: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Câu 1. (2 điểm)
Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng" trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.
Câu 2. (2 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng đến 25 dòng) về ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh hàng tre trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần biệt lập phụ chú đó).
Câu 3. (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2007 – 2008
Môn chuyên: Ngữ Văn
Câu 1: (2 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung:
Nội dung
Điểm
- Là biểu hiện của tình yêu thương, lòng thuỷ chung, sự gắn bó, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
- Đó là sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.
- Có giá trị tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
- Có giá trị nghệ thuật sâu sắc, là tình tiết thắt nút, mở nút của toàn bộ câu chuyện tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của tác phẩm.
0,5
0,5
0,5
0,5
2. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày rõ ràng, bố cục đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận).
- Không mắc lỗi chính tả, văn phong trong sáng.
Câu 2: (2 điểm).
Yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, hình thức trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, văn phong lưu loát, có cảm xúc.
Nội dung
Điểm
- Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
Nội dung:
+ Hình ảnh "hàng tre bát ngát" trong sương là hình ảnh có thực, hết sức thân thuộc của làng quê Việt nam - hàng tre bên lăng Bác.
+ Hình ảnh "hàng tre xanh xanh Việt Nam", “giông tố mưa sa đứng thẳng hàng”, "hàng tre trung hiếu" là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc Việt Nam với vẻ đẹp, sức sống bền bỉ, kiên cường, gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc Việt Nam luôn bên Bác: đoàn kết, anh dũng để thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
0,5
0,5
1,0
Câu 3: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Trình bày những suy nghĩ của bản thân về yêu cầu đặt ra trong đề bài.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục một bài văn nghị luận. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
1. Nội dung:
Tình cảnh khốn cùng của lão Hạc:
- Gia cảnh nghèo, goá vợ, không có tiền cưới vợ cho con
- Cuộc sống cơ cực, phải ăn khoai, củ chuối, sung, rau má…
- Vì nghèo nên phải tự tử để giữ lại mảnh vườn, ngôi nhà cho con.
- Lão sống không chỉ trong nghèo túng mà còn sống trong khổ đau, cô đơn, lo lắng và day dứt.
Những phẩm chất cao quý của lão Hạc…
Giàu tình thương, chu đáo, tự trọng…
Lương thiện, chất phác...
Giàu đức hi sinh…
Ý nghĩa:
- Lão Hạc tiêu biểu cho những người nông dân nghèo trong xã hội thực dân phong kiến tuy có số phận bất hạnh nhưng vẫn giữ được phẩm giá cao quý.
- Qua nhân vật lão Hạc thể hiện tư tưởng
TUYÊN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2007 - 2008
Đề chính thức
Môn Chuyên: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Câu 1. (2 điểm)
Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng" trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.
Câu 2. (2 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng đến 25 dòng) về ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh hàng tre trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần biệt lập phụ chú đó).
Câu 3. (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2007 – 2008
Môn chuyên: Ngữ Văn
Câu 1: (2 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung:
Nội dung
Điểm
- Là biểu hiện của tình yêu thương, lòng thuỷ chung, sự gắn bó, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
- Đó là sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.
- Có giá trị tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
- Có giá trị nghệ thuật sâu sắc, là tình tiết thắt nút, mở nút của toàn bộ câu chuyện tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của tác phẩm.
0,5
0,5
0,5
0,5
2. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày rõ ràng, bố cục đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận).
- Không mắc lỗi chính tả, văn phong trong sáng.
Câu 2: (2 điểm).
Yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, hình thức trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, văn phong lưu loát, có cảm xúc.
Nội dung
Điểm
- Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
Nội dung:
+ Hình ảnh "hàng tre bát ngát" trong sương là hình ảnh có thực, hết sức thân thuộc của làng quê Việt nam - hàng tre bên lăng Bác.
+ Hình ảnh "hàng tre xanh xanh Việt Nam", “giông tố mưa sa đứng thẳng hàng”, "hàng tre trung hiếu" là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc Việt Nam với vẻ đẹp, sức sống bền bỉ, kiên cường, gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc Việt Nam luôn bên Bác: đoàn kết, anh dũng để thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
0,5
0,5
1,0
Câu 3: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Trình bày những suy nghĩ của bản thân về yêu cầu đặt ra trong đề bài.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục một bài văn nghị luận. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
1. Nội dung:
Tình cảnh khốn cùng của lão Hạc:
- Gia cảnh nghèo, goá vợ, không có tiền cưới vợ cho con
- Cuộc sống cơ cực, phải ăn khoai, củ chuối, sung, rau má…
- Vì nghèo nên phải tự tử để giữ lại mảnh vườn, ngôi nhà cho con.
- Lão sống không chỉ trong nghèo túng mà còn sống trong khổ đau, cô đơn, lo lắng và day dứt.
Những phẩm chất cao quý của lão Hạc…
Giàu tình thương, chu đáo, tự trọng…
Lương thiện, chất phác...
Giàu đức hi sinh…
Ý nghĩa:
- Lão Hạc tiêu biểu cho những người nông dân nghèo trong xã hội thực dân phong kiến tuy có số phận bất hạnh nhưng vẫn giữ được phẩm giá cao quý.
- Qua nhân vật lão Hạc thể hiện tư tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Binh
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)